Phương Pháp Price Action Bobvolman – Bài 5: Thiết Lập Giao Dịch

Sau khi được trang bị rất nhiều kiến thức cơ bản về hành vi giá, bây giờ đã đến lúc bạn mài giũa kỹ năng giao dịch thực chiến. Nhận ra được thiên hướng lặp lại quá khứ của thị trường là một chuyện, để tận dụng được nó lại là một chuyện khác. Nếu không có các quy tắc vào lệnh cụ thể, ngay cả một chuyên gia về hành vi giá cũng phải bối rối với những ý tưởng của anh ta. Đặc biệt, khi sử dụng một khoảng dừng lỗ chặt, bạn không thể chỉ đơn giản vào lệnh dựa trên linh cảm hay chỉ vì thấy một tình huống giao dịch có khả năng thẳng. Từng giao dịch được thực hiện luôn phải có ý nghĩa từ góc nhìn kỹ thuật và hợp lý về mặt bảo vệ tài khoản.

Từ góc nhìn của chúng ta, có ba điều kiện cốt lõi mà một ý tưởng giao dịch cần phải thoả mãn, hai trong số đó đã được bàn đến khá kỹ: giao dịch thuận theo áp lực chủ đạo và vào lệnh từ một cú phá vỡ khỏi vùng tích lũy động lượng. Điều kiện thứ ba là một chức năng của chính quá trình tích lũy động lượng: bên trong nó, chúng ta cần xác định một chuyển động giá tạo nên thiết lập giao dịch.

Điều thú vị của giao dịch phá vỡ là mặc dù có vô số cách mà hành vi giá có thể dẫn tới đó, nhưng lại không có nhiều cách mà giá có thể phá vỡ khỏi một vùng tích lũy động lượng. Trong chương này, chúng ta sẽ bàn luận về bốn thiết lập giao dịch cụ thể, ba trong số đó được thiết kế để bắt lấy một cú phá vỡ khỏi các mô hình, thiết lập còn lại sẽ giải quyết cú đảo chiều của con sóng kéo ngược (vốn cũng là biến thể của một cú phá vỡ khỏi mô hình).

Việc một mô hình có thể bị phá vỡ ngầm định một sự thật rằng, đường biến của một mô hình là hoàn toàn tồn tại. Cho đến lúc này, chúng ta đã thấy được lợi ích của việc bao bọc một vùng giá đáng chú ý bằng một đường thẳng hoặc một chiếc hộp; những công cụ này thực sự rất hữu ích trong 88 việc phát hiện các mức giá trên biểu đồ mà giá có thể phá vỡ hay chạm bật khỏi đó. Nhưng cũng phải nhớ rằng, đừng làm rối biểu đồ và khả năng sát của chúng ta với đủ thứ hình vẽ không liên quan và không có ích quan trong tương lai. Trong phần lớn các trường hợp, một đường thẳng duy nhất hoặc một chiếc hộp là đủ để tập trung vào chuyển động giá trước mắt .

Một khi đã vẽ được một đường thẳng hoặc chiếc hộp bao bọc chuyển động giá cần chú ý, nhiệm vụ tiếp theo là quan sát xem đường biên này phản ứng với giá thế nào. Như đã biết, một sự xuyên thủng đơn thuần chưa thể khiến chúng ta hành động ngay được (ví dụ: những cú phá vỡ mồi và bẫy phá vỡ giả), nhưng câu chuyện sẽ luôn luôn thú vị hơn khi phe tấn công và phe phòng thủ bắt đầu một trận chiến trong một nhóm các thanh giá tăng giảm xuyên qua xuyên lại các đường biên. Trong vùng tích lũy động lượng này, chúng ta cần tìm một thanh giá chủ chốt – thanh giá mà chúng ta sẽ vào vị thế tại điểm phá vỡ khỏi nó. Trong một cú phá vỡ tăng, thanh giá chủ chốt sẽ là một thanh giá tăng nằm cuối vùng giằng co hiện tại và đóng cửa nằm tại đường biên. Khi thanh giá tiếp theo phá vỡ đỉnh của thanh giá này, mô hình được coi là bị phá vỡ và chúng ta có thể mua tại giá thị trường.

Với giao dịch theo hướng giảm, chúng ta chỉ cần đảo ngược quy tắc lại (bản khi một thanh giá giảm chủ chốt bị phá vỡ xuống). Chúng ta có thể coi thanh giá thiết lập nên giao dịch là thanh giá tín hiệu, và thanh giá phá vỡ kích hoạt lệnh của ta là thanh giá vào lệnh.


