Phương Pháp Price Action Bobvolman – Bài 6: Đóng Vị Thế Thủ Công

Khi bàn luận về các thiết lập giao dịch – cú phá vỡ mô hình, cú phá vỡ mô hình có kéo ngược, phá vỡ thiết lập kết hợp và thiết lập đảo chiều sau con sóng kéo ngược – chúng ta chủ yếu nhìn nhận thị trường từ góc nhìn của việc vào lệnh. Nếu chúng ta sử dụng bộ lệnh dừng lỗ – chốt lời Làm cách quản lý vị thế duy nhất thì thực sự chẳng có ý nghĩa gì khi phức tạp hoá vấn để thoát lệnh bởi vì nó đã được giải quyết tự động ngay từ lúc vào lệnh rồi. Với bộ lệnh dừng lỗ-chốt lời này thì chỉ có hai kết cục của một vị thế: hoặc là mục tiêu được chạm với lợi nhu 20 pip, hoặc dừng lỗ được chạm với khoản lỗ 10 pip.

Mặc dù chưa có ai dám khẳng định rằng, cách quản lý lệnh này tốt hơn những phong cách khác, nhưng nó thực sự giải quyết được một vấn đề đã khiến nhiều nhà giao dịch hoảng loạn, ngay cả với những nhà giao dịch chuyên nghiệp: sự mất cân bằng cảm xúc khi tiếp cận với thị trường. Chắc chắn rằng, đây là một căn bệnh nghề nghiệp sớm hay muộn gì cũng sẽ xuất hiện và không có nhà giao dịch nào có thể hoàn toàn tránh được sự tàn phá nguy hiểm của căn bệnh này. Qua nhiều năm, nhiều nhà tâm lý học giỏi giang đã nghiên cứu rất nhiều để tìm ra được nguồn gốc của căn bệnh nguy hiểm này, nhưng vẫn chưa thể tìm ra cách chữa trị. Trong bối cảnh đó, chúng ta thực sự nên biết ơn người đã phát minh ra bộ lệnh dừng lỗ – chốt lời, vì họ đã giảm đi phần lớn mức độ căng thẳng mà các nhà giao dịch phải gánh chịu.

Tuân thủ nguyên tắc của bộ lệnh dừng lỗ – chốt lời một cách nghiêm ngặt chắc chắn có nhiều lợi ích, nhưng nó chưa chắc là cách xử lý hợp lý nhất trong nhiều tình huống. Ví dụ, nếu giá đâm thẳng vào một vùng kháng cự trước khi chạm chốt lời một vài pip thì sao? Và nếu như một chuỗi các thanh giá đi ngang bị phá vỡ theo hướng ngược lại so với hướng vào lệnh của chúng ta, thì chúng ta cứ giữ nguyên lệnh và hy vọng kịch bản tốt nhất sẽ xảy ra, hay sẽ khôn ngoan hơn nếu chúng ta can thiệp và đóng lệnh trước khi nhận thêm bất kỳ thiệt hại nào?

Trong chương này, chúng ta sẽ cố gắng giải quyết những vấn đề trên, nhưng cũng cần lưu ý rằng, nếu lựa chọn cách xử lý tình huống tùy ý như vậy thì sẽ không thể nào tránh khỏi những lần bối rối vì chúng ta đang tạo ra nhiều câu hỏi hơn là tìm cách để giải quyết vấn đề. Chính vì thế, nếu bất kỳ trường hợp nào có vẻ quá phi thực tế thì bạn hãy loại bỏ nó. Chỉ cần bạn áp dụng một bộ lệnh dừng lỗ – chốt lời nghiêm ngặt trên tất cả những giao dịch được lựa chọn cẩn thận thì kết quả của bạn cũng đã rất khả rôi Chúng ta hãy cùng đánh giá một vài kỹ thuật can thiệp hiệu quả cao mà tại thời điểm nào đó có thể rất hữu dụng, thậm chí trong việc giao dịch hàng ngày của bạn. Chúng là: (1) thoát một vị thế trước một báo cáo tin tức, (2) thoát một vị thế trước vùng kháng cự gần với mục tiêu, và (3) thoát một vị thế vì có dấu hiệu đảo chiều.

[maxbutton id=”6″ ]

ĐÓNG VỊ THẾ TRƯỚC BÁO CÁO TIN TỨC

Bởi phản ứng của thị trường trước một tin tức quan trọng có thể khó lường, rất nguy hiểm và thường sẽ đi ngược lại hoàn toàn so với áp lực chủ đạo trước đó (các đợt di chuyển mạnh hơn 50 pip là không hề hiếm thấy).

Khuyến nghị chung mà chúng ta thường nhận được là nên tránh giao dịch khi các tin tức như vậy được công bố. Vậy điều này có nghĩa là không giao dịch một giờ, nửa giờ hay chỉ một vài phút trước khi tin tức được công bố.
Câu trả lời ở đây là nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nó có thể phụ thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro của nhà giao dịch, bối cảnh kỹ thuật và mức độ biến động của thị trường trước khi ra tin, cũng như mức độ quan trọng của chính tin tức đó.

Thông thường, mức độ quan trọng của một báo cáo tin tức có thể nhận biết được bằng cách quan sát cách thị trường chuyển động cho đến khi tin tức được công bố. Nếu hành vi giá là đi ngang trong vài giờ trước khi ra tin, đó có thể là dấu hiệu cho thấy các Tay To đang chờ đợi để đưa ra những dự báo; trong các trường hợp như vậy, chúng ta thường sẽ thấy giá sẽ phản ứng mạnh mẽ ngay khi tin ra.

Trước khi tin tức được công bố, không hiếm thấy trường hợp giá phá vỡ khỏi một vùng tích lũy động lượng chấp nhận được, nhưng đó có thể là những cú phá vỡ rất nguy hiểm để giao dịch, do đó chúng ta nên cẩn trọng trong những trường hợp như thế này.

Nếu đã vào vị thế khi báo cáo tin tức đang đến gần, cơ bản chúng ta có 3 lựa chọn: (a) giữ nguyên vị thế và để cho thị trường quyết định, (b) giảm mức độ rủi ro với thị trường bằng cách thoát một phần vị thế, và (c) thoát toàn bộ vị thế.

Để tìm ra cách giải quyết, chúng ta hãy bỏ qua luôn phương án giảm bớt mức độ rủi ro với thị trường (vì nó quá ngẫu nhiên) và chỉ đánh giá tình huống bằng phương án giữ lệnh hoặc thoát lệnh. Đầu tiên là mức độ quan trọng của báo cáo. Bởi vì không phải tin tức nào cũng sẽ gây ra phản ứng giá mạnh mẽ nên không nhất thiết phải sợ hãi toàn bộ chúng. Các báo cáo và sự kiện cần chú ý là: bảng lương phi nông nghiệp (NFP), báo cáo nhà ở và sản xuất, việc làm và thất nghiệp, các quyết định về lãi suất, và dĩ nhiên là những sự kiện không liên quan đến con số như các bài phát biểu của các thành viên thuộc Ngân hàng Trung ương hoặc tương tự. Thời điểm chính xác của các báo cáo này thường được lên lịch trước khá lâu và có thể được tìm thấy trên bất kỳ trang Lịch Kinh tế nào trên mạng. Chúng ta cũng có thể biết mức độ quan trọng (tác động tiềm năng của chúng được đánh giá trên các trang này. Bạn cũng có thể kiểm tra và đối chiếu giữa các trang khác nhau để chắc chắn hơn.

Dễ hiểu rằng, không phải thị trường nào cũng bị ảnh hưởng giống nhau bởi một tin tức bất kỳ được công bố. Bởi vì phần lớn các báo cáo đều diễn ra hàng tháng, đánh giá trước mức độ ảnh hưởng của chúng sẽ đem lại rất nhiều giá trị. Mặc dù chúng ta không thể tránh được hoàn toàn những lần biến động khó lường, một cách khá tốt để đánh giá mức độ nhạy cảm của một thị trường là tua lại hành vi giá trong một năm trước đó, đánh dấu lại tất cả các lần biến động đột ngột một cách bất thường – có lẽ không nhiều hơn hai hay ba lần một tuần theo mốc thời gian của bạn – và so sánh chúng với bảng lịch tin tức kinh tế của năm đó (hãy lưu ý đến giờ mùa hè). Nếu một báo cáo hầu như không có ảnh hưởng lên thị trường bạn đang giao dịch thì chẳng có lý do gì phải lo lắng khi đang nắm giữ vị thế hay chuẩn bị vào vị thế.

Đối với cặp EUR/USD và phần lớn các cặp tiền có chứa đồng USD, tác động lớn nhất lên giá có thể thấy là vào lúc 14:30 giờ CET – một giờ trước khi thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa – và mức độ ảnh hưởng thấp hơn một chút là vào lúc 16:00. Các báo cáo của Liên minh châu Âu thường sẽ được công bố lúc 08:00 và 11:00. Nhưng bạn nên lưu ý rằng, không cần phải lo lắng với tất cả các tin tức này, nếu không thì bạn cũng chẳng thể giao dịch được.

Không khó để né tránh tin tức khi vẫn còn đang đứng ngoài thị trường, nhưng nếu đã có vị thế trong thị trường thì chúng ta nên làm gì? Thoát lệnh bất kể chuyện gì hay chờ xem tình trạng của vị thế trước khi quyết định? Hãy thử bàn sâu hơn một chút bằng cách giả thiết chúng ta có hai vị thế mở khác nhau: trước khi tin ra, chúng ta có một lệnh đang có 15 pip lợi nhuận mở và lệnh kia là 5 pip thua lỗ. Giả sử, một chuyển động giá rất mạnh do tin tức có thể đưa giá vượt qua được mục tiêu chốt lời hoặc mức dừng lỗ dựa theo bộ lệnh dừng lỗ – chốt lời truyền thống (20/10), chúng ta có thể nhanh chóng nhận ra rằng, câu chuyện cho mỗi giả thiết là không hề giống nhau.

Lệnh đang có lợi nhuận có thể kiếm thêm được 5 pip nếu giá đi thuận, nhưng lại có thể đánh mất 25 pip nếu giá đi ngược (tính từ vị trí đang có lời hiện tại). Với giao dịch đang thua lỗ thì tình huống sẽ ngược lại. Giao dịch có thể mất thêm nhiều nhất 5 pip nếu giá đi ngược, trong khi đó, nó có thể kiếm thêm 25 pip nếu giá đi thuận.

Bên trên chỉ là một ví dụ đơn giản để chúng ta chiêm nghiệm. Nếu điều chỉnh các con số một chút thì không khó để thấy điểm hạn chế về mặt lý thuyết khi quyết định giữa thoát hay giữ vị thế, giả sử, cũng chính tại vị trí mà tại đó, chúng ta đang có mức lợi nhuận 5 pip, khi đó kịch bản sẽ như sau: hoặc là kiếm thêm 15 pip nếu giá đi thuận, hoặc mất 15 pip nếu giá đi ngược.

Thật không may, lý thuyết này sẽ thất bại một cách nặng nề tế. Lý do chính là chúng ta không thể tin tưởng vào thị trường cũng như nến trong thực | tảng giao dịch, liệu nó sẽ thực hiện đúng yêu cầu dừng lỗ của chúng ta nếu giá đột ngột di chuyển ngược. Hãy nhớ rằng, lệnh dừng của bộ lệnh dừng lỗ – chốt lời là một lệnh thị trường, có nghĩa là nó sẽ được kích hoạt ngay khi giá chạm vào mức giá đó, nhưng nền tảng giao dịch không nhất thiết phải khớp lệnh tại đúng mức giá được yêu cầu. Đây chính là hiện tượng trượt giá.

Trong các điều kiện thị trường tương đối bình thường, trượt giá xảy ra trên lệnh dừng lỗ hiếm khi vượt qua một vài pipette (1/10 của một pip). Nhưng trong các đợt trượt giá do tin tức thì mức trượt có thể rất lớn. Dĩ nhiên là mức độ thiệt hại sẽ phụ thuộc phần nào vào đợt di chuyển của thị trường và mức độ thanh khoản bên trong nó, nhưng tốc độ mà nền tảng giao dịch có thể khớp được lệnh cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả.

Một yếu tố đáng quan tâm nữa là khoảng cách chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra (người dịch: bid/ask spread) có thể tăng trong khi tin ra, càng làm giảm khả năng thoát khỏi thị trường một cách lành lặn của nhà giao dịch. Trượt giá hơn 10 pip (so với mức giá dừng lỗ) dĩ nhiên không hề hiếm gặp. Để đo lường khả năng trượt giá gây ảnh hưởng nặng nề thì bạn có thể áp dụng quy tắc này: nếu bạn thường xuyên thấy nền tảng giao dịch của bạn bị giật hay chậm chạp trong khi thị trường bình thường thì chắc chắn bạn sẽ gặp rắc rối khi thị trường có một sự kiện bất ngờ hay tin tức quan trọng. Và thiệt hại thậm chí còn nặng nề hơn khi chênh lệch giá mua vào/bán ra tăng lên.

