Phương Pháp Price Action Bobvolman – Bài 9: Phân Tích Ứng Dụng Thực Tế Trên Biểu Đồ

Trong Phần 1 trên hành trình nghiên cứu, chúng ta đã đi qua các nội dung trọng yếu của phương pháp hành vi giá trên một loạt các biểu đồ ví dụ. Cũng như các bác sĩ phẫu thuật tim mạch, chúng ta mở ra bộ khung ngực là khung thời gian 5 phút, cắt xuyên qua các mô, tách 5 lớp xương sườn và hé lộ cơ chế hoạt động của quả tim kỳ diệu. Khi đào sâu thêm, chúng ta đã học toàn bộ các nguyên tắc cơ bản để hành động và những thông điệp ẩn chứa bên trong. Tiếp tục hành trình, chúng ta có được các bài học giá trị về chiến lược và kỹ thuật, và dần dần thấy được cách áp dụng những bài học này vào một kế hoạch giao dịch khả thi. Tuy nhiên, mọi thứ được vẽ ra trên chiếc bảng lý thuyết đều có thể hợp lý, nhưng vẫn còn một câu hỏi chưa được trả lời: giao dịch với phương pháp hành vi giá hiệu quả như thế nào trong thực chiến?

Mặc dù không có quyển sách nào có thể lột tả được cảm giác thật sự của việc giao dịch thực chiến, huống chi giải thích được những khó khăn và thách thức về cảm xúc mà một nhà giao dịch phải đối mặt trên chiến trường, nhưng phần thứ hai của quyển sách này vẫn được viết ra, để ít nhất cung cấp cho bạn đọc một góc nhìn về tính liên tục của hành vi giá. DI nhiên, chúng ta không thể biết liệu hành vi giá trong sáu tháng liên tục này có đủ để loại bỏ tính lựa chọn” (nghĩa là chỉ chọn ra những biểu đồ tốt nhất làm minh họa) trong các cẩm nang về giao dịch hay không, nhưng đó chuỗi gần 400 biểu đồ ví dụ này vẫn sẽ trang bị cho bạn một kho dữ liệu khổng lồ về các chuyển động của thị trường chính là sự giới hạn của những quyển sách hướng dẫn giao dịch.

Tuy nhiên, Trước khi bắt đầu, cho phép tôi chỉ ra vài điểm cơ bản cần chú ý trong chuỗi biểu đồ này. Đầu tiên, bởi cặp tiền tệ EUR/USD được giao dịch tích cực nhất trong phiên Âu/Anh Quốc và giai đoạn giao thoa giữa phiên Anh Quốc/Mỹ (buổi sáng phiên Mỹ), bạn nên để biểu đồ của bạn cần hiển thị rõ giai đoạn kéo dài khoảng 10 giờ này. Điều này có nghĩa là, theo giờ chuẩn Trung Âu (CET), các cơ hội giao dịch sẽ được lựa chọn từ giờ mở cửa phiên Âu lúc 08:00 đến giờ đóng cửa phiên London lúc 18:00. Tuy nhiên, chúng ta vẫn sẽ kết hợp hành động giá trước phiên Á để có thể đánh giá thị trường tại giờ mở cửa phiên Âu và Anh Quốc.

Mặc dù các nghiên cứu của chúng ta đều được thực hiện trên cặp tiền tệ EUR/USD khung thời gian 5 phút, nhưng hãy nhớ rằng, chúng ta sử dụng cặp tiền này chỉ với mục đích phân tích hành vi giá; tất cả kỹ thuật trên đều có thể áp dụng được cho bất kỳ thị trường nào với bất kỳ khung thời gian nào.

Dĩ nhiên, việc nghiên cứu các cặp tiền và khung thời gian ưa thích của bạn để thấy được các đặc tính riêng biệt của chúng sẽ luôn giúp ích, và đặc biệt theo quãng thời gian mà bạn lựa chọn để giao dịch chúng. Nói về thời gian, cặp tiền EUR/USD vẫn sẽ cung cấp các cơ hội rất tốt ngoài khung giờ đã bàn đến bên trên (ví dụ giờ mở cửa phiên Ả), nhưng để tối ưu hoá giá trị của các biểu đồ ví dụ này, chúng ta sẽ chỉ nên tập trung vào giai đoạn sôi động nhất của cặp tiền.