GHI CHÚ: Mặc dù không phải là một điều kiện bắt buộc, nhưng các nhà giao dịch Ngoại hối nên sử dụng biểu đồ giá tính theo độ chia nhỏ nhất là một pip hoàn chỉnh. Như vậy thì các đỉnh và đáy của các thanh giá lên cận hoặc nằm bên trong một chiếc hộp, có thể được sắp xếp một cách gọn gàng hơn và sẽ khiến đường biên được xác định rõ ràng hơn. Không may một vài nền tảng giao dịch lại thể hiện giá theo cách mà họ báo giá, theo dõi chia pipette. Theo cách này, chỉ cần một pipette nhỏ chênh lệch là một thanh giá đã bị phá vỡ bởi một thanh giá khác, trong khi cú phá vỡ này có thể chứa được thể hiện lên trên các biểu đồ “một pip” khác, nên có khả năng dẫn tới các lệnh bị thực thi sớm.

Giao dịch trên một nền tảng biểu đồ phân chia gió đến mức pipette vẫn được nhưng các lợi thế của việc giao dịch trên biểu đồ một pip lại rõ ràng hơn. Nếu nhà môi giới của bạn không cung cấp loại nền tảng biểu đồ này thì bạn nên thuê một gói biểu đồ riêng với một ít phí hàng tháng (thực sự rất khuyến khích điều này nếu bạn chỉ đang học phương pháp giao dịch). Thêm nữa, thiết lập biểu đồ “tròn một pip” này chỉ nên được thể hiện trên biểu đồ, còn báo giá thì vẫn cần hiển thị đầy đủ đến mức pippete.


Trong một bối cảnh hoàn hảo thì một mô hình sẽ bị phá vỡ theo bốn bước sau đây: (1) phe tấn công gây áp lực vào đường biên của mô hình, (2) phe phòng thủ đỡ được đợt tấn công này, (3) một chút giằng co của các thanh giá tạo nên áp lực quanh khu vực đường biên, và (4) giá phá vỡ và tiếp diễn.

Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, sẽ xảy ra rất nhiều đợt giằng qua kéo lại và những lần bẫy giá liên tục trước khi một đường biên của mô hình bị phá vỡ hoàn toàn (nếu có phá vỡ). Tin tốt là, thị trường không cần thiết phải di chuyển “một cách hoàn hảo” thì chúng ta mới có thể thiết lập được một giao dịch có lợi thế.

Ví dụ, khi bị buộc phải thoái lui sau một cú phá vỡ mồi lên phía trên, giá có thể chạm lại một vùng hỗ trợ bên trong mô hình mà từ đó, một đợt tấn công khác lên phía trên đường biên có thể được lên kế hoạch (chạm lại trần và sự tiếp diễn sau khi phá vỡ lần thứ hai). Một vài lần khác nữa, một mô hình bị phá vỡ theo kiểu không chắc chắn, một vài thanh giá sau phá vỡ chỉ đứng yên bên ngoài mô hình, mặc dù trông có vẻ không được hứa hẹn lắm từ định nghĩa của sự tiếp diễn, việc phe đi ngược xu hướng chỉ có thể khiến cú phá vỡ chững lại mà không thể đảo ngược nó có thể là yếu tố thuận lợi cho sự tiếp diễn xu hướng sau đó. Trong các trường hợp khác nữa, chúng ta có thể thấy một mô hình bị phá vỡ một cách khá dứt khoát mà không cần tích lũy động lượng, nhưng rồi giá kéo ngược để thực hiện một cú chạm lại kỹ thuật tại đường biên đã bị phá vỡ. Những ví dụ này rõ ràng không phải là điển hình của một cú phá vỡ “lý tưởng”, nên có thể khiến chúng ta tạm ngưng việc giao dịch. Nhưng hành vi giá tiếp diễn sau đó vẫn có thể thiết lập nên một giao dịch có lợi thế bằng cách này hay cách khác.

Những cú phá vỡ khỏi mô hình cũng có thể rất khó chịu và hầu như không hề cho chúng ta gợi ý nào về kết cục của chúng. Trong các trường hợp như vậy, chúng ta có thể phải điều chỉnh vị trí của đường biển, hay thậm chí xoá nó hoàn toàn và đánh giá thị trường theo một hướng khác.

Sau tất cả, việc giao dịch với những cú phá vỡ khỏi các mô hình là một chiến lược khá rõ ràng, nhưng mọi thứ có thể trở nên rất khó lường nếu bạn không biết các kỹ thuật phức tạp hơn. Về các kỹ thuật vào lệnh, chúng ta sẽ phân biệt rõ ràng giữa ba loại bằng cách đặt tên cho các thiết lập giao dịch là: phá vỡ mô hình, phá vỡ mô hình có kéo ngược và phá vỡ thiết lập kết hợp .

Mỗi loại sẽ được giới thiệu và giải thích đầy đủ về dạng hình tiêu biểu của nó, và một vài ví dụ thực tế để bạn hiểu được ý tưởng giao dịch. Sau khi đi qua thiết lập cuối cùng – giao dịch với sự đảo chiều của con sóng kéo ngược – chúng ta đã có đầy đủ các vũ khí cần thiết để ứng dụng lên bất kỳ biểu đồ nào với cách tiếp cận thận trọng nhưng có hiệu quả cao, dành cho một nhà giao dịch phá vỡ. Trong Chương 7, chúng ta sẽ mở rộng các kỹ thuật giao dịch phá vỡ ra xa hơn với một thiết lập mạnh mẽ nhưng hơi nâng cao, đó là thiết lập giao dịch với tín hiệu phá vỡ giả.