May mắn là sau nhiều năm, tình hình đã được cải thiện rất nhiều và,hiện nay nhiều nhà môi giới có thể xử lý các đợt dịch chuyển mạnh của thị trường mà không khiến khách hàng của họ phải chịu trượt giá quá nhiều, nhưng ta không thể đảm bảo tuyệt đối an toàn ngay cả trên các nền tảng giao dịch tốt nhất.

Trên thực tế, thay vì sợ hãi các tin tức, nhiều nhà giao dịch đã xây dựng nên các chiến lược được thiết kế dành riêng để khai thác lợi nhuận từ những đợt dịch chuyển mạnh của thị trường, nhưng ít ai thống kê được tỷ lệ thành Công của họ. Lời khuyên dứt khoát của tôi sẽ là tránh xa tin tức thay vì cố gắng giao dịch với nó, và thoát khỏi thị trường thay vì ở lại. Nhưng vì chúng ta đang có kha khá các biến số ảnh hưởng, tất cả các tình huống liên quan đến báo cáo tin tức bản thân chúng đều không dễ để đánh giá.

Một lời cảnh báo cuối cùng: Vào cuối phiên Mỹ (vào giờ đóng cửa của thị trường chứng khoán Mỹ, giá thường đi ngang dưới trạng thái im ắng cho đến khi thị trường châu Á mở cửa vài giờ sau đó nên việc nắm giữ một vị thế là không cần thiết. Tất nhiên, việc đóng hay giữ sẽ tuỳ thuộc vào mỗi người. Áp dụng tương tự đối với bất kỳ giao dịch nào vẫn còn nằm im ắng không di chuyển trong nhiều thanh giá (giống như trong giờ giao dịch buổi trưa). Nhưng tuyệt đối bạn không được giữ một vị thế giao dịch khi thị trường đóng cửa vào cuối tuần. Làm vậy có thể giúp bạn tránh khỏi một phiên giao dịch thứ Hai đầy biến động vào tuần mới.

[maxbutton id=”6″ ]

THOÁT VỊ THẾ TẠI VÙNG KHÁNG CỰ

Bởi mức chốt lời 20 pip về cơ bản là một mục tiêu không mang tính kỹ thuật, không khó để tưởng tượng ra tình huống một vị thế mở chạm vào vào một vùng kháng cự mạnh trước khi đạt được mục tiêu hoàn toàn. Nếu vậy, thay vì tuân thủ theo bộ lệnh dừng lỗ – chốt lời một cách cứng nhắc với rủi ro đảo chiều, một phương án tốt mà bạn có thể lựa chọn là thoát vị thế ngay tại mức giá có vùng kháng cự. Đây trông có vẻ là một cách giải quyết hay, nhưng nó lại gặp một vấn đề: nếu chúng ta cho phép bản thân can thiệp lệnh thủ công, nó có thể dẫn tới các quyết định thiếu đúng đắn và cảm tính, khiến cho nhiều vị thế được đóng do sợ hãi, cuối cùng lại gây nên hại nhiều hơn lợi. Do đó, khi áp dụng các kỹ thuật quản lý lệnh tuỳ biến như là một phần của kế hoạch, một việc rất quan trọng là phải học cách khống chế bản năng khi nỗi sợ trỗi dậy và chỉ thoát vị thế dựa trên nguyên tắc kỹ thuật.

Một cách rất hay để tránh khả năng đóng một vị thế không theo ý muốn đó là luôn luôn xác định mức giá kháng cự để thoát lệnh trước khi vào vị thế. Nói cách khác, một mục tiêu giá ngắn hơn phải là một phần của kế hoạch ngay từ ban đầu và không được xuất phát từ một ham muốn thoát lệnh đột ngột.

Nếu đã vào lệnh với mức chốt lời tiêu chuẩn trong đầu, dĩ nhiên, tại một thời điểm nào đó, vị thế sẽ chạm phải một bức tường kháng cự mà chúng ta không thể nhận ra tại thời điểm vào lệnh; và khi một vùng tích lũy đi ngang bị phá vỡ theo hướng ngược lại thì chúng ta cũng sẽ cần can thiệp, nhưng nó lại là một tình huống khác. Chúng ta sẽ bàn tới nó trong phần tiếp theo về cách thoát vị thế khi giá đảo chiều, Trước khi đi vào các thông số kỹ thuật chi tiết của cách thoát lệnh tại vùng kháng cự, chúng ta hãy cùng xác định một ngưỡng hợp lý mà tại đó kỹ thuật này có thể áp dụng được.

Sẽ là rất hợp lý khi chúng ta lựa chọn một mức mục tiêu tối thiểu để cho giao dịch được xứng đáng với công sức và thời gian mà mình đã bỏ ra. Giả sử, mức mục tiêu 20 pip là tiêu chuẩn thì chúng ta thử chọn mức 14 pip làm “ngưỡng hợp lý” xem sao. Dĩ nhiên, bất kỳ nhà giao dịch nào cũng có thể giảm ngưỡng này tuỳ theo ý thích của anh ta, nhưng tôi khuyên không nên giảm xuống quá 10 pip để giữ được ít nhất một tỷ lệ rủi ro/phần thưởng chấp nhận được là 1:1 (khi giao dịch với mức dừng lỗ 10 pip).

Do đó từ bây giờ, nếu vùng kháng cự chúng ta nhìn thấy nằm cách một khoảng chỉ tạo ra mức lợi nhuận thấp hơn 14 pip thì chúng ta sẽ chỉ đơn giản là bỏ qua giao dịch đó.

Bằng bất cứ giá nào thì bạn cũng phải tránh tạo ra thói quen tự ý giảm mục tiêu chốt lời của bộ lệnh dừng lỗ – chốt lời. Một khi bạn đã làm việc này thì khả năng là việc thoát vị thế sớm thường xuyên sẽ trở thành một tiêu chuẩn mới khiến cho lợi nhuận tiềm năng của rất nhiều giao dịch bị – giảm đi.

Mặc dù vẫn có những thách thức về mặt tâm lý, nhưng việc đánh giá tính hợp lệ của một giao dịch cần được thoát tại vùng kháng cự lại khá rõ ràng và chi tiết. Trước khi vào vị thế, các mức giá điển hình cần xem xét là đường biên của vùng giá được xác định rõ ràng, một vùng số tròn khó nhằn, một mô hình hai đỉnh hoặc hai đáy, một phần kéo dài của đường xu hướng, một lần chạm lại kỹ thuật, hay thậm chí một đỉnh trước hoặc đáy cũ nằm bên trái biểu đồ.
Trước khi thoát vị thế quá sớm thì chúng ta rất cần phải đánh giá bản chất của thị trường lúc đó: liệu nó đang đi ngang hay đang có xu hướng.

Một khuyến nghị tốt là không nên áp dụng kỹ thuật này trong một thị trường đang có xu hướng mạnh, dựa trên lập luận rằng một xu hướng mạnh sẽ nhanh chóng vượt qua được kháng cự thay vì bị ngăn cản bởi nó. Ngược lại, rất hợp lý nếu chúng ta cẩn trọng hơn trong một thị trường đi ngang, đặc biệt gần các vùng đỉnh và đáy. Tại đây không chỉ có nhiều nhà giao dịch đối lập hơn, mà Phe Bò còn có khả năng thoát lệnh tại đỉnh của một vùng phạm vi giá, hoặc Phe Gấu sẽ thoát lệnh tại vùng đáy. Và các làn sóng thoát lệnh này cũng sẽ ảnh hưởng đến vị thế đang mở của bạn.

Trên thực tế, lằn ranh giữa một vị thế được thoát tại vùng kháng cự hợp lệ và một vị thế thoát do sợ hãi có thể dễ dàng bị xoá bỏ trong một môi trường giao dịch thực tế với ngập tràn những suy nghĩ về cái tôi và cảm xúc luôn sẵn sàng che mờ đi tư duy và suy nghĩ của nhà giao dịch. Sau tất cả, cách duy nhất để biết được liệu kỹ thuật này có đem lại lợi ích gì cho bạn không không phải bằng cách vẽ ra lý thuyết trên giấy, mà đơn giản bằng việc so sánh kết quả giao dịch thực tế của bạn với kết quả giả định nếu như bạn thực hiện kỹ thuật này.
Bên dưới là một vài ví dụ cho bạn thấy khi nào chúng ta có thể áp dụng kỹ thuật thoát vị thế tại vùng kháng cự dưới góc nhìn kỹ thuật.

Hình 6.1 Một lợi ích tuyệt vời của việc nắm kỹ thuật thoát vị thế tại vùng kháng cự trong bộ công cụ phân tích là vì nó giúp chúng ta tham gia vào các giao dịch không đạt đủ mục tiêu lợi nhuận 20 pip. Đó chưa bao giờ là một lý do để vào lệnh bừa bãi khắp mọi nơi, tuy nhiên, chúng ta có thể tăng thêm một chút “mạnh mẽ” vào trong kế hoạch. Một vài các giao dịch đã nêu phía bên trên có thể khiến bạn đọc bất ngờ vì độ biến hoá của nó nhưng chúng hoàn toàn có thể được thực hiện nếu chúng ta không quá tham lam chốt lời với mục tiêu xa. Tạm thời thì bạn có thể không quan tâm đến các vị thế quá hấp dẫn, nhưng hãy cố gắng hiểu được nguyên lý đằng sau những lần cần phải thoát vị thế tại vùng kháng cự.

Theo ngôn ngữ kỹ thuật đúng chuẩn thì chỉ có hai mức giá mà chúng ta có thể áp dụng kỹ thuật thoát lệnh tại vùng kháng cự: trong một giao dịch mua, vị thế có thể được thoát tại đây của một vùng đỉnh trước đó (hoặc đáy của một đoạn giằng co), hoặc tại đỉnh của một định trước đó – bất kể là mức nào xuất hiện trước hay được ưu tiên hơn trong bối cảnh thị trường lúc đó.

Áp dụng ngược lại đối với giao dịch bản. Nhưng chúng ta cũng phải cẩn trọng, không được áp dụng phương án thoát vị thế tại vùng kháng cự một cách bừa bãi. Thậm chí, trong một thị trường đi ngang, ưu tiên hàng đầu của chúng ta phải là kiểm tra xem mục tiêu của chúng ta có thể đạt được hoàn toàn hay không.

Tại giao dịch đầu tiên phía trên thanh 2, thanh giá phá vỡ lại hướng vào bức tường kháng cự của cục nam châm vùng 50 (3). Mặc dù bị thiếu mất một chút thông tin bên tay trái biểu đồ, nhưng có vẻ chúng ta không cần thiết phải sử dụng phương án thoát vị thế tại vùng kháng cự ở đây. Tất cả những gì có thể cản con đường tăng của giá là đỉnh trước đó tại 1 và vùng số tròn cách một vài pip phía trên. Trong một biểu đồ di chuyển chậm, đôi khi việc chốt lợi nhuận trước các vùng kháng cự không quá mạnh như vậy là một lựa chọn tốt. Nhưng thông thường, chúng ta không nhất thiết phải can thiệp khi vẫn còn áp lực chủ đạo, các điều kiện và khối lượng giao dịch đang thuận lợi (lúc này đang là giờ mở cửa phiên Âu).


GHI CHÚ: Lựa chọn nắm giữ vị thế ban đầu đã cho thấy sự đúng đắn và cuối cùng, giá cũng đã tiếp tục tăng như kỳ vọng, mặc dù cũng chỉ là một kết cục nhưng nó đã cho một ví dụ rõ ràng về lý do tại sao việc thoát vị thế hoà vốn tại con sóng kéo ngược đầu tiên là một hành động cực kỳ ngu ngốc, nói một cách công bằng là vậy (đáy 4 chạm lại một bộ tam yếu tố hợp lưu và là ứng viên cực kỳ tiềm năng cho một cú bật). Tại sao các nhà giao dịch lại thích tự thoả mãn bản thân bằng một việc làm nguy hiểm như vậy? Có thể do cái tôi của họ đang khiến họ làm như vậy. Bởi vì những cái tôi không suy nghĩ theo xác suất mà chúng có mục đích riêng của chúng: bảo vệ tâm trí con người khỏi nỗi đau và tủi nhục của việc thấy một giao dịch đang có lợi nhuận trở nên thua lỗ. Vậy nên họ bấm nút thoát lệnh.

Trước khi đặt chân vào thị trường, có lẽ những nhà giao dịch này nên hiểu điều này: bỏ lỡ 20 pip lợi nhuận bằng cách thoát một vị thế vẫn còn hợp lệ tại điểm hoà vốn về cơ bản chẳng khác gì bị thoát vị thế với hai lần dừng lỗ 70 10 pip. Dĩ nhiên là cái tôi của con người cũng không chấp nhận việc bị dừng lỗ luôn. Điểm quan trọng ở đây là: khi sử dụng các kỹ thuật can thiệp vào vị thế chúng ta hãy thoát lệnh khi thị trường đang có sức mạnh thay vì khi nó đang suy yếu. Từ đó, chúng ta mới có các kỹ thuật thoát lệnh tại vùng kháng cự.