Trên trục thời gian 24 giờ, các giờ giao dịch theo CET có thể được chia như sau: 00:00-08:00: Phiên Á.
08:00-09:00: Giờ mở cửa phiên Âu.
09:00–10:00: Giờ mở cửa phiên Anh Quốc.
12:00-14:00: Giờ giao dịch trưa phiên Âu/Anh Quốc.
15:30–18:00: Giờ giao thoa phiên Anh Quốc/Mỹ.
20:00-22:00: Cuối phiên Mỹ

Để cho mọi thứ được rõ ràng hơn thì các phiên giao dịch theo từng ngày trong chuỗi biểu đồ sẽ được chia làm ba biểu đồ (với thông tin vừa đủ để bạn thấy được sự tiếp diễn), bắt đầu tại đầu trang và kết thúc tại cuối trang.
Vậy mỗi trang mới cũng chính là một ngày giao dịch mới. Trong sáu tháng, chúng ta sẽ có tổng cộng 132 ngày giao dịch.

Vì chúng ta đã bàn luận các khái niệm về hành động giá và kỹ thuật giao dịch rất kỹ càng trong các chương trước, tôi sẽ giữ các phần giải thích biểu đồ ở mức tối thiểu dưới dạng ghi chú. Để chỉ ra các điểm vào và thoát lệnh, cũng như các mô hình quan trọng. Trong phần ghi chú, tôi sẽ sử dụng các chữ viết tắt sau: pb: phá vỡ mô hình (pattern break) pop: phá vỡ mô hình có kéo ngược (pattern break pullback) pbc: phá vỡ thiết lập kết hợp (pattern break combi) pr: sự đảo chiều của con sóng kéo ngược (pullback reversal) tf: giao dịch với tín hiệu phá vỡ giả (trade-for-failure) @: điểm vào vị thế khá táo bạo Res. exit: đóng vị thế tại vùng kháng cự (resistance exit) Rev. exit: đóng vị thế tại điểm đảo chiều (reversal exit) F: phá vỡ giả (false break) T: phá vỡ mồi (tease break) W: phần chính giữa mô hình chữ V M: phần chính giữa mô hình chữ M Ww: mô hình Ww Mm: mô hình Mm SHS: mô hình vai-đầu-vai (ngược) (head-and-shoulders) Chuỗi biểu đồ này khởi đầu từ tháng Ba đến tháng Tám năm 2012 và cơ bản là tiếp nối các ví dụ biểu đồ được sử dụng trong Phần 1, tất cả đều được lấy từ một vài tháng trước tháng Ba.

Cách đánh giá và nghiên cứu các biểu đồ này thì tuỳ thuộc vào bạn đọc những lời khuyên của tôi là đừng quá tập trung vào số lợi nhuận có thể kiếm được từ các phiên giao dịch trong quá khứ này. Bởi chúng đều đã là quá khứ. Các biểu đồ này sẽ phục vụ mục đích tốt nhất của chúng, là giúp bạn cảm nhận về áp lực chủ đạo, tích lũy động lượng, các điều kiện và kỹ thuật vào lệnh. Mặc dù các khuyến nghị giao dịch được đưa ra theo bộ lệnh chốt lời/dừng lỗ 20/10, nhưng bạn hoàn toàn có thể khám phá các thông số khác phù hợp hơn với phong cách giao dịch cá nhân hoặc cách quản lý lệnh của riêng mình.

Hơn nữa, bởi các đường ngang trên biểu đồ chỉ là các vùng số tròn 00 và 50, cho nên trong một vài trường hợp, chúng ta sẽ không rõ là một giao dịch đã chạm mục tiêu thực tế hay chưa. Hay liệu một điểm dừng lỗ có bị cán qua hay vẫn còn tồn tại trong một cú quét mạnh hay không. Dù sao cũng đừng bận tâm đến những điều này. Như đã đề cập trước đây, những vận may hay rủi xuất hiện với một giao dịch có thể ảnh hưởng kha khá lên kết quả của một phiên giao dịch, nhưng cuối cùng sẽ không có tác động quá nhiều hay thậm chí, sẽ được cân bằng nhau trong dài hạn.