TÍN HIỆU PHÁ VỠ MÔ HÌNH

Mặc dù có rất nhiều biến thể khác nhau, chưa kể đến những cú phá vỡ giả, nhưng một sự phá vỡ mô hình gọn ghẽ vẫn là thứ diễn ra thường xuyên nhất. Trong quá trình mô hình được hình thành, hành động giá có thể sẽ hơi khó chịu, nhưng bạn không cần phải tốn quá nhiều công sức mới xác định được “khoảnh khắc phá vỡ khỏi đường biên” của một đường xu hướng, hoặc một chiếc hộp,… trên biểu đồ khung thời gian 5 phút. Về cơ bản, giá càng chạm bật nhiều lần để tạo ra một đường biên, thì đường biên đó càng chắc chắn hơn, và càng cần nhiều sự tích lũy động lượng hơn để phá thủng được hàng rào của phe phòng ngự.

Trong một kịch bản có thể giao dịch được, sự tích lũy động lượng này sẽ được hiển thị dưới dạng một vùng giá giằng co bao gồm các thanh giá tăng giảm liên tục, đây cũng có thể được coi là áp lực trước phá vỡ và trong một số trường hợp thì lại được coi như là một cú nén chặt. Bên Có những áp lực tâm lý đang tạo tác động mạnh lên nhau. Nếu đó là một vùng hỗ trợ đang bị tấn công, Phe Bò đang có vị thế mua chỉ có thể hy vọng rằng, các nhà giao dịch đang đứng ngoài sẽ cùng hợp lực với họ để bảo vệ trong nó vùng giá quyết định này. Nhưng Phe Gấu đang có vị thế bán cũng đối mặt với thử thách của riêng họ. Để phá vỡ được áp lực phòng thủ từ Phe Bò, họ cũng cần sự trợ giúp, điều mà không dễ dàng để có được tại một vùng hỗ trợ.

Chắc chắn là phần lớn Phe Gấu đang đứng ngoài sẽ muốn bán khống dưới vùng hỗ trợ, nhưng ai sẽ là người làm công việc khó khăn đó là phá vỡ nó trước tiên? Chắc chắn là những sự hy vọng và nỗi sợ này luôn xuất hiện tại bất kỳ một mức giá ngẫu nhiên nào trên biểu đồ, nhưng bất cứ khi nào giá mắc kẹt tại một vùng hỗ trợ hay kháng cự, ít nhất chúng ta có được một hình ảnh rõ ràng về một mức giá cụ thể đang phải chịu áp lực – và có rất nhiều phe phái, cả trong và ngoài thị trường, có khả năng sẽ rất chú ý đến cùng một mức giá đó.

Bạn phải hiểu rằng, cách mà cú phá vỡ được thiết lập chỉ là một phần trong tất cả các thành tố cần phải xem xét trước khi vào một vị thế. Một thứ luôn cần bạn chú ý đó là áp lực chung trên biểu đồ; một thứ khác cũng quan trọng không kém đó là xem xét những vùng cản tiềm năng trên con đường mà giá tiến tới mục tiêu, cũng như những cục nam châm ngược có thể khiến bạn phải dừng lỗ. Tất cả những yếu tố này sẽ được bàn đến ngay sau đây.

Nhưng ngay cả khi giao dịch được thiết lập khá tốt về các điều kiện cơ bản thì kiên nhẫn vẫn là chìa khoá. Vì sử dụng những khoảng dừng lỗ chặt nên chúng ta cần cho hành vi giá đủ thời gian để thiết lập các giao dịch một cách hợp lý, để chúng ta hoặc bắt lấy một cú phá vỡ thoả mãn hoàn toàn các điều kiện vào lệnh, hoặc là không làm gì cả. Chúng ta không bao giờ được chen chân vào khi giá đang tích lũy động lượng, cũng không tham gia vào những cú phá vỡ có thể được coi là sớm hoặc đáng nghi ngờ.

Phần bàn luận đầu tiên của chúng ta về kỹ thuật vào lệnh sẽ là thiết lập phá vỡ mô hình tiêu chuẩn. Một chuỗi các biểu đồ sẽ được sử dụng để giải thích kỹ thuật vào lệnh này, nhưng bạn hãy hiểu rằng, trong vô số các mô hình hành vi giá khác nhau, các ví dụ này chỉ là một nhát cắt nhỏ trên thực tế. Tuy nhiên, trong suốt các chương tiếp theo, chúng ta sẽ thấy nhiều ví du hơn về các kỹ thuật giao dịch phá vỡ; cho nên bất kỳ ý nào chưa được rõ trong phần giới thiệu đầu cũng sẽ xuất hiện lại tại một thời điểm nào đó sau này.