Giao dịch mua thứ hai trong phiên giao dịch này có thể được thực hiện sau khi giá phá vỡ khỏi một thiết lập kết hợp gồm ba thanh (6-7), đây là một biến thể có dạng “vùng phạm vi giá” của một cú đảo chiều sau con sóng kéo ngược. Trong giao dịch này, vùng kháng cự đầu tiên có thể thấy được đó là mức trần của mái vòm – tại đáy của thanh 5. Nếu chúng ta vẫn chưa đạt được toàn bộ mục tiêu chốt lời thì việc đóng vị thế tại thanh 8 cũng là một lựa chọn hợp lý (như vậy sẽ tránh được lực hút của cục nam châm tại vùng số tròn 50).

Giao dịch với tín hiệu đảo chiều của con sóng kéo ngược phía trên thanh 9 (đây là một giao dịch khá táo bạo khi nằm phía bên trái là một mô hình hai đỉnh 5-8) là một ví dụ điển hình cho kỹ thuật can thiệp vị thế mà chúng ta đang bàn luận. Phe Bò có thể đã chiếm ưu thế hơn một chút tại phiên này, tuy nhiên thị trường vẫn chưa hề có xu hướng mạnh (hãy để ý rằng đường EMA 25 khá phẳng), và điều đó luôn là một lý do hợp lý để kỳ vọng giá sẽ gặp kháng cự mạnh quanh vùng đỉnh cũ.

Bàn về vị trí thoát lệnh, cú chạm lại trần tại đáy của thanh 5 đã không còn là một lựa chọn “xài được” nữa, bởi cú chạm của thanh 8 tại mức đó đã hoàn thành nhiệm vụ của nó rồi. Như vậy, về cơ bản là chỉ còn lại đỉnh của thanh 8 hoặc định thanh 5 để làm vị trí thoát lệnh. Bởi vì đỉnh thanh 8 vẫn chưa đem lại đủ mục tiêu lợi nhuận ít nhất 14 pip, nên đường nét đứt là mức giá có thể nhắm đến (thoát vị thế tại thanh 10).

Giao dịch bán không dưới thanh 11 (bán khống với cú phá vỡ thiết lập kết hợp) là một ví dụ khác của việc thoát vị thế tại vùng kháng cự. Thị trường chỉ vừa mới thoát khỏi áp lực tăng giá trước đó nên hoàn toàn hợp lý khi chúng ta đặt một dấu chấm hỏi rằng liệu tín hiệu bán khống này có đủ mạnh để nhắm đến mục tiêu 20 pip hay không. Bởi đáy thanh 9 năm quá gần so với điểm vào lệnh, nên cú chạm lại trận tại đỉnh thanh 7 là mức giá đầu tiên thỏa mãn các điều kiện của một mục tiêu được rút ngắn thoát vị thế tại thanh 12 ở đường nét đứt với mức lợi nhuận có thể thấp hơn 14 pip một chút).

Không lâu sau đó, thanh 13 thiết lập nên một giao dịch bán không phải vỡ mô hình có kéo ngược tại một vùng giá có chứa bộ tam các yếu tố giảm giá. Thanh giá này rõ ràng đang thách thức lại ý định tạo nên một đáy cao hơn tại 12, nhưng xu hướng thị trường về tổng thể vẫn không mang nhiều yếu tố giảm. Nếu chúng ta quyết định vào một lệnh bán không tại đây thì tốt nhất nên chuẩn bị sẵn một mức thoát lệnh tại vùng cản.

Khi bạn đã mở vị thế bán sau cú phá vỡ xuống dưới thanh 13, chẳng ích gì khi lựa chọn đáy thanh 12 là một điểm chốt lời tiềm năng, nếu đó là một vùng kháng cự đáng lo ngại và chỉ đem lại mức lợi nhuận 10 pip thì chúng ta đã chẳng nên chấp nhận rủi ro mất vốn trên giao dịch này từ đầu rồi. Cho nên vùng giá đầu tiên có thể lựa chọn để làm một điểm chốt lời hợp lệ là đáy trước đó tại thanh 6 (thoát vị thế tại thanh 14). Nếu chúng ta tính đến tính chất giảm giá nặng nề của thanh 14 thì đáy của thanh 2 có thể là một mục tiêu hợp lý để nhắm đến (đáy của vùng phạm vi giá).

Hình 6.2 Trước khi bàn đến việc thoát vị thế mua phía trên thanh 9, trước hết hãy cùng phân tích hành vi giá cho đến lúc đó. Rõ ràng là thị trường này đang trong trạng thái đi ngang. Nếu vẽ một chiếc hộp để bao bọc nó thì đường biên trên có thể đi ngang qua đỉnh thanh 1 (bỏ Đỉnh giả tại 3), và đường biên dưới đi qua đáy thanh 2. Hãy để ý thật kỹ cú phá vỡ lên thất bại phía trên thanh 5. Đây không chỉ là một lần cố gắng tiếp diễn xu hướng tại vùng đỉnh của một vùng phạm vi giá, mà tiến trình 3-5 còn là một lá cờ nhỏ đến mức tệ hại nếu so với phần cán cờ mà nó được treo lên (2-3), và giao dịch này chịu rủi ro rất lớn đến từ cục nam châm ngược mang tên vùng số tròn. Thật sự đây là một cú phá vỡ tệ.

Một điểm thú vị khác trên biểu đồ là vùng tích lũy động lượng 6-9 nằm chính giữa vùng phạm vi giá. Phe Bò một lần nữa đã cố gắng đẩy giá lên từ vùng đáy, nhưng lần này họ gặp nhiều kháng cự hơn. Các dạng tiến trình giá giằng co như thế này luôn luôn cần được chú ý. Thực tế là bên trong chúng đã chứa đựng một nguyên tắc cốt lõi của thủ thuật vào lệnh của chúng ta: phải thấy một sự tích lũy đủ tốt – khi cả hai phe đều đang tấn công và phòng thủ cùng một lúc – trước khi vào vị thế.

Một biến thể thú vị của mô hình lá cờ là mô hình tam giác tăng hoặc tạm giác giảm. Trong tam giác tăng, mô hình bao gồm một đường kháng cự ngang đi qua các đỉnh với các đáy cao dần bên dưới. Tiến trình 7-8-9, được treo trên phần cán cờ 6-7 là một ví dụ.

Với việc giá bị mắc kẹt bên dưới đường kháng cự ngang và liên tục bị đẩy lên theo đường hỗ trợ dốc lên thì áp lực chỉ có thể tăng lên. Điều này ngầm định rằng, mô hình tam giác tăng có khả năng phá vỡ lên phía trên, cũng giống như mô hình lá cờ tăng thông thường. Nếu chúng ta nhắm đến việc mua vào theo tư duy giao dịch này, nhiệm vụ đầu tiên là xác định một thanh tín hiệu hợp lệ để vào lệnh (9).

Khi giao dịch phá vỡ, tốt nhất là chúng ta nên chờ đợi một thanh tín hiệu đóng cửa một cách mạnh mẽ tại một đường biên giới hạn của mô hình, hoặc có thể xuyên qua đường biển một chút, nhưng nó không nhất thiết là yếu tố bắt buộc của một thiết lập vào lệnh hợp lệ: đôi khi chúng ta có thể hành động tại cú phá vỡ khỏi một thanh giá trước khi đường biên của mô hình bị phá vỡ. Với các trường hợp đó, chúng ta nên đánh giá liệu bối cảnh thị trường có đủ chín muồi cho một cú phá vỡ hay không, có nghĩa là các vùng tích lũy động lượng có thực sự chất lượng hay không. Dĩ nhiên là các nhà giao dịch cẩn trọng có thể bỏ qua cơ hội này, và nếu họ bỏ lỡ cú phá vỡ đầu tiên, thì hoàn toàn có cơ hội vào lệnh lần hai tại một vị trí khác (vào lệnh mua theo thiết lập phá vỡ mô hình có kéo ngược phía trên thanh 10).


GHI CHÚ: Có một kỹ thuật có thể thay thế cách vào lệnh này, nhưng tốt nhất nên được áp dụng một cách cẩn trọng, đó là chúng ta không giao dịch ngay tại củ phá vỡ thanh 9 mà mua tại củ phá vỡ khỏi đường biên mô hình, cách một vài pip lên phía trên. Một cách để xem kỹ thuật này có thực hiện được hay không đó là kiểm tra xem khoảng cách dùng lỗ tiêu chuẩn có thể giúp cho vị thế mua này sống sót sau một lần chạm lại nhanh đường EMA 25 của gió hay không. Nếu không thì có thể điều chỉnh khoảng cách dùng lỗ lại một chút.


Giờ chúng ta hãy cùng đánh giá các phương án thoát vị thế ở các giao dịch mua phía trên thanh 9 và thanh 10. Yếu tố kháng cự đầu tiên cần xem xét là một cú chạm lại trần tại đây thanh 4, cách khoảng 13 pip so với điểm phá vỡ tại thanh 9. Tuy nhiên, nếu tính từ cú phá vỡ khỏi thanh 10 thì mức này lại quá gần để đạt được mức mục tiêu chốt lời tối thiểu; cho nên lúc này, đỉnh thanh 3 lại trở thành ứng cử viên đầu tiên để thoát vị thế. (Một thủ thuật khác có thể thực hiện ở đây, hợp lý nhưng không phải không có rủi ro, đó là áp dụng cách thoát vị thế tại kháng cự cách một chút phía trên thanh 3 với kỳ vọng giá sẽ đảo chiều sau khi tạo ra một Đỉnh giả).

Như đã nói, ngay cả trong một thị trường đi ngang thì không phải lúc nào cũng cần thoát vị thế tại vùng kháng cự. Khi vùng tích lũy động lượng trước thời điểm vào lệnh thuộc dạng chất lượng cao, giá rất có thể vượt qua và phá vỡ được bất kỳ kháng trở nào ngáng đường nó. Vùng tích lũy động lượng bên trong mô hình tam giác tăng phía trên thực sự khá là dày, vậy nên chúng ta có thể quyết định để cho bộ lệnh dừng lỗ – chốt lời xử lý giao dịch phía trên thanh 9. Tuy nhiên, nếu điểm mua là cao hơn một chút (phía trên thanh 10), khả năng giá chạm mục tiêu sẽ là thấp hơn bởi vì đỉnh thanh 3 giờ đây cần phải được vượt qua thì giá mới có thể chạm đến mục tiêu.

Với khá nhiều phương án để lựa chọn, cái này có thể tốt hơn cái kia, làm sao để chúng ta có thể quyết định được đâu là hành động hợp lý nhất? Rất tiếc là không hề có câu trả lời đơn giản cho câu hỏi này, nhưng khi cảm thấy nghi ngờ, bạn có thể chọn phương án mà bạn ưa thích và cảm thấy phù hợp nhất. Nó có thể không phải là phương án tốt nhất về mặt thống kê đối với bối cảnh của thị trường trước mắt, nhưng ít nhất lựa chọn của bạn cũng sẽ CÓ ý nghĩa, và đó là tất cả những gì cần thiết để có lợi thế trong lĩnh vực này.

Bây giờ chúng ta sẽ thử đánh giá lệnh bán khống dưới đáy thiết lập kết hợp 13 xem sao. Trước đó một chút, áp lực chủ đạo tăng giá đã bị tấn công rất mạnh mẽ bởi đợt giảm 11-12, nhưng vẫn còn rất nhiều kháng cự mà Phe Gấu cần phải dọn dẹp (các vùng hỗ trợ trên biểu đồ) như mô hình tam giác trước đó (7-8-9); đó thực sự là một khối hành vi giá dày và khó để xuyên thủng, và có lẽ là lý do giải thích tại sao tiến trình 12-13 được hình thành như vậy. Nếu vẽ một vài đường xu hướng ở đây, chúng ta có thể phát hiện một mô hình lá cờ giảm được treo trên cán cờ 11-12, và nằm dưới phần kéo dài của đường xu hướng trước đó đã bị phá vỡ (kéo dài từ đáy thanh 6).

Phe Bò và Phe Gấu đã có một trận đấu khá quyết liệt bên trong lá cờ này, nhưng bộ tam các yếu tố bao gồm đường trung bình, vùng số tròn và phần kéo dài của đường xu hướng lại quá mạnh để có thể xuyên thủng. Đây là một thông tin quan trọng, bởi vì không thể thoát khỏi một bối cảnh giảm giá, nên một phần lớn Phe Bò đã bị mất tinh thần và có khả năng đầu hàng sau đó. Tuân thủ theo nguyên tắc vào vị thế, chúng ta sẽ có hai cách để giao dịch cú phá vỡ khỏi lá cờ này: bán khống dưới đáy thiết lập kết hợp 13, hoặc có thể bán khi giá phá vỡ xuống dưới đáy thanh nến liền trước, tại cú phá vỡ khỏi thanh sức mạnh trong thiết lập kết hợp.