GHI CHÚ: Các biểu đồ trong ngày kéo dài sáu tháng này sẽ cho bạn thấy độ biến động trung bình trên từng phiên trong một môi trường giao dịch “bình thường”, nhưng vẫn có một vài thời điểm đặc biệt. Một điều rất đỗi thông thường trong thị trường ngoại hối đó là một phiên giao dịch sẽ gần như đi ngang trước một báo cáo tin tức, để rồi giá biến động rất mạnh ngay thời điểm các con số được công bố, chỉ để đi ngang trở lại không lâu sau đó, hiếm khi chúng ta thấy một tuần trôi qua mà không có một phiên giao dịch khó lường như vậy.

Tuy nhiên, đôi khi các điều kiện này sẽ kéo dài trong nhiều tuần hay thậm chí nhiều tháng. Trong khi một vài chiến lược có thể phát huy rất tốt trong một môi trường di chuyển chậm (ví dụ giao dịch ngược xu hướng), thì các giao dịch phá vỡ thông thường sẽ không phát huy được khi độ biến động và khả năng tiếp diễn bị hạn chế. Vì vậy, đôi khi chúng ta phải điều chỉnh cách giao dịch của ta một chút. Một cách để thích ứng có thể là nhắm đến các mục tiêu ngắn hơn. Hoặc thông dụng hơn là chuyển sang một khung thời gian trong ngày thấp hơn. Trong Chương 11, chúng ta sẽ bàn sâu hơn cách áp dụng những kỹ thuật này sao cho hiệu quả nhất.

Một giải pháp tuyệt vời khác để giải quyết vấn đề khi thị trường khó | lường mà không nhất thiết phải điều chỉnh kế hoạch vào lệnh đó là giao dịch nhiều thị trường khác nhau cùng một lúc, và dĩ nhiên, bạn phải biết cách lựa chọn thị trường phù hợp. Ba hay bốn thị trường là vừa đủ.

Để thấy được lợi thế của việc giao dịch nhiều thị trường, dưới đây là một vài nguyên tắc tính toán đơn giản mà chúng ta sẽ bàn luận trong Chương 10. Khi tuân theo tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận 1:2, một giao dịch thắng sẽ tăng 2 “điểm” và một giao dịch thua sẽ mất 1 điểm; nếu một nhà giao dịch trung bình có được một lệnh thắng hoàn toàn, một lệnh thua hoàn toàn, và một lệnh thua một nửa mỗi ngày, thì anh ta sẽ có khoảng 10 điểm lợi nhuận mỗi tháng (0.5 điểm mỗi ngày nhận 20 ngày giao dịch).

Nếu bạn cảm thấy như vậy là hợp lý thì hãy đọc tiếp. Khi áp dụng chiến lược tăng khối lượng vị thế theo tuần (sẽ được giải thích kỹ hơn trong các chương tới), bất kỳ tài khoản nào cũng sẽ tăng gấp mười lần trong vòng một năm chỉ với 10 điểm lợi nhuận mỗi tháng mà chỉ cần giữ vững được sự nhất quán với trung bình 2.5 điểm mỗi tuần, và rủi ro 2% vốn trên mỗi giao dịch. Dĩ nhiên, chúng ta sẽ phải tính cách khác nếu giao dịch trên nhiều thị trường khác nhau với mục tiêu 10 điểm lợi nhuận này. Trên bốn thị trường, chúng ta chỉ cần trung bình 2.5 điểm lợi nhuận trên mỗi thị trường mỗi tháng là đã hoàn thành mục tiêu. Nếu đánh giá dưới góc nhìn này, rất khó để đánh giá thấp lợi thế của việc giao dịch ba hay bốn thị trường cùng lúc, nó sẽ giúp chúng ta vượt qua những môi trường khó chịu với ít cơ hội giao dịch hơn.

Những tính toán bên trên không nhằm mục đích khiến bạn đọc rơi vào ảo mộng của mức lợi nhuận trên từng tháng và khả năng làm giàu trong tương lai, nó chỉ nhằm mục đích nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu suất giao dịch dưới góc nhìn bức tranh toàn cảnh, hay ít nhất là theo từng tháng. Quá tập trung vào kiếm một mức lợi nhuận theo ngày hay thậm chí theo tuần chỉ có thể dẫn tới căng thẳng và lo âu, và như vậy thì không tốt chút nào cả.

[maxbutton id=”6″ ]

Trả lời

Main Menu