Trước khi đọc đoạn giải thích cho từng biểu đồ, một lần nữa, bạn hãy bạn có thể phát hiện được những dấu hiệu và gợi ý quan trọng nhất – dành chút thời gian để đánh giá bản chất đồng bộ của mỗi biểu đồ. Để xem.
con đường ít trở ngại nhất, những trận chiến quanh vùng số tròn, các yếu tố cản đường, các vùng giăng CO, các đình đáy quan trọng, ..V..V.. Làm vậy không chỉ kích hoạt các giác quan cảm nhận hành vi giá của bạn một cách nhẹ nhàng, mà nó còn sẽ giúp bạn hấp thụ các phân bàn luận kỹ thuật bên dưới biểu đồ tốt hơn.

Hình 5.1. Dấu hiệu điển hình của một thị trường đi ngang là giá đi chuyển lên xuống quanh một đường EMA 25 đang khá phẳng. Trong giai đoạn đầu, không có phe nào cho thấy áp lực chủ đạo, cũng như không có nhấn quan nhiều dấu hiệu cho thấy phe nào sẽ chiếm ưu thế. Nhưng bằng cách kiến 1 sát hành vi giá di chuyển xung quanh đường trung bình và quan sát cẩn thận các đỉnh – đáy được hình thành theo đó, chúng ta có thể nắm được phe nào của thị trường đang dần chiếm được kèo trên.

Sự kiện đáng chú ý đầu tiên trong phiên giao dịch này đó là “đợt điều chỉnh” đi ngang 2-3, được treo trên phần cán cờ 1-2. Các đợt điều chỉnh nằm ngang là cách thị trường sử dụng để hấp thụ năng lượng của một con sóng trước đó. Chắc chắn rằng tại một thời điểm nào đó, giá chỉ có thể làm một trong hai điểu: hoặc phá vỡ theo xu hướng chủ đạo trước đó (giống mô hình lá cờ), hoặc phá vỡ theo hướng ngược lại, có thể tạo nên một mô hình đảo chiều giống các phần chính giữa của mô hình chữ M và chữ W).

Phe Gấu sẽ chẳng vui vẻ chút nào khi thấy kịch bản thứ hai đã xảy ra (4). Chỉ vài phút trước, họ vẫn còn đang thuận lợi trên con đường đấu giá xuống mức 50 nằm dưới, đột nhiên phe đối thủ phản công và nhằm lên mức số tròn bên trên. (Để ý mô hình chữ W đã hoàn tất tại con sóng 3-4.)

Tiếp theo sau đợt phản công này là một trận chiến giằng co kéo dài quanh đường EMA 25, và cuối cùng kết thúc theo hướng của Phe Gấu. Một yếu tố có thể đóng vai trò quyết định trong chiến thắng này là việc Phe Bò, mặc dù có cố gắng nhưng vẫn không thể chạm được vùng số tròn 1.36, chưa nói đến việc chiếm lại được vùng này. Tại một lúc nào đó thì sự bất lực này chính là thứ ảnh hưởng đến tinh thần của họ.

Chúng ta hãy cùng phân tích đợt tấn công đầu tiên của Phe Bò tại (4).
Khi đường trung bình bị xuyên thủng từ dưới lên và sau đó có rất nhiều thanh giá đóng cửa được phía trên nó, chúng ta có thể coi đó là một đợt chiếm đoạt lại đường trung bình của Phe Bò. Kể từ đây, giá có thể gặp khó TOT trong việc tăng cao hơn, nhưng nó lại có khả năng bật nảy rất cao bất kỳ khi nào chạm lại đường trung bình, đặc biệt là tại lần chạm đầu tiên, và thậm chí còn cao hơn nữa khi cú chạm này hợp lưu với một yếu tố kỹ thuật khác.
Trong một phiên giao dịch khá chậm và bị nén chặt, hỗ trợ hay kháng 7 cự thường nằm ngay rất gần với giá. Ví dụ, khi đáy thanh giá 7 chạm lại đỉnh thanh 5, đây là một cú chạm lại trần trùng với một cú chạm lại đường EMA 25 của một đợt kéo ngược 50/60% của con sóng trước đó (5-6).

Trong lần bàn luận trước, chúng ta đã coi một cú chạm hợp nhất ba yếu tố lại như vậy là một bộ tam và là một điểm xoay chiều tiềm năng. Những nhà giao dịch lướt sóng rất thích tận dụng các đợt kéo ngược nhỏ về vùng hỗ trợ này chỉ để kiếm vài pip trong cú bật nảy đầu tiên. Nhưng để gia tăng lên một cách dứt khoát và kéo dài thì nó cần được hỗ trợ nhiều hơn. Trong phiên giao dịch bên trên, Phe Bò chưa bao giờ có được sự hỗ trợ đó. Không lâu sau khi chiếm được đường trung bình, họ đã hai lần bị buộc phải rút lui và để giá rơi xuống dưới (8-9 và 10-11) – để rồi không thể hồi phục được tại lần thứ ba.