GHI CHÚ: Một điều quan trọng bạn cần phải nhận ra, đó là không có ví dụ nào trong quyển sách này sẽ xuất hiện thêm một lần nữa. Thậm chí, nếu như nhờ vào một phép lạ kỳ quặc nào đó mà hành vi giá hiện tại sao chép một cách chính xác các đặc điểm của bối cảnh thị trường trước đó, thì vẫn sẽ có nhiều nhà giao dịch khác và động lực khác đằng sau nó. Ý của tôi là, tất cả các tình huống giao dịch đều hoàn toàn độc nhất và việc tốt nhất mà chúng ta có thể làm là bắt chước ở một chừng mực nào đó. Nói cách khác, tốt cả những gì chúng ta có thể làm là hình thành một ý tưởng hợp lý về câu trả lời khả thi nhất của thị trường. Khi nói đến việc can thiệp thủ công vào thị trường thì chúng ta chỉ có hai phương án hành động hoặc phản ứng. Kỹ thuật thoát lệnh tại vùng kháng cự rõ ràng thuộc vào nhóm phương án đầu tiên. Bằng việc chốt lợi nhuận tại một mức định trước được coi là một vùng kháng cự, chúng ta đã cố tình hành động mà không đợi phản ứng của thị trường.

Một ví dụ tốt cho kỹ thuật này là thoát vị thế bán không tại đường nét đứt thanh 14. Nếu chúng ta tìm lý do để biện hộ cho việc thoát vị thế tại đây: chúng ta có thể khởi đầu bằng cách khẳng định rằng, thị trường đã quay trở lại đáy của vùng phạm vi giả này, và đây vốn là một vùng nguy hiểm đối với bất kỳ lệnh bán không nào. Hơn nữa, quan sát cho chúng ta thấy rằng, khi một mô hình hai đáy đã hình thành trước đó (2-6), giá có xu hướng hình thành một đáy cao hơn thay vì tạo ra một đáy thứ ba ngang bằng với hai đáy trước. Với tư duy này, sẽ là hợp lý khi chúng ta thoát vị thế tại củ chạm lại trần (đường ngang nét đứt) thay vì tại đáy thanh 6. Nhìn kỹ hơn, đáy thanh 14 không chỉ là “trần” của mái vòm ngược 3-6-7, mà nó cũng hợp thành một mô hình hai đáy với đáy thanh 8, càng tăng thêm tiềm năng cho một cú bật tại khu vực này.


Kỹ thuật thoát vị thế phổ biến thứ hai là thoát lệnh không phải theo kiểu chủ động mà là theo kiểu phản ứng. Thay vì nhắm đến việc thoát lệnh trước khi thị trường có cơ hội đảo chiều ngược lại, kỹ thuật này chờ đợi phản ứng của thị trường trước rồi mới quyết định hành động sau, dựa theo bối cảnh đang tiến triển. Lấy ví dụ: phe đang nắm vị thế bạn có thể thoát lệnh phía trên thanh 16, tức đã phản ứng với khả năng tiếp diễn của xu hướng tăng sau cú phá vỡ xuống dưới đường nét đứt tại 15 bị thất bại. Chúng ta có thể coi đây là kỹ thuật thoát vị thế tại điểm đảo chiều. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ bàn luận về kỹ thuật này chi tiết hơn.

[maxbutton id=”6″ ]

THOÁT VỊ THẾ TẠI ĐIỂM ĐẢO CHIỀU

Trước khi nhập cuộc, hãy cho phép tôi khởi đầu bằng một lời cảnh báo.
Bởi kỹ thuật thoát vị thế tại điểm đảo chiều là dựa trên những đánh giá được hình thành khi đã vào vị thế, nên sẽ luôn có rủi ro nhất định về thiên kiến trong khi áp dụng nó. Không một nhà giao dịch nào cảm thấy thoải mái khi thấy một giao dịch có lợi nhuận trở nên tệ đi, và ham muốn bảo vệ bất kỳ khoản lợi nhuận nào còn lại có thể vô cùng mạnh mẽ. Và chúng ta hãy cẩn trọng. Nếu việc áp dụng sai kỹ thuật thoát vị thế tại vùng kháng cự vẫn có thể đem lại một khoản lợi nhuận khá, thì việc áp dụng sai cách thoát vị thế tại điểm đảo chiều có thể khiến bạn tiếc nuối ghê gớm, bạn có thể sẽ không còn lại một chút lợi nhuận nào, thậm chí bạn sẽ còn gặp trường hợp tệ nhất thoát vị thế ngay đúng lúc giá có khả năng di chuyển đúng hướng mà mình đã kỳ vọng. Đó là lúc bạn thoát lệnh ngay tại một cái bẫy giá đảo chiều.

Tuy nhiên, nếu được áp dụng đúng đắn thì kỹ thuật thoát vị thế tại điểm đảo chiều là một món vũ khí mạnh mẽ và thực sự có thể cứu cánh nhiều bàn thua trông thấy. Rất nhiều lần chúng ta sẽ thấy một tiến trình di ngang xuất hiện ngược lại với hướng vào lệnh của mình, khiến cho khả năng giá chạm được mục tiêu giảm xuống rất thấp. Đó là lúc hợp lý để áp dụng kỹ thuật này.

Đâu là các tính chất của một tiến trình đi ngược như vậy? Cũng giống như tất cả các mô hình khác, các mô hình đảo chiều tồn tại dưới nhiều hình dáng và kích thước, nhưng chúng thực sự có xu hướng và có rất nhiều tính chất chung dễ nhận biết chứa đựng các áp lực ngược xu hướng bên Các mô hình phổ biến nhất đó là các biến thể của mô hình chữ M hoặc W, Ví dụ, mô hình chữ M khởi đầu với một sóng tăng (chân sóng bên trái), tiếp nối bởi một phần chính giữa (thường có yếu tố của một mô hình hai đỉnh) và hoàn tất bởi một sóng giảm (chân sóng bên phải). Trong một mô hình như vậy, cú phá vỡ khỏi phần chính giữa có thể kích hoạt lệnh thoát vị thế tại điểm đảo chiều.

Bất cứ khi nào giá bắt đầu tích lũy trong một vùng phạm vi giá khá hẹp, cuối cùng nó sẽ chỉ có thể đi theo một trong hai hướng: phá vỡ khỏi vùng tích lũy này để tiếp tục áp lực chủ đạo của xu hướng trước đó (mô hình lá cờ), hoặc phá vỡ theo hướng ngược lại và cố gắng tạo ra một mô hình đảo chiều chữ M hoặc chữ W. Nếu trường hợp thứ hai xảy ra, việc đánh giá áp lực đảo chiều theo đúng cách là rất quan trọng. Mặc dù chúng ta không thể tránh hoàn toàn việc bị lừa bởi một bẫy giá, nhưng không phải áp lực ngược xu hướng nào được tạo ra cũng giống nhau.

Chúng ta hãy cùng tưởng tượng dưới góc nhìn của một vị thế bán khống. Sau khi vào một lệnh bán khống và có lợi nhuận (tại chân sóng bên trái của mô hình chữ W) và giá đang trên đường đến mục tiêu, thì một vùng giằng Co gồm nhiều thanh giá bắt đầu tích luỹ ngược với hướng vào lệnh của chúng ta, những đợt tấn công của Phe Bò trong vùng giằng co này có thể chưa quá nguy hiểm ngay lúc đó, và toàn bộ câu chuyện có thể vẫn đang diễn ra bên dưới đường EMA 25, nhưng hành động giá này sẽ bắt đầu gây chú ý nếu nó không thể tạo ra đáy mới thấp hơn. Sự chững lại này càng kéo dài, vùng giằng co sẽ ngày càng dày hơn và tác động của một cú phá vỡ cũng sẽ càng lớn hơn bất kể là theo hướng nào. Do đó, tại một thời điểm nào đó, nếu giá không thể phá vỡ tại đáy và thay vào đó là một thanh nên sức mạnh mang tính chất tăng giá xuất hiện, chúng ta không thể nào bỏ qua nó. Khi thanh sức mạnh này bị phá vỡ lên phía trên bởi một thanh giả khác, thị trường đang gửi đi một thông điệp mạnh mẽ hơn rằng, giá không hề có ý định giảm thêm nữa. Ở tình huống này, chúng ta có thể thoát vị thế bản khống đang nắm giữ.

Trong trường hợp không có thanh giá sức mạnh ngược hướng nào xuất hiện (hoặc một dạng thiết lập kết hợp của nó), chúng ta vẫn không nên loại bỏ các kỹ thuật thoát vị thế vừa nêu. Nhưng có khả năng cao là tiến trình tích luỹ vẫn sẽ tiếp tục dưới dạng một mô hình cờ giảm, tức là Phe Gấu có thể không muốn thoát các vị thế bán khống của họ, ngay cả khi có một cú phá vỡ khỏi đỉnh của phần lá cờ chính giữa mô hình. Và Phe Bò cũng sẽ ít ham muốn vào lệnh tại cú phá vỡ đó. Và nếu đây là một cú phá vỡ giả thì việc áp dụng kỹ thuật thoát vị thế tại điểm đảo chiều tại đây sẽ không phải là một lựa chọn khôn ngoan.

Giống như cái tên của nó, kỹ thuật thoát vị thế tại điểm đảo chiều thường được sử dụng khi một giao dịch đang có lợi nhuận nhưng bị đảo chiều (nếu không thì sẽ không có lý do để đảo chiều). Điều này có nghĩa là, trong nhiều trường hợp, sau khi áp dụng kỹ thuật này, thiệt hại của chúng ta sẽ ít đi, hay thậm chí có thêm một chút lợi nhuận. Nói theo cách khác, nếu áp lực ngược hướng đã bắt đầu được tạo nên không lâu sau khi vào lệnh, thì chúng ta không chỉ đang đối mặt với một giao dịch kém lợi thế mà còn là một cú phá vỡ yếu ớt, và trong phần lớn các trường hợp, chúng ta nên thoát khỏi giao dịch để bảo toàn lợi thế của mình. Chúng ta hãy cùng khám phá một vài ví dụ thực chiến để có một cái nhìn nhất định về kỹ thuật này.

Hình 6.3 Tiến trình 2-3-4-5-6 là điển hình của một mô hình chữ M đi chiều. Bởi mục tiêu của việc can thiệp thủ công là bảo vệ một vị thế khỏi những thiệt hại không đáng có, một yếu tố chủ chốt trong thủ thuật này là có thể nhận ra được áp lực ngược hướng trước khi chân sóng bên phải của mô hình đảo chiều hoàn thành. Do đó, chúng ta cần phải đặc biệt chú ý tới quá trình hình thành của phần chính giữa mô hình.

Trong mô hình chữ M, đáy của phần chính giữa (4) thường sẽ nằm cao hơn điểm khởi đầu của chân sóng bên trái (2), khá giống với một lá : cờ được treo trên cán cờ. Dấu hiệu có vấn đề sẽ xuất hiện khi đợt điều chỉnh này không thể đảo chiều và tiếp tục áp lực chủ đạo trước đó, hoặc làm được vậy nhưng không thể tiếp diễn được (giống như trường hợp bên trên).

Trước khi chúng ta bàn đến thủ thuật thoát vị thế tại điểm đảo chiều, trước tiên hãy bàn về cách vào lệnh với thiết lập phá vỡ mô hình có kéo ngược. Vị thế này có thể được kích hoạt phía trên thanh số 2, cũng là một cú phá vỡ lần thứ hai khỏi đường kháng cự nằm ngang sau khi phá vỡ mồi trước đó (T-2). Hãy để ý rằng, trước khi đóng cửa mạnh mẽ phía trên đường kháng cự ngang, thanh tín hiệu 2 của chúng ta đã tạo ra một củ chạm lại trần kinh điển tại đỉnh của thanh 1. Nếu vì lý do nào đó mà bạn không vào lệnh được phía trên thanh 2, vẫn còn cơ hội vào vị thế tại cú phá vỡ lên phía trên thanh nến phá vỡ đường xu hướng, chỉ cách một thanh niên sau đó (biến thể của phá vỡ thiết lập kết hợp).

Đôi lúc, hiệu ứng nam châm của một vùng số tròn có thể tạo ra những cứ cú ( đầu bất ngờ. Ban đầu, vùng số tròn này có thể giúp cho giao dịch của chúng ta thuận lợi, nhưng rồi sau đó nó lại gây ra cản trở. Trong trường | hợp này, giá chỉ còn cách mục tiêu của chúng ta vài pip, nhưng kể từ đó, một sóng kéo ngược hình thành (3-4).

Như đã bàn đến nhiều lần trước đó, con sóng kéo ngược đầu tiên sau một cú phá vỡ mới hoàn tất hiếm khi là lý do để thoát một vị thế. Nó thường là Cơ hội cho những nhà giao dịch đến muộn vào vị thế thuận theo cú phá vỡ ban đầu (đáy 4 là một cú chạm lại kỹ thuật với thiết lập kết hợp bên tay trái và cũng là một đợt điều chỉnh 50% của con sóng phá vỡ 2-3).

Vậy thì ban đầu, con sóng 3-4 có thể được coi là một mô hình cờ tăng, vốn là một mô hình tiếp diễn tăng giá; giá thực chất đã chạm được lên phía trên, nhưng đó là mức xa nhất mà giá chạm tới được. Thay vì phá vỡ hoàn toàn định trước đó tại 3, thanh 5 đột ngột giảm mạnh xuống và không thể hồi phục được trước khi đóng cửa. Liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo chúng ta nên chuẩn bị thoát vị thế tại điểm đảo chiều?

Nhìn kỹ hơn, có thể thấy rằng thanh 5 không chỉ kết hợp với thanh 3 tạo nên một mô hình hai đỉnh (nói đúng hơn là một đỉnh thấp hơn), mà nó còn là một Đỉnh giả của thanh liền trước nó và bản thân nó đã hoàn tất chân bên phải của phần chính giữa mô hình chữ M. Chỉ có năm thanh giá trong vùng giằng co này (3-5), nhưng so với phần cán cờ khiêm tốn 2-3 thì đây là một mô hình khá hứa hẹn. Bởi vì chúng ta đang nhắm đến việc thoát vị thế tại mục tiêu xác định ngay ban đầu, nên chúng ta có thể cho thị trường một cơ hội cuối cùng để đi tiếp; nhưng ngay khoảnh khắc thanh 5 bị phá vỡ xuống thì tất cả mọi hy vọng phải nên được dẹp bỏ và chúng ta tốt nhất nên thoát lệnh mà không cần phải suy nghĩ thêm.

Hãy chú ý rằng, khi thanh 5 bị phá xuống, đáy của phần chính giữa không phải là (4). Đối với một vài người đây có thể là lý do để vẫn giữ vị thế, nhưng trong phần lớn các trường hợp, chúng ta không nên hy vọng nữa mà nên chấp nhận thông điệp của thị trường.


GHI CHÚ: Để xác định mức độ nguy hiểm của một sự tích lũy ngược hướng, quy tắc hài hoà có thể được áp dụng một lần nữa. Cũng giống như việc chúng ta nên tránh giao dịch với một cú phá vỡ tiếp diễn xu hướng khỏi một lá cờ thiếu tính hài hoà (phần lá cờ và cán cờ thiếu hài hòa), thì chúng ta cũng đừng nên thoát vị thế tại cú phá vỡ đảo chiều khỏi một phần chính giữa khá nhỏ và yếu ớt (so với phần chân sóng bên trái nó). Một mẹo để đánh giá “độ chín” của phần chính giữa này là hãy tưởng tượng toàn bộ mô hình hoàn chỉnh theo một cách đối xứng nhất. Lấy ví dụ, mô hình hai đỉnh 3-5 được treo trên chân sóng trái 2-3 một cách khá hài hoà, không khó để có thể tưởng tượng ra mô hình này sẽ được hoàn thiện bởi một chân sóng phải ít nhiều sao chép lại khá giống chân sóng bên trái (5-6 sao chép 2-3).

Mặc dù vậy, hãy nhớ rằng, việc chờ đợi chân sóng phải hoàn thành thực sự về cơ bản là vô nghĩa, bởi vì kế hoạch của chúng ta là phải thoát lệnh nguy 180 THẤU HIỂU HÀNH VI GIẢ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH tại cú phá vỡ khỏi phần chính giữa. Bằng việc nhanh chóng thoát lệnh theo tín hiệu đảo chiều, trong nhiều trường hợp chúng ta có thể thoát vị thế mà gần như không có thiệt hại (thoát lệnh dưới thanh 5 là quanh mức hòa vốn).


Chúng ta hãy cùng đánh giá nhanh câu chuyện sau khi mô hình chữ M hoàn tất. Được treo trên chân sóng phải, tiến trình 6-7 có vẻ như đã tìm được vùng hỗ trợ tại phần kéo dài của đường kháng cự ngang trước đó, hãy hình dung phần kéo dài này trong đầu, bạn có thể thấy rằng, đáy của các thanh từ 6 đến 7 đều xuyên thủng xuống dưới đường kháng cự này, nhưng mỗi thanh giá thì đều đóng cửa bên trên nó.

Điều đó cho thấy sự dẻo dai của Phe Bò và có thể khiến chúng ta tin rằng, thị trường đã sẵn sàng cho một sóng tăng nữa. Bởi vì đoạn giằng co 6-7 được treo trên phần cán cờ 5-6, chuỗi hành vi giá này cho thấy các tính chất của một mô hình đảo chiều chữ W đang được hình thành. Phải thừa nhận rằng, phần chính giữa này thiếu các tính chất hài hoà nếu so với mô hình bên trái, nhưng ít nhất cú phá vỡ khỏi thanh 7 đang thuận chiều với áp lực chủ đạo trước đó (hãy nghĩ đến cú đảo chiều sau con sóng kéo ngược). Với tư duy đó, liệu chúng ta có nên vào lại vị thế mua tại cú phá vỡ khỏi thanh 7?

Trước khi mở bất kỳ vị thế nào, một việc quan trọng là cần đánh giá chính xác giá còn phải làm gì trước khi đạt đến mục tiêu. Trong ví dụ này, giá còn phải vượt qua được đoạn giằng co dạng mô hình hai đỉnh bên trên, và chiến đấu với lực hút của vùng số tròn trước khi chạm mục tiêu. Nếu tiến trình 6-7 xuất hiện tại điểm cuối của đợt điều chỉnh đầu tiên, cú phá vỡ của thanh 7 đã có giá trị hơn nhiều. Nhưng giờ đây thị trường đã điều chỉnh không phải một mà là hai lần (mô hình hai định dạng chữ M), nên tiêm năng cho một cú phá vỡ chất lượng ở đây không còn cao nữa.
Dưới đây là một cách nữa để chúng ta đánh giá câu chuyện: để một giao dịch bất kỳ thành công, chúng ta cần sự hỗ trợ từ các “tay chơi” đang đứng ngoài thị trường, nếu họ đã có rất ít hứng thú trong việc đẩy giá vượt quá vùng số tròn khi không còn nhiều kháng cự phía trước, thì đâu là lý do để họ có thể hỗ trợ chúng ta khi mà một mô hình chữ M vẫn còn nằm cản trở phía trước? (Trong Chương 7 chúng ta sẽ đánh giá nguyên tắc về các điều kiện không thuận lợi kỹ càng hơn).

Hình 6.4 Bất kỳ khi nào giá bị mắc kẹt bên trong một mô hình tam giác và di chuyển lên xuống giữa hai đường biên đang hội tụ với nhau, một cú phá vỡ tại một thời điểm nào đó là không thể tránh khỏi. Đặc biệt tại điểm cuối cùng của mô hình, hay gọi là đỉnh của tam giác, các thanh giá không có lựa chọn nào khác ngoài việc tích lũy, nén chặt lại và điều này càng khiến cho áp lực ngày càng gia tăng.

Câu chuyện sẽ càng khó lường hơn khi trận chiến giằng co này diễn ra tại một vùng số tròn lớn chạy ngang qua điểm chính giữa của tam giác.
Dạng hành vi giá này diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩ. Thực tế, các vùng số tròn thường lại chính là nguyên nhân dẫn tới việc hình thành các mô hình này.

Như đã bàn trong các phần trước, khi nhắm đến việc giao dịch ra xa khỏi một vùng có lực hút nam châm mạnh, điều quan trọng là phải xác định được các vùng tích lũy chất lượng và loại bỏ tất cả các cú phá vỡ yếu ớt. Đặc biệt ngay tại vùng giá số tròn, mọi chuyện sẽ trở nên khó lường hơn nếu bạn lựa chọn phe để giao dịch quá sớm và hăng hái. Hãy luôn nhớ rằng, đây chính là sân chơi ưa thích của các nhà giao dịch đối lập; và nếu các “tay chơi” này nhận thấy cú phá vỡ là đủ yếu ớt, chắc chắn rằng họ sẽ tiến hành vào lệnh. Cú phá vỡ mồi tại T là một ví dụ điển hình của một cú phá vỡ sớm, và phản ứng đi ngược lại của giá gần như là một điều đương nhiên.

Mặc dù có lợi thế lớn hơn một chút (có nhiều sự tích lũy động lượng hơn), cú phá vỡ xuống dưới thanh 1 cũng có thể được coi là hơi sớm. Thanh giá nhỏ xíu này nằm bên trong một cú nén chặt khá đẹp bên dưới đường EMA 25 và vùng số tròn, nhưng nó vẫn không phải là một thanh tín hiệu để chúng ta giao dịch. Đôi khi, trong các bối cảnh thị trường rất thuận lợi, 182 giao dịch với cú phá vỡ khỏi một đường xu hướng là hoàn toàn có thể chấp nhận được, nhưng về cơ bản nó không phải là cách tiếp cận tốt nhất, đặc biệt là quanh vùng số tròn. Con đường hợp lý để lựa chọn là tạm ngưng và chờ đợi nhiều thông tin hơn. Nếu chúng ta bỏ lỡ cú phá vỡ đầu tiên, sẽ luôn có cơ hội để giao dịch với thiết lập phá vỡ mô hình có kéo ngược.

Giả sử, chúng ta đã vào vị thế theo cách thứ hai, tức là vào lệnh với thiết lập phá vỡ mô hình có kéo ngược tại cú phá vỡ khỏi thanh 2, có vẻ như đáy của thanh 3 đã hụt mất mục tiêu 20 pip của chúng ta trong đường tơ kẽ tóc, trước khi một đợt điều chỉnh xuất hiện.

Đợt điều chỉnh này nhanh chóng chuyển thành một mô hình cờ giảm (3-4) được treo trên phần cán cờ 2-3. Bởi vì bản chất của mô hình lá cờ là một mô hình tiếp diễn xu hướng, chúng ta không nhất thiết phải lo lắng về tiến trình đi ngược này của giá (chưa có dấu hiệu nào cho thấy một mô hình chữ W sẽ xuất hiện). Mặc dù tiến trình này chứa đựng một thiết lập kết hợp gồm 3 thanh bên trong, và đã bị phá vỡ lên tại thanh 4, nhưng chuyển động đi ngược của giá vẫn tương đối hiền hoà khi so sánh với sức mạnh của phần cán cờ giảm trước đó. Hơn nữa, cú phá vỡ tại thanh 4 đã chạm phải vùng kháng cự được tạo ra bởi các thanh bên trái biểu đồ (trước thanh 3) nên chúng ta không cần phải lo lắng quá về lệnh bán. Và để khiến chúng ta phải từ bỏ lệnh bán khống thì Phe Bò còn phải cố gắng nhiều hơn thế.

Không lâu sau sự kiện Đỉnh giả tại 4, giao dịch bán khống của chúng ta đã tiếp tục có lợi thế trở lại, nhưng động lượng của nó lại nhanh chóng yếu đi khi giá hình thành một mô hình hai đáy (3-5). Thanh giá tăng số 6 chắc chắn phải khiến chúng ta chú ý, tuy nhiên áp dụng kỹ thuật thoát vị thế tại điểm đảo chiều ở thanh này vẫn bị coi là hơi sớm. Về mặt kỹ thuật, thanh 6 là một thanh giá đảo chiều mạnh mẽ (mở cửa ở giá thấp nhưng đóng cửa ở giá cao), nhưng khi so sánh với các thanh lân cận thì nó không thực sự quá nổi bật, và nó cũng không cấu thành phần chính giữa của mô hình chữ V nào theo một cách hài hoà. Nói vậy không có nghĩa là chúng ta bắt buộc phải thấy sự hoàn hảo về mặt kỹ thuật trước tiên, nhưng để từ bỏ một vị thế, cần phải có những dấu hiệu càng rõ ràng càng tốt, cho thấy bản chất ngược chiều của chuyển động giá. Theo lý luận thì các tín hiệu yếu ớt thường sẽ là những cái bẫy nhiều hơn là những tín hiệu mạnh mẽ. Nếu điều này là đúng đối với các điểm vào lệnh thì nó cũng phải đúng với điểm thoát lệnh.

Chỉ khi Phe Bò tạo ra được thanh sức mạnh số 7 thì tiến trình 3-7 mới có thể trở thành một mô hình đảo chiều không chối cãi được dựa theo các tính chất tạo đáy của nó. Dĩ nhiên là cú phá vỡ lên trên thanh 7 cũng có thể trở thành một cái bẫy khiến cho chúng ta phải thoát vị thế, nhưng việc nắm giữ vị thế chỉ vì hy vọng kịch bản này sẽ xảy ra là đã đi ngược lại với thông điệp kỹ thuật mà thị trường đang gửi tới chúng ta.

Bạn đọc hãy để ý đến Đáy giả tại thanh 7. Trước khi quay đầu tăng giá, thanh này đã phá vỡ đáy của thanh giảm đứng trước nó, và đã bẫy được một lượng lớn các nhà giao dịch thuộc Phe Gấu thiếu may mắn mắc kẹt vào các lệnh bán khống. Phe Gấu này sẽ là những người đầu tiên giúp cho cú phá Vỡ tăng sau đó thành công (bằng việc tất toán các vị thế bán khống của họ).