GHI CHÚ: Như đã bàn đến trước đó, chúng ta không cần thiết phải phân tích quá nhiều đối với từng trận chiến giằng co trên biểu đồ, thường thì không thể thực hiện bất cứ giao dịch nào được gần khu vực đó và việc cần làm là đứng ngoài quan sát tình hình chung trong phiên mở cửa. Nhưng một thứ luôn thú vị và đáng để quan sát trong bất kỳ biểu đồ nào là những
94 lần cố gắng của một trong hai phe để chạm được vùng số tròn gần nhất. Cả hai phe đều có những mục tiêu riêng để nhắm tới , và những lần cố gắng này cuối cùng cũng sẽ thành công hoặc thất bại. Dĩ nhiên, các mức này không nhất thiết phải được chạm ngay lần cố gắng đầu tiên. Nhưng bất cứ khi nào ta thấy một phe liên tục thất bại trong việc chạm được mục tiêu của họ và rồi mất quyền kiểm soát, khả năng sẽ có một đợt chuyển giao quyền lực xảy ra. Nói cách khác, sự thất bại của một phe trong việc chạm vùng số tròn tiêu thường là khởi nguồn cho thành công của một đợt tấn công về vùng số tròn phía đối diện của phe còn lại.


Cơ bản đó chính là câu chuyện đã diễn ra trong biểu đồ bên trên. Hơn nữa, các lần cố gắng thất bại để chạm mức 00 – tại 1, 4, 6, 8, 10, và cuối cùng tại 12 – không chỉ ảnh hưởng đến động lượng tăng, mà nó còn tiếp thêm sự tự tin cho Phe Gấu với cùng sức mạnh.

Ban đầu, đường xu hướng đã có thể được nâng cao hơn một chút để nối đáy 2-3 với đáy của thanh giá 9. Nhưng khi tiến trình 11-13 hình thành, chúng ta phải điều chỉnh một chút. Khi được vẽ giống như ví dụ, bảy thanh giá bị kẹt giữa đường xu hướng và đường trung bình chính là một cú nén chặt chuẩn sách giáo khoa. Bất cứ lúc nào giá phá vỡ khỏi một tiến trình “bị mắc kẹt” như vậy, phản ứng áp lực kép có thể rất mạnh mẽ.

Một yếu tố rất điển hình trong cú nén chặt này là một lần thất bại của Phe Bò trong việc phá vỡ khỏi bối cảnh giảm giá (12). Bạn có thể không để ý nhiều đến một Đỉnh giả nhỏ xíu như vậy, nhưng nó có thể là một dấu hiệu quan trọng cho thấy sự đầu hàng của Phe Bò chuẩn bị diễn ra. Thử tưởng tượng tình huống bất lực của Phe Bò: tới lúc này thì tất cả các đợt tấn công lên phía trên của họ đã thất bại và hiện tại họ đang phải chịu một đợt phản Công nữa, và chỉ có đường xu hướng bên dưới làm hỗ trợ. Nếu một cú phá vỡ lên trên từ vùng hỗ trợ không đủ hấp dẫn những nhà giao dịch thuộc Phe Bò đang đứng ngoài vào vị thế, thì những người đang có sẵn vị thế sẽ nghĩ gì.
Khi một cú phá vỡ giảm đã thực sự rõ ràng, chúng ta cần phải bàn luận về kỹ thuật vào lệnh.

Mặc dù là một lời cảnh báo, nhưng thanh 12 lại không đủ tiêu chuẩn làm một thanh giá tín hiệu. Nếu chúng ta bán khống khi gia phá vỡ xuống dưới nó thì điểm vào lệnh của chúng ta đã nằm ngay vùng hỗ trợ của đường xu hướng. Trong một vài bối cảnh thì một nhà giao dịch có thể áp dụng các chiến lược táo bạo hơn (chúng ta sẽ bàn luận sau), nhưng đây không phải là một ý tưởng hay trong một thị trường khá chậm. Tốt nhất nên để cho thị trường có cơ hội tạo ra một giao dịch phù hợp.

Có ít nhất năm lý do tại sao thanh 13 lại phù hợp với các tính chất của một thanh giá tín hiệu đạt tiêu chuẩn: (1) nó là một phần của một cú nén chặt chất lượng; (2) nó lấp đầy khoảng trống giữa đường EMA 25 và đường xu hướng, để lại gần như không còn khoảng trống cho một thanh giá khác xuất hiện bên trong cú nén chặt; (3) nó xác nhận Đỉnh giả tại 12; (4) nó đóng cửa giảm rất nặng nề, thuận chiều với cú phá vỡ chúng ta đang kỳ vọng và đóng cửa ngay tại đường xu hướng; và (5) có một cục nam châm tại mức 50 rất thuận lợi đang nằm cách 25 pip phía dưới. Phe Gấu còn muốn gì nữa mới sẵn sàng vào lệnh?