Liệu đây có phải là một cái bẫy Đáy giả được thiết kế một cách thông minh, hay chỉ là kết quả của việc cầu vượt cung quanh vùng đáy thị trường: Không liên quan lắm. Chúng ta chỉ nên tập trung vào ý nghĩa của những dấu hiệu này.

Nếu đem so sánh mô hình chữ M trong Hình 6.3 với tiến trình chữ W 2-3-4-5-7 thì tiến trình này dài hơn một chút, nhưng những dấu hiệu đảo chiều thì hoàn toàn giống nhau, nếu không muốn nói là mạnh mẽ hơn. Tại sao lại mạnh mẽ hơn? Một mô hình có giá trị hơn mô hình hai đáy là mô hình hai đáy khác, với đáy thứ hai cao hơn đáy trước; và đó chính xác là thứ mà Phe Bò đã tạo ra trong tiến trình 3-5-7.

Một lần nữa, nếu điểm vào lệnh của chúng ta được lựa chọn dựa trên những áp lực kỹ thuật của thị trường, thì điểm thoát lệnh thủ công cũng phải nên như vậy. Có thể một nhà giao dịch lạc quan thuộc Phe Gấu vẫn sẽ nắm giữ hy vọng tại kháng cự là phần kéo dài của đường xu hướng, cách thanh 7 một chút lên phía trên, chỉ để rồi thoát vị thế một cách có lợi hơn một chút tại cú bật giảm xuống khỏi đường đó, tất cả đều có thể hiểu được, nhưng đây là thủ thuật thuộc dạng “cầu nguyện”, và nó ít có khả năng đem lại lợi ích về lâu dài. Tại sao không giữ mọi thứ đơn giản và áp dụng kỹ thuật thoát vị thế tại điểm đảo chiều tại cú phá vỡ khỏi thanh 7 mà không có chút thiệt hại nào (thoát lệnh hoà vốn).

Hình 6.5 Dựa trên hành vi giá điên cuồng trong thanh 1 thì có vẻ thị trường đã đối mặt với một báo cáo tin tức quan trọng trong buổi sớm của phiên Âu. Nếu theo dõi chuyển động tăng/giảm trong thanh giá này và thanh kế bên nó với sức mạnh không kém cạnh, chúng ta có thể thấy rõ tác động của tin tức lên hành vi giá, và mức độ nguy hiểm của một môi trường như vậy đối với cả Phe Bò và Phe Gấu là lớn đến thế nào.

Sau khi độ biến động giảm dần lại, không hiếm khi chúng ta thấy thị trường lập tức thiết lập lại xu hướng tồn tại trước khi tin tức được công bố như không có chuyện gì xảy ra. Một số trường hợp khác thì biểu đồ có thể trở nên nhiễu loạn và khiến chúng ta phải chờ thêm nhiều giờ trước khi một cơ hội có thể giao dịch được xuất hiện tiếp theo.

Hình 6.5 là một bối cảnh thị trường thuộc dạng thứ hai. Có một vài điểm thú vị cần nhắc đến trong biểu đồ này. Điểm đầu tiên là mô hình lá CỜ giảm 2-3 treo trên con sóng được tạo nên bởi tin tức (1-2). Đây là một ví dụ đáng nhớ về việc một cú phá vỡ khỏi mô hình biểu đồ cổ điển cũng có khả năng thất bại cao khi nó nằm tại một vị trí thiếu lợi thế trong bức tranh toàn cảnh.

Đánh giá các điều kiện thì cú phá vỡ dưới thanh 3 có ít nhất ba yếu tố của một vị thế đáng bị bỏ qua: (a) điểm vào lệnh cách quá xa so với đường EMA 25, (b) lá cờ được treo trên một cán cờ lớn tạo ra bởi tin tức (luôn khó lường) và (c) sau khi bị xuyên thủng một cách “thô bạo” thì vùng giá 50 vẫn chưa được kiểm chứng lại một cách rõ ràng. Đây không phải là tình huống tốt để nhắm đến việc giao dịch theo tín hiệu tiếp diễn xu hướng giảm.

Trên thị trường, các nhà giao dịch đối lập luôn nhắm mục tiêu tới các nhà giao dịch đang kẹt lệnh và trò chơi ưa thích của họ là rũ bỏ các “tay chơi yếu đuối” này khỏi thị trường. Có nhiều cách để loại bỏ đối thủ, nhưng một thủ thuật ít khi thất bại đó là tạo ra một cú phá vỡ giả đáng sợ dưới dạng một thanh giá sức mạnh (4). Dĩ nhiên, không phải ai cũng bị đe dọa bởi cú phá vỡ dạng này, nhưng những tay chơi sử dụng dừng lỗ chặt chắc chắn phải lưu ý Đáy giả tại 4, chưa kể đến tiềm năng tạo đảo chiều của tiến trình 2-4. Thực tế là trong nhiều trường hợp, một cú phá vỡ thất bại khỏi mô hình lá cờ gần như chắc chắn sẽ tự động chuyển thành một phần chính giữa của mô hình chữ M hoặc W.

Hãy tưởng tượng rằng, nếu bị mắc bẫy tại cú phá vỡ xuống dưới đáy thanh 3 thì bạn sẽ phải dừng lỗ không lâu sau đó; nếu không tại thanh 4 thì chắc chắn phải tại cú phá vỡ lên trên đỉnh của nó. Như vậy tức là, phương án thoát vị thế tại điểm đảo chiều đã không thể thực hiện được. Nếu chúng ta có một vị thế bán khống tại một mức giá trước đó (tối không biết cụ thể là tại đâu), thì cú phá vỡ lên phía trên thanh sức mạnh 4 là một nơi đáng để thoát lệnh. Điểm giới hạn cuối cùng mà Phe Bò đặt ra cho Phe Gấu đó chính là cú phá vỡ khỏi thanh 5, đây là một thiết lập kết hợp phá vỡ khỏi đường xu hướng. Cả hai cú phá vỡ này đều chưa đủ thuyết phục để chúng ta vào lệnh mua, nhưng chúng chắc chắn là vị trí thích hợp để đóng các vị thế bán không trước đó.

Sau khi không thể phá vỡ mô hình lá cờ, giá chỉ đơn thuần bị mắc kẹt quanh vùng giá 50 trong vài giờ và không thể giao dịch được. Sau khi đã ngăn chặn được cú phá vỡ khỏi mô hình lá cờ giảm thì Phe Bò đã có được kha khá lợi thế trước Phe Gấu, nhưng họ vẫn chưa thực sự kiếm được lợi nhuận từ việc đó. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng mô hình cờ giảm như một vùng hỗ trợ (2-5), Phe Bò đã không tốn nhiều công sức để ngăn chặn được tất cả các đợt giảm quanh vùng số tròn; ngay cả cú phá vỡ nặng nề nhất tại 6 cũng nhanh chóng bị đảo ngược (cơ bản đây là một mô hình đảo chiều hình chữ M thất bại).

Khi không có phe nào chiếm ưu thế trong một phiên giao dịch thì việc này có thể ảnh hưởng ít nhiều lên việc tham gia giao dịch phá vỡ. Thay vì đi theo cú phá vỡ ngay từ đầu, rất nhiều nhà giao dịch sẽ thích quan sát phản ứng của thị trường trước tiên. Đặc biệt, khi đường biên trước mắt vẫn chưa bị phá vỡ một cách rõ ràng. Đó có thể là nguyên nhân chính dẫn tới giá gặp khó trong việc tiếp diễn sau cú phá vỡ mồi tại T.

Về mặt kỹ thuật, thanh 7 là một thanh giá thú vị (là một Đảy giả đóng cửa tăng) và trong một bối cảnh thuận lợi hơn thì nó có thể xứng đáng là một thanh tín hiệu. Các ý kiến có thể khác nhau, nhưng tôi sẽ khuyên bạn không nên giao dịch mua ngay tại vùng 50 khó chịu này. Nhưng trong trận chiến giằng co nhỏ sau đó thì Phe Bò đã có ưu thế khá tốt (T-8), và giờ đây chúng ta đã có lý do vững chắc hơn để thực hiện một giao dịch mua (vào lệnh mua sau cú phá vỡ mô hình có kéo ngược phía trên thanh 8).

Điều thú vị trong giao dịch này không phải là cách vào lệnh (nếu được thực hiện) mà là cách vị thế được quản lý sau khi được mở. Thực ra, lý do biểu đồ này được chọn là để cho bạn thấy cách thoát một vị thế tại điểm đảo chiều, điều mà có vẻ như đã đi ngược lại với quy tắc thoát lệnh tiêu chuẩn, nhưng rất hợp lý trong trường hợp này. Đó là điểm thoát vị thế dưới thanh 10.

Để hiểu được cách thoát lệnh này, chúng ta phải đánh giá kỹ câu chuyện chính xác đã diễn ra sau khi vào lệnh tại cú phá vỡ thanh 8. Đầu tiên, thanh giá phá vỡ là một thanh sức mạnh rất lớn, cho giao dịch một khởi đầu xuất sắc. Nhưng rồi Phe Gấu bắt đầu phản công lại. Chiến công đầu tiên của họ là tạo ra một thanh sức mạnh giảm giá cũng khá lớn (9), nhưng bởi vì nó chưa thể sánh được sức mạnh của thanh tăng giá liền trước nên vẫn chưa có lý do gì để lo lắng về cú phá vỡ này, ngay cả khi một thanh giảm nữa kéo dài sóng kéo ngược này xuống tận mức giá phá vỡ. Như chúng ta đã biết rất rõ, con sóng kéo ngược đầu tiên về vùng vừa bị phá vỡ là một giao dịch tiếp diễn xu hướng tiềm năng.

Câu chuyện bắt đầu diễn tiến theo một hướng khác khi chúng ta thấy các dấu hiệu hăng hái của phe giao dịch ngược trong đợt điều chỉnh này.
Các dấu hiệu này sẽ khiến những “tay chơi” đã có vị thế thuận theo cú phá vỡ phải nghi ngờ, nếu không muốn nói là sợ hãi. Và những “tay chơi” đang đứng ngoài bắt đầu cảm thấy ít hứng thú hơn trong việc vào lệnh. Khi đã có vị thế và đang đối mặt với một bối cảnh nguy hiểm như vậy, phương án hợp lý là áp dụng nguyên tắc “an toàn là bạn”.

Liệu các dấu hiệu nguy hiểm đó có xuất hiện trong tiến trình 9-10 hay không? Chúng ta hãy cùng đánh giá câu chuyện diễn ra như thế nào một cách chính xác. Ngay sau khi thanh 9 đóng cửa giảm, Phe Bò mới xuất hiện để phản công lại Phe Gấu với sức mạnh không hề kém cạnh. Để hình dung được thành công bước đầu của họ, bạn hãy để ý kỹ hình dạng của thanh 10.

Nó khởi đầu tại đáy của thanh 9 và tăng vượt lên tới tận đỉnh của nó và tại lúc này, nó đang là một thanh giá có thân tăng lớn, đây chắc chắn là một bối cảnh thuận lợi cho tất cả những nhà giao dịch đang có vị thế mua. Nhưng rồi mọi thứ đảo ngược một cách tệ hại. Chỉ trong vòng 5 phút, thanh 10 chuyển từ tăng giá mạnh mẽ sang giảm giá nặng nề, một đợt sụp đổ đáng báo động ngay cả đối với những nhà giao dịch lạc quan nhất. Thanh giá này không chỉ đóng cửa tại đáy của nó và thậm chí thấp hơn đáy của thanh giá giảm trước đó, hai thanh giá này hợp với nhau tạo thành một thiết lập kết hợp giảm giá mạnh mẽ (9-10).

Điều này dẫn chúng ta tới một câu hỏi rằng, liệu các dấu hiệu giảm giá này có đủ nguy hiểm thực sự để cú phá vỡ xuống dưới thanh 10 trở thành một tín hiệu thoát vị thế mua tại điểm đảo chiều hay không. Để trả lời câu này bằng một con mắt khách quan, chúng ta phải hoàn toàn lờ đi con sóng giảm hoảng loạn phía sau đó, bởi vì đây có thể là một phản ứng của thị trường với báo cáo tin tức từ Mỹ đem lại lợi thế cho đồng đô la (vào lúc 16:00 giờ CET). Câu hỏi hợp lý về mặt kỹ thuật ở đây là, liệu thiết lập kết hợp 9-10 có được coi là một phần của một con kéo ngược tương đối vô hại, hay là dấu hiệu của nhiều rắc rối sắp tới và do đó là một lý do hợp lệ để thoát vị thế.

Ngoài việc tin tức sắp được công bố là lý do để thoát vị thế mua, hoặc không vào vị thế ngay từ đầu (xem phần: Thoát vị thế trước Báo cáo tin tức trong phần đầu của chương này), có một cách khác để xử lý tình huống này, đó là tìm xem bên trong hành động giá trước phá vỡ có phát hiện được dấu hiệu của mô hình đảo chiều chữ M nào hay không.

Chỉ có ba thanh giá nằm bên trên đường xu hướng bị phá vỡ nhưng nếu chúng ta quan sát chúng thật kỹ từng thanh một thì có thể thấy rằng, chúng thực sự tạo thành một mô hình chữ M. Thanh phá vỡ tăng là con sóng tăng đầu tiên bên trái, thanh 9 là sóng giảm xuống chính giữa, thanh 10 là sóng 188 tăng lên chính giữa, và cũng là thanh giảm bên phải cuối cùng. Đây là một biến thể của mô hình chữ M và nó chứa đựng tiềm năng phá vỡ tương tự như một thiết lập kết hợp. Nói vậy không phải để khuyến nghị rằng, chúng ta nên tạo thói quen thoát vị thế ngay lập tức khi thấy bất kỳ thiết lập kết hợp ngược xu hướng nào, nhưng cách xuất hiện của chúng càng mạnh mẽ, đặc biệt trong các điều kiện thị trường không quá thuận lợi ngay từ đầu (nhưng chấp nhận được để giao dịch), thì thông điệp của chúng càng quan trọng hơn. Trong ví dụ tiếp theo, Hình 6.6, chúng ta sẽ khám phá thêm các biến thể của mô hình đảo chiều gồm ba thanh mạnh mẽ: một thanh sức mạnh theo sau bởi một thiết lập kết hợp ngược xu hướng.


Hình 6.6 Trước khi đóng cửa tăng giá, thanh 2 đã tạo một cú chạm lại trần tại đỉnh thanh 1, cộng thêm một lần chạm lại đường EMA 25 và vùng số tròn, bộ tam các yếu tố hợp lưu này cho chúng ta một bệ phóng vững chắc cho việc phá vỡ thiết lập kết hợp như trên biểu đồ, nằm ngay bên ngoài đường xu hướng giảm. Chắc chắn, chúng ta sẽ cảm thấy tuyệt vời khi một cú phá vỡ ngay lập tức khiến giá cất cánh, nhưng tiếc rằng chúng ta không thể đảm bảo mục tiêu sẽ được chạm đến. Mặt tốt là, khi một giao dịch khởi đầu thuận lợi ngay từ điểm vào lệnh thì khả năng thoát vị thế với thiệt hại nằm ở mức tối thiểu hay thậm chí với một khoản lợi nhuận thường khá cao.
Dĩ nhiên là chúng ta chỉ có thể đạt được điều này khi áp dụng kỹ thuật thoát vị thế tại điểm đảo chiều trong quá trình quản lý lệnh.

Có thể sẽ hơi khó thấy khi mới nhìn lướt qua, nhưng tiến trình gồm ba thanh 3-4 là một biến thể của mô hình chữ M, không khác với tiến trình đã được bàn đến trong ví dụ trước, Hình 6.5 (xét tình huống 9-10). Trong trường hợp này, nó là một thiết lập kết hợp ngược xu hướng tiếp nối theo sau với một thanh sức mạnh tăng giá, nhưng vị trí của chúng không ảnh hưởng đến ý nghĩa của bản thân mô hình. Bạn đọc đã quen thuộc với phương pháp phân tích mô hình nến Nhật có thể nhận ra tiến trình ba thanh này là mô hình Sao Hôm (evening-star), một mô hình nổi tiếng với thiên hướng kích hoạt một đợt đảo chiều giảm giá tại đỉnh của một con sóng tăng. Tiến trình 3-4 là một ví dụ điển hình nhất của mô hình này: một thanh sức mạnh tăng giá bên trái, một doji nhỏ ở chính giữa (tạo Đỉnh giả với thanh trước) và một thanh sức mạnh giảm giá bên phải. Tiến trình 6-7 là một biến thể của nó.

Mạnh mẽ không kém là mô hình tăng giá có hình dạng tương tự của mô hình Sao Hôm – có tên Sao Mai, đặc biệt khi nó nằm tại đáy của một con sóng giảm. Tiến trình 8-9 cho chúng ta thấy một phiên bản khá mạnh mẽ của mô hình này, nhưng nếu chúng ta quan sát kỹ từng thanh giá thì sẽ dễ dàng tìm thấy các đặc điểm của mô hình chữ W: thanh 8 là con sóng giảm đầu tiên cũng như sóng tăng chính giữa; thanh chính giữa, mặc dù không phải là một doji kinh điển nhưng vẫn là con sóng giảm nằm giữa và là một Đáy giả của thanh 8; thanh sức mạnh số 9 là sóng tăng cuối cùng bên phải. Để ý phản ứng tăng giá mạnh mẽ của thị trường khi đỉnh thanh 9 bị vượt qua.

Thông thường chúng ta không nhất thiết phải tưởng tượng quá nhiều để thấy được các biến thể của các mô hình Sao Hôm và Sao Mai trong gần như tất cả các đợt đảo chiều dễ thấy, nhưng trước khi xem chúng là “chén thánh”, hãy nhớ rằng, các mô hình này sẽ chỉ hoạt động tốt bên trong môi trường giao dịch thuận lợi. Ví dụ, một cú phá vỡ khỏi mô hình Sao Hôm trong một xu hướng tăng có thể kích hoạt một lệnh thoát vị thế mua, nhưng không phải là một điểm vào vị thế bán khống an toàn”.

Áp dụng nguyên tắc thoát vị thế tại điểm đảo chiều, chúng ta có thể sử dụng cú phá vỡ thanh 4 để thoát vị thế mua với một khoản lỗ tối thiểu 1 đến 2 pip. Bạn có thể sẽ tranh cãi rằng, cách làm này đang đi ngược lại với quy trình thoát vị thế tiêu chuẩn, bởi chúng ta sẽ thoát vị thế hoà vốn tại cú kéo ngược đầu tiên, điều mà chúng ta đã thống nhất là nên tránh trước đây.

Cả hai lập luận đều hợp lý, nhưng nếu chúng ta so sánh tiến trình 3-4 với chuyển động giá toàn cảnh đến thời điểm đó, chúng ta có thể dễ dàng thấy thứ mà chúng ta đang đối mặt không hề là một sóng kéo ngược “vô hại” (các thanh giá điều chỉnh đi ngược hướng với cú phá vỡ đầu tiên một cách nhẹ nhàng). Thực ra, thanh 4 lại là thanh mang tính giảm giá cao nhất của phiên giao dịch cho tới thời điểm đó. Một vấn đề nữa đó là điểm vào lệnh mua lại nằm phía trên vùng 50 khoảng 7 đến 8 pip, khiến cho điểm dừng lỗ phải nằm bên dưới cục nam châm ngược một chút, đây là điểm khá là bất lợi. Mặc dù, đó không nhất thiết phải là lý do để bỏ qua giao dịch này (tôi chưa bao giờ thích việc giao dịch tiếp diễn xu hướng tại vùng đỉnh của một đợt tăng giá, đặc biệt trong phiên giao dịch trưa), nhưng nó chắc chắn là một dấu hiệu cần lưu ý khi một vị thế bắt đầu lung lay và đảo chiều.

Hơn nữa, mô hình Sao Hồm 3-4 không chỉ là vấn đề đối với Phe Bò đã mua vào tại vùng 50; mà cả những nhà giao dịch mua tại con sóng tăng trong giờ giao dịch sớm của phiên Anh Quốc cũng sẽ để ý mô hình này (phe bán tiềm năng). Tóm lại, với áp lực ngược xu hướng xuất hiện rõ ràng và có thể là còn nhiều hơn nữa đang chờ phía trước, việc thoát vị thế tại điểm đảo chiều ở cú phá vỡ thanh 4 là hoàn toàn chấp nhận được.

Không lâu sau đó, biểu đồ lại phát ra một tín hiệu cảnh báo nữa cho thấy Phe Gấu “không phải dạng vừa” bên trên vùng số tròn này. Tiếp theo sau một cú bật nảy nhẹ tại 5, thị trường đã tạo ra một mô hình Sao Hôm nữa (6- 7). Một điều thú vị là, nếu chúng ta kết hợp hai mô hình này lại, chúng sẽ có đặc tính không thể nhầm lẫn được của một mô hình chữ M lớn hơn (3-7).

Nếu đây không phải là dấu hiệu để thoát vị thế tại điểm đảo chiều thì đầu mới là dấu hiệu? Hơn nữa, thanh 7 đã xuyên thủng một đường xu hướng trên đường giá giảm xuống, mặc dù một đường xu hướng bị xuyên thủng thường không phải là dấu hiệu đáng tin cậy nhất cho một sự tiếp diễn theo hướng giảm, nhưng với mô hình chữ M liền trước cú phá vỡ thì bối cảnh này thực sự đáng báo động.


GHI CHÚ: Bất cứ khi nào một đường xu hướng quan trọng hay thậm chí một đường xu hướng bình thường bị phá vỡ theo hướng ngược lại với vị thế đang có, thì mức độ cảnh báo của nó có thể mạnh mẽ ngang ngửa với việc một thanh sức mạnh của chân sóng bên phải mô hình chữ M hoặc W bị phá vỡ. Điều này có nghĩa là tín hiệu này có thể được sử dụng để thoát vị thế, hay ít nhất nó phải được đánh giá một cách nghiêm túc trong khi phân tích bối cảnh thị trường. Sau cùng, để trả lời được câu hỏi nên giữ vị thế hay thoát lệnh, chúng ta luôn phải đánh giá các yếu tố kỹ thuật trên biểu đồ. Nếu tiềm năng giá đạt được mục tiêu chốt lời đã giảm đi rõ rệt, dù bất kỳ lý do nào đi chăng nữa, thì việc thoát vị thế luôn là một phương án hợp lý. Một mẹo hay là bạn hãy cố gắng giữ những cảm xúc mang tính bản năng được kiểm soát và đánh giá mỗi tình huống chỉ thuần dựa trên các yếu tố kỹ thuật.


Về cuối phiên, biểu đồ xuất hiện thêm một mô hình Sao Hôm nữa, và mô hình này cũng đã xứng đáng với độ nổi tiếng của nó: tiến trình 10-11 (đây một biến thể hơi “lệch chuẩn”). Và tại cuối con sóng kéo ngược sau đó, thêm một mô hình Sao Mai nữa xuất hiện (12-13).


Ngoài lề một chút: nếu chúng ta đánh giá con sóng kéo ngược 11-12 hoàn toàn dựa trên tương quan của nó với đợt tăng giá trước đó là 9-10, thì nó là một sóng kéo ngược khá “ngăn nắp”. Mặc dù chỉ mới hồi quy được khoảng 40%, nhưng sóng kéo ngược này vẫn đủ để chạm lại đường EMA 25. Và bối cảnh như vậy thường rất phù hợp với một giao dịch đảo chiều sau con sóng kéo ngược. Tuy nhiên, nếu chúng ta cân nhắc đến nguồn gốc của con sóng tăng trước đó, vẫn tồn tại lý do hợp lý để thật cẩn trọng trong việc giao dịch tiếp diễn xu hướng.
Các đợt tăng giá xuất hiện “một cách bất ngờ”, như tiến trình 9-10, chuyển đổi từ giảm giá sang tăng giá mà hầu như không có đợt giằng co nào, cần phải có một chút nghi ngờ ở mức độ vừa phải. Và sự nghi ngờ này sẽ có chút ít tác động lên việc tham gia giao dịch đảo chiều (và lên tiềm năng tiếp diễn của giá). Tất nhiên, chúng ta không nên xem các tình huống này là không thể giao dịch được, nhưng nếu chúng ta quyết định thử vận may thì cần phải đánh giá một vài điều kiện vào lệnh cụ thể.


Đầu tiên, hãy quan sát kỹ hành động giá tại điểm đảo chiều, chúng ta có thể thấy rằng mô hình Sao Mai 12-13 (thiết lập đảo chiều sau con sóng kéo ngược) được tiếp nối bởi một nến doji cũng là một thanh nằm trong (inside bar), ngay bên trên đường xu hướng giảm. Như vậy, đây cũng là một cú phá vỡ khỏi thiết lập kết hợp rất đẹp. Nhưng điều quan trọng hơn ở đây là điều kiện vào lệnh. Hãy để ý rằng, các thanh giá trong thiết lập đều nằm ngay bên dưới vùng số tròn, mặc dù giá vẫn cần phải di chuyển xa khỏi nó, nhưng mối nguy trước mắt từ lực hút của cục nam châm ngược giờ đây đã được giảm thiểu đáng kể. Để hiểu được ý này, bạn hãy tưởng tượng rằng, không lâu sau cú phá vỡ thành công giá phải quay trở lại để kiểm chứng lại vùng số tròn, ví dụ tại điểm 14. Nếu vậy thì nó có khả năng bật lên rất tốt sau khi chạm lại một bộ tam các yếu tố hỗ trợ, gồm đường EMA 25, vùng số tròn và một cú chạm lại trần với đỉnh của mô hình Sao Mai. Và giao dịch này cũng đã không hề bị âm trạng thái sau khi vào lệnh (không có mối nguy nào trước mắt với lệnh dừng lỗ). Mặc dù không thể đảm bảo giao dịch này có kết cục tốt đẹp, nhưng tiềm năng của một cú bật nảy như vậy luôn luôn là một yếu tố thuận lợi đối với giao dịch (một cú bật này cũng có thể kích hoạt một lệnh thoát vị thế tại điểm đảo chiều sau này).