Đối với cách vào lệnh, chúng ta sẽ kích hoạt vị thế ngay khoảnh khắc giá vượt qua đỉnh hoặc đáy của thanh tín hiệu 1 pip (vào bán khống dưới thanh 13). Khi khoảnh khắc này đến gần, hãy sẵn sàng để bấm trỏ chuột vào nút mua hoặc bán, nhưng đừng bao giờ vào lệnh trước khi thanh giá hình thành; chỉ vào khi thanh tín hiệu thực sự bị vượt qua.

Ngay lúc vị thế được kích hoạt, một bộ lệnh dừng lỗ – chốt lời cũng sẽ được kích hoạt tự động để sau cùng, sẽ đóng vị thế với một khoản lợi nhuận hoặc một khoản lỗ. Như đã nói, có vô số cách để đặt lệnh này, nhưng giờ chúng ta hãy thống nhất khoản dừng lỗ là 10 pip và chốt lời là 20 pip. Như chúng ta sẽ thấy trong rất nhiều trang sách và chương sắp tới, đây là một bộ lệnh hoàn hảo để sử dụng trên một biểu đồ 5 phút “sôi động một cách bình thường”. Nếu muốn quản lý giao dịch theo một cách tuỳ biến hơn trong một vài trường hợp, bạn có thể điều chỉnh, nhưng tại giai đoạn này, tốt nhất nên giữ mọi thứ đơn giản và rõ ràng. (Các kỹ thuật quản lý lệnh khác sẽ được bàn đến trong Chương 6 về Thoát lệnh Thủ công.)


GHI CHÚ: Trong phần lớn các tình huống phá vỡ, và có nghĩa là trong tất cả các thiết lập giao dịch, chúng ta chỉ nên vào lệnh nếu giá đóng cửa của thành tín hiệu thuận chiều với cú phá vỡ được kỳ vọng. Có nghĩa là ta sẽ bán không khi giá vượt xuống một thanh giá giảm và mua khi giá vượt lên một thanh giá tăng. Tuy nhiên, đôi lúc các thanh doji trung tính cũng có thể được chấp nhận là thanh giá tín hiệu, và trong vài trường hợp, ta thậm chí có thể chấp nhận bán không dưới một thanh giá tăng nhỏ hoặc mua phía trên một thanh giảm nhỏ (hãy nghĩ tới các Thanh gió Nằm trong). Nhưng trong tốt cả trường hợp, tốt nhất chúng ta không nên bón khống bên dưới một thanh giá tăng mạnh, và không nên mua phía trên một thanh giảm mạnh. Các cách vào lệnh này có ít khả năng kích hoạt phản ứng tiếp diễn hơn và do đó, có khả năng đưa giaº dịch vào một tinh thể thở đấu tệ hơn. Đó là một tinh huống cần tránh nhất, đặc biệt khi chúng ta đang sử dụng các lệnh dừng lỗ chặt


Hình 5.2. Không có gì để chối cãi rằng, áp lực chủ đạo là tăng từ giờ mở cửa phiên Âu lúc 08:00. Chỉ cần nhìn vào con sóng tăng (1-2) là đủ hiểu, không có một thanh giá giảm nào bên trong. Những nhà giao dịch đối lập có tay nghề chắc sẽ phải tiếc nuối khi nhìn thấy nó, nhưng từ góc nhìn của chúng ta, rõ ràng là không thể có bất kỳ áp lực bán nào trong một đợt tăng giá ngay giờ mở cửa như vậy.

Thanh 2 và hai thanh giá liền trước nó là ví dụ cho các mô hình nến đuối dài nằm phía trên định. Trong phân tích mô hình nến Nhật , đuôi là phát giá nằm ngoài phần thân (nó cũng có thể là mô hình nến đuôi dài tại đây).
Nếu đuổi thanh giá dài, nó cho thấy rằng trong quá trình hình thành, giá đã chạm được một vùng đỉnh hoặc đáy nhưng rồi lại đóng cửa cách rất xa 80 với vùng đó (bị từ chối). Các thanh giá đuôi dài tại các vùng đỉnh hoặc đáy của một con sóng có thể cung cấp các thông tin quan trọng, nhưng kết luận rằng thị trường đã đảo chiều chỉ vì sự xuất hiện của chúng có thể rất nguy hiểm. Những nhà giao dịch đối lập nên chú ý điểm này.

Ngay cả như vậy thì không con sóng nào có thể kéo dài mãi mãi và tất cả đều phải đối mặt với một đợt điều chỉnh thật sự tại một thời điểm nào đó. Cho dù con sóng xu hướng mạnh đến cỡ nào, chúng ta cũng có thể gần như chắc chắn rằng sẽ luôn có nhiều phe đang chờ đợi để giao dịch với một con sóng kéo ngược hoặc tương tự. Và nếu như vậy thì câu hỏi được đặt ra là, giá có thể kéo ngược được tới đâu?

Chúng ta đã bàn qua sự nguy hiểm của việc cố gắng dự đoán điểm đảo chiều của một sóng kéo ngược. Một cách tiếp cận an toàn hơn là chờ đợi giá chững lại trước rồi vào lệnh sau. Không may là việc đó cũng có thể rất rủi ro; rất nhiều lần giá chững lại chỉ là tạm thời và sóng kéo ngược có thể tiếp diễn sâu hơn chút nữa. Ví dụ, những ai vào lệnh mua tại thanh 3 hoặc cao hơn là những kẻ chịu thiệt hại đầu tiên khi sự đảo chiều của con sóng kéo ngược thất bại. Những ai vào lệnh tại cú phá vỡ thanh 4 (đã tốt hơn rồi) cũng phải hối hận khi đã vào vị thế.

Một thứ khiến cho Phe Bò gặp vấn đề ở đây là con sóng 1-2 chỉ thiên về hướng tăng quá (không hề có sự chững lại trên đường tăng lên) nên chúng ta không có một mức giá hỗ trợ nào đủ tốt để một sóng kéo ngược có thể nhắm tới và đảo chiều tại đó. Trong các trường hợp như vậy, thường sẽ có ít sự đồng thuận hơn về vị trí để bắt lấy cú đảo chiều này, ngay cả khi có rất nhiều người thuộc Phe Bò đang chờ để mua. Và khi áp lực mua xuất hiện một cách không đồng đều, thì giá cũng sẽ có thiên hướng phản ứng ít đồng bộ hơn. Đôi khi đường EMA 25 có thể trợ giúp được, giống như khi nó cố gắng làm vậy tại 4, nhưng khi không có một yếu tố kỹ thuật khác hỗ trợ cho nó, sức mạnh hỗ trợ của một đường trung bình thường chỉ là một ảo ảnh thị giác không hơn không kém mà thôi.

Cuối cùng thì giá cần kéo ngược sâu hơn để Phe Bò có thể đứng ra bảo vệ con sóng tăng hình thành vào giờ mở cửa một cách mạnh mẽ (5-6). Ngay 6 cả như vậy thì thanh giá đuôi dài nhỏ xíu là thanh giá 6 cũng không phải là dấu hiệu lớn của áp lực tăng giá, Phe Gấu đã thực sự chú ý đến thông điệp của thanh giá này, chỉ vì giá hiện tại đang nằm tại vùng hồi quy 60% của con sóng 1-2: đây là chốt chặn cuối cùng cho Phe Bò để giữ được áp lực tăng Với những ai thiếu tinh ý thì tiến trình (6-8) có thể trông như một chuỗi thanh giá doji vô nghĩa; nhưng nếu chúng ta quan sát hành vi giá kỹ hơn, các thanh này sẽ kể cho chúng ta câu chuyện thú vị về Phe Bò và Phe Gấu đang vật lộn tại vùng đáy của con sóng kéo ngược này thế nào. Hãy để ý trong tiến trình này, phần lớn các thanh giá đều đóng cửa cách xa khỏi đáy của chúng, đó cũng là một dấu hiệu tốt cho thấy rằng Phe Gấu đang từ từ bị đẩy lùi.

Chúng ta hãy phóng to thêm một chút nữa. Với việc hai thanh doji tại (8) hợp lại cần đến 10 phút để hoàn thành, thì chúng ta có khá nhiều thời gian để vẽ được đường xu hướng giảm như trên biểu đồ. Mặc dù đỉnh của các thanh doji này bị đè xuống bởi kháng cự của đường xu hướng giảm, nhưng đáy của chúng lại tìm được hỗ trợ tại đỉnh của một cặp doji khác, hai thanh giá tại (7). Có lẽ đây chưa phải là một cú nén chặt hoàn hảo, nhưng hầu như không có chỗ để giá di chuyển mà không phá vỡ theo một trong hai hướng, và điều này luôn làm tăng thêm áp lực trước phá vỡ.

Một dấu hiệu thuận lợi cho cú phá vỡ tăng là thanh giá vào lệnh (phía trên mũi tên) trước tiên đã vượt qua đáy của thanh liền trước nó chỉ để đảo chiều mạnh mẽ lên phía trên (Đáy giả). Từ một biểu đồ tĩnh thế này thì chúng ta không thể chắc chắn được rằng nó (Đáy giả) xuất hiện trước hay sau khi đường xu hướng bị phá vỡ, nhưng nếu chúng ta xét tới giá mở cửa của thanh vào lệnh này thì hoàn toàn có thể coi rằng, Đáy giả xuất hiện trước. Dù theo cách nào đi chăng nữa thì cú phá vỡ đặc biệt này vẫn có thể được chấp nhận, nhưng với bối cảnh tăng giá thì kịch bản váy giả xuất hiện trước điểm vào lệnh dĩ nhiên sẽ được ưa chuộng hơn.