Nếu chúng ta so sánh bối cảnh của vị thế này với cú phá vỡ lên trên thanh 2, chúng ta có thể thấy vùng số tròn trong giao dịch trước đó nằm tại vị trí không thuận lợi bằng và kết quả là điểm vào lệnh của chúng ta nằm phía trên vùng số tròn một vài pip. Những sự khác biệt này có thể rất nhỏ khi nhìn trên trục giá, nhưng chúng có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn khi sử dụng các khoảng dừng lỗ chặt. Nói cách khác: trong các tình huống đáng nghi vấn như bên trên (khi bạn đến việc có nên giao dịch tiếp diễn xu hướng hay không), các điều kiện mở vị thế có giá trị cao đôi khi sẽ đủ thuyết phục chúng ta tham gia giao dịch. Nhưng hãy nhớ, không nên áp dụng các thủ thuật này khi áp lực chủ đạo của phiên giao dịch không thuận lợi. Và chúng ta cũng không cần nhắc lại rằng, các nhà giao dịch bảo thủ luôn có thể bỏ qua cơ hội giao dịch nào không đạt tiêu chuẩn vào lệnh của họ.

Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ bàn kỹ hơn về các điểm khác biệt nhỏ nhưng rất quan trọng giữa các điều kiện vào vị thế thuận lợi và bất lợi. Nhưng trước tiên, hãy cùng đi đến ví dụ cuối cùng của kỹ thuật thoát vị thế tại điểm đảo chiều.

Hình 6.7 Không khó để phát hiện ra các đặc điểm của mô hình đảo chiều chữ M trong tiến trình 4-5-6-7. Nhưng còn tiến trình 4-5 thì sao? Mặc dù ít rõ ràng hơn, nhưng ba thanh này cũng đã tạo ra một biến thể của mô hình Sao Hồm không khác mấy so với mô hình trong biểu đồ trước đó (Hình 6.6, tiến trình 3-4). Tuy nhiên, thanh giá giảm tại 5 trong ví dụ này lại khá nhỏ so với thanh tăng tại 4. Khi bàn về một thanh tín hiệu được dùng để thoát vị thế, một thanh sức mạnh (khi so với chuyển động giá lần cận) chắc chắn sẽ có giá trị hơn một thanh giá bình thường. Cú phá vỡ khỏi thanh giá đằng sau thường sẽ không đủ gây tác động, và do đó nó dễ dẫn tới một cú rũ bỏ (một cái bẫy khiến chúng ta thoát lệnh tại điểm đảo chiều).

Mặc dù thanh 5 không bị phá vỡ xuống trong biểu đồ này, nhưng một lệnh thoát vị thế bên dưới nó vẫn là bị sớm vì một lý do khác: thị trường đang trong giai đoạn tăng giá và chỉ vừa phá vỡ khỏi một mô hình lá cờ khá đẹp (lá cờ 2-3 treo trên cán cờ 1-2). Trong một bối cảnh như vậy, khá hợp lý khi kỳ vọng rằng, Phe Bò sẽ không thoát ngay các vị thế mua của họ chỉ vì đối mặt với một cú phá vỡ khỏi thanh giá đảo chiều tương đối yếu ớt.

Tốt thôi! Nhưng sẽ ra sao nếu chúng ta có hai mô hình Sao Hôm liên tiếp? Như bạn có thể thấy, chỉ sau một vài thanh giá, tiến trình 6-7 đã hoàn tất một mô hình chữ M kinh điển (4-7); và lần này thì chân sóng bên phải của nó đã mạnh mẽ hơn (7).

Một mô hình chữ M như 4-7 có thể không đủ sức mạnh để đảo chiều hoàn toàn một phiên giao dịch đang có xu hướng, nhưng nó chắc chắn là một dấu hiệu đáng lo ngại, đặc biệt đối với các tay chơi đã vào vị thế tại cú phá vỡ khỏi lá cờ với một khoảng dừng lỗ chặt như chúng ta. Nếu chúng ta xét vị trí của cục nam châm vùng số tròn so với điểm dừng lỗ, tôi tin rằng chúng ta không cần phải quá đắn đo với việc thoát vị thế tại cú phá vỡ khỏi thanh 7. Khá dễ dàng và gần như không có thiệt hại về vốn.

Điều này khiến chúng ta phải đánh giá cú phá vỡ khỏi mô hình chữ nhật. Tới đây thì tôi muốn lưu ý bạn đọc một sai lầm khá phổ biến đối với các nhà giao dịch, nhưng cơ bản là không quá khó để né tránh. Đó là sự khác biệt giữa một mô hình đảo chiều dành cho mục đích thoát vị thế với một mô hình dùng để vào vị thế tại cú phá vỡ khỏi nó.
Khách quan mà nói, vùng phạm vi giá kéo dài bốn giờ bên trong chiếc hộp có toàn bộ các đặc điểm của một mô hình đảo chiều. Nếu chúng ta quan sát các thanh giá từ trái sang phải, toàn bộ tiến trình này có thể được xem như là một mô hình chữ M kéo dài, hoặc có thể là một phiên bản được làm phẳng của mô hình vai đầu vai. Do đó, chúng ta không thể nào trách Phe Bò vì đã thoát vị thế mua tại cú phá vỡ thanh 8. Nhưng Phe Gấu thì phải cân nhắc thật kỹ về việc bán không với cú phá vỡ này.

Làm sao một cú phá vỡ khỏi mô hình đẹp như vậy lại có thể khiến Phe Gấu gặp rắc rối? Nếu chúng ta chỉ tập trung phân tích tiến trình trong chiếc hộp, bán khống dưới thanh 8 quả không tệ. Nhưng nếu chúng ta xét đến con sóng tăng giá trước khi chiếc hộp được thiết lập thì không khó để thấy lý do tại sao việc bán khống là không được thuận lợi cho lắm. Áp lực tăng giá có thể vẫn chưa bùng phát trong vài giờ vừa qua và giá vẫn đi ngang, nhưng nó không thể phủ nhận bối cảnh tăng giá trên biểu đồ này. Điều đó không có nghĩa là một nhà giao dịch lướt sóng nhanh nhạy không thể kiếm được vài pic lợi nhuận từ cú phá vỡ ban đầu, nhưng những ai đang nhắm đến nhiều lợi nhuận hơn thì nên quan sát kỹ vị thế của họ cũng như hành động giá sau phá vỡ.

Một yếu tố nữa không thuận lợi cho Phe Gấu đó là mức 50 nằm ngay bên dưới. Và không xa bên dưới là một vùng hỗ trợ tiềm năng nữa: ngưỡng 50% của con sóng tăng trong giờ giao dịch đầu phiên Anh Quốc. Tóm lại, các điều kiện tổng thể đang không ủng hộ cho một cú phá vỡ thực thụ, đó là lý do tại sao lệnh bán khống dưới thanh 8 rất đáng nghi ngờ. Nhưng giả sử chúng ta đang trong vị thế này, hãy cùng đánh giá các phương án để xử lý một tình huống như vậy nếu có gặp phải.

Ban đầu, cú phá vỡ có hiệu ứng tiếp diễn rất tốt. Chắc chắn đã có một số các nhà giao dịch thuộc Phe Bò đã thoát các lệnh mua của họ bên dưới đường biên của chiếc hộp, và Phe Gấu có thể mở tiệc ăn mừng, bởi đó chính là áp lực kép thuận lợi cho cú phá vỡ xuống. Tuy nhiên, cũng giống với các tình huống phá vỡ đi ngược lại xu hướng, áp lực sẽ nhanh chóng yếu đi sau dấu hiệu chững lại đầu tiên của động lượng. Và điều này cũng có lý do: nếu vào vị thế hơi xa một chút so với điểm phá vỡ đã khá nguy hiểm khi giao dịch thuận xu hướng, thì sẽ còn nguy hiểm hơn khi giao dịch ngược với nó.

Khi so sánh với một vài tiến trình giằng co đảo chiều đã được phân tích trong các ví dụ trước, tiến trình 9-11 bên dưới đường biên chiếc hộp trông có vẻ khá vô hại, nhưng điều này không làm khác đi thông điệp ẩn chứa bên trong nó. Có lẽ Phe Gấu đang khẳng định rằng, giá sẽ bật ngược lại sau khi chạm phần kéo dài của cạnh dưới chiếc hộp, cũng giống như nhiều tình huống sau phá vỡ khác (hãy nhớ tới thiết lập phá vỡ mô hình có kéo ngược). Nhưng trước khi áp dụng lập luận đó, tốt hơn chúng ta nên quan sát cách thức mà đợt điều chỉnh đến đường biên đã bị phá vỡ được tạo nên như thế nào.


GHI CHÚ: Để phân biệt giữa một con sóng kéo ngược “vô hại” với các con sóng nguy hiểm hơn, hãy tập trung vào bản chất của đợt điều chỉnh. Nói chung, các nhà giao dịch phá vỡ sẽ ít khi bị đe dọa phải thoát khỏi vị thế bởi một con sóng kéo ngược di chuyển chéo một cách nhẹ nhàng đến một đường biên bị phá vỡ, hơn là một con sóng đi ngang một cách nguy hiểm trong nhiều thanh giá liên tục như thế này. Một đoạn giằng co đáng lo ngại như vậy cũng có thể phá vỡ thuận theo hướng phá vỡ ban đầu, nhưng nếu nó lại phá theo hướng còn lại, đặc biệt khi một thanh sức mạnh hình thành, thì thông điệp của nó không nên bị coi nhẹ.


Ban đầu, vì cú phá vỡ giảm nằm trong một bối cảnh không ổn, cho nên khi giá phá vỡ khỏi thanh 10, chúng ta nên chuẩn bị cho một kịch bản là sẽ thoát lệnh tại đây, và điều đó đã rõ ràng hơn tại cú phá vỡ thanh 11.

Nếu bạn vẫn chưa bị thuyết phục bởi các dấu hiệu tăng giá bên trên, ba thanh nến tiếp theo và cú phá vỡ thanh 12 đã cho Phe Gấu thêm một gợi ý quan trọng rằng giá ít có khả năng giảm trong thời gian tới. Và nếu đó vẫn chưa phải là lý do để từ bỏ lệnh bán không, thì điểm đảo chiều cuối cùng nằm phía trên thanh 13 là cơ hội cuối cùng. Nếu bạn thoát vị thế tại điểm này mà vẫn không có thiệt hại về vốn. Tốt nhất nên chấp nhận kết cục này! Để phục vụ cho các giao dịch trong tương lai thì bạn nên ghi nhớ cách thức cú phá vỡ bên dưới thanh 8 đã bị phản công như thế nào, bởi nó rất thường xảy ra.

Hãy để ý thật kỹ các tính chất của mô hình chữ W ẩn chứa trong tiến trình 8-11, 8-12 và 8-13. Nhưng hãy hiểu rằng, dạng phản ứng này của thị trường không chỉ là kết quả của các điều kiện bất lợi của cú phá vỡ giảm trước đó, mà nó còn xuất hiện sau những cú phá vỡ “chất lượng”  thuận chiều với áp lực chủ đạo. Do đó, việc thoát vị thế tại điểm đảo chiều là một phần của quy trình quản lý lệnh, bất kỳ tiến trình đi ngang nào diễn ra sau khi phá vỡ đều xứng đáng được quan sát kỹ càng.

Hai điểm quan trọng có thể rút ra được trong biểu đồ bên trên là: (a) các “tay chơi” theo xu hướng đang có vị thế sẽ không dễ dàng thoát vị thế, và (b) các “tay chơi” theo xu hướng đang đứng ngoài sẽ vui vẻ chấp nhận gần như bất kỳ mức giá nào để vào lệnh, thậm chí là phải đi ngược lại với một cú phá vỡ ngược xu hướng thuận với xu hướng chính, nhưng ngược với cú điều chỉnh). Nói cách khác, một cú phá vỡ được thiết lập càng ngược lại với xu hướng chủ đạo thì càng thuận lợi cho một bẫy giá xuất hiện.

Tới đây, chúng ta tạm thời kết thúc phần bàn luận về kỹ thuật thoát vị thế tại điểm đảo chiều, nhưng chúng ta sẽ còn được thấy nhiều ví dụ trong các trang sách và chương tiếp theo. Lời nhắn nhủ cuối cùng của tôi là, chúng ta có thể rèn luyện đôi mắt để phát hiện các dấu hiệu cảnh báo của một đợt đảo chiều sắp đến, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng sẽ may mắn và dự đoán đúng. Trên tinh thần đó, điều tốt nhất một nhà giao dịch có thể làm đó là ít nhất loại bỏ được các giao dịch có cơ hội thành công thấp ngay từ đầu. Chương tiếp theo của chúng ta được thiết kế để làm rõ cách thực hiện kỹ thuật quan trọng này.

[maxbutton id=”6″ ]

Trả lời

Main Menu