Bên cạnh việc xem xét các điều kiện thuận lợi cho kịch bản mà chúng ta đang trông đợi, chúng ta cũng nên quan sát biểu đồ để tìm các yếu tố kháng cự tiềm năng trên con đường giá chạm mục tiêu. Khi làm vậy thì bạn cần phải hiểu rằng, việc giá đi thẳng tới mục tiêu dĩ nhiên sẽ hiếm khi xảy ra. Một đỉnh hoặc đáy trước có thể không phải vấn đề lớn; các đỉnh đôi hoặc đáy đôi có thể khó nhằn hơn một chút, nhưng không quá đáng sợ khi chúng xuất hiện không quá rõ ràng trên biểu đồ. Tuy nhiên, có một thứ không hề dễ chịu, đó là các vùng giằng co dày đặc, chi chít chuyển động giá cách về bên trái không quá xa, chúng cần được xuyên thủng để giá chạm tới mục tiêu. (Chúng ta sẽ thấy rất nhiều ví dụ về vấn đề này.) Bàn về giao dịch mua hiện tại, không cần thiết phải bị quan khi nhắm đến mục tiêu 20 Pip; thực tế ra có hai yếu tố có thể hỗ trợ cho giao dịch thuận lợi: đầu tiên là lực hút nam châm của mức 50 hỗ trợ kéo giá, và rồi chúng ta có đỉnh cũ tại 2 để hoàn tất nhiệm vụ. Hãy nhớ lại phần bàn luận về các nguyên tắc hành vi giá, đỉnh và đáy cũ cũng có thể là những cục cham châm mạnh.

Trong trường hợp này, kháng cự có thể đã xuất hiện chỉ cách mục tiêu một pip (9). Bởi vì ít giao dịch nào có thể chạm được mục tiêu mà không gặp phải chút khó khăn, tốt nhất là nên giữ bình tĩnh khi điều này xảy ra và đợi cho giá tiếp tục di chuyển. Dĩ nhiên, điều khó chịu nhất là thấy một cú kéo ngược đột nhiên xoá sạch toàn bộ lợi nhuận mở mà bạn đang có và thậm chí còn đe dọa lệnh dừng lỗ. Chúng ta phải chấp nhận rằng, đó là một phần không thể thiếu của cuộc chơi và tốt nhất nên bỏ qua và bước tiếp.

Kéo dãn điểm dừng lỗ ra xa với hy vọng có một cú bật (tại 10?) đôi lúc có thể cứu lấy một giao dịch khỏi bị dừng lỗ, nhưng đó là một việc rất tệ để làm và cơ bản nó là một hành động của sự thất bại. Bất kể là với phong cách hay kỹ thuật nào, một trong những việc làm đầu tiên của bất kỳ nhà giao dịch nào là học cách chấp nhận dừng lỗ một cách hiên ngang.

Phe Bò đã xuất hiện để bảo vệ lấy đường xu hướng (1-6-10), nhưng rất ít trong số họ đủ sẵn sàng để đẩy giá lên cao hơn. Chúng ta có thể thấy vùng số tròn chặn phía trên và giờ đây là một định đổi đáng chú ý nằm cao hơn một chút (2-9) đang góp phần làm cho lực mua dần yếu đi.

Một chuyển động giá đáng chú ý khác là tiến trình 10-13; mặc dù đường EMA 25 đang di chuyển ngang và cắt qua vùng tích lũy động lượng này, nhưng đây vẫn là biến thể của một cú nén chặt, khi các thanh giá hiện giờ đang bị mắc kẹt giữa hỗ trợ là đường xu hướng và kháng cự là mức 50. Bất cứ khi nào một chuỗi các thanh giá giằng co xuất hiện giữa hai thành tố đối lập nhau, thuộc bất kỳ dạng nào, sẽ luôn khiến cho áp lực tăng cao – và sớm muộn cũng sẽ có một kết cục nghiêng về một bên.

Chúng ta hãy cùng phân tích kỹ cú nén chặt gồm 7 thanh giá này để xem có thể thấy trước cú phá vỡ dưới thanh 13 không. Đầu tiên, sự tích lũy động lượng khởi đầu với con sóng tăng 10-11, đây là một cú chạm lại trần hoàn hảo phía trong mái vòm 8-9-10, và cũng là một sự thất bại của Phe Bò trong việc chạm tới cục nam châm nằm ở vùng số tròn 50. Khi giá rơi xuống dưới đường xu hướng, Phe Bò nhanh chóng phản ứng bằng một sóng đẩy ngược lên (tạo đáy cao hơn). Nhưng trước khi đỉnh của thanh 11 được chạm, giá rơi xuống đường xu hướng một lần nữa (tạo đỉnh thấp hơn). Giờ thì chúng ta đã có hai Đỉnh giả trong đoạn nén chặt, và giá cũng đã đóng cửa ngay tại đường xu hướng (13), tình huống này đã đưa hành vi giá vào giai đoạn định điểm.

Nếu thanh 13 bị phá vỡ xuống dưới, điều này không chỉ xác nhận Đinh giả tại thanh 12 (phá vỡ tăng tiếp nối phá vỡ giảm), nó cũng cho thấy rằng, Phe Bò đang đứng ngoài đã không còn khả năng, hay mong muốn phòng vệ cho hỗ trợ là đường xu hướng nữa. Và điều đó cũng khiến cho những nhà giao dịch khác đang có vị thế phải đối mặt với rủi ro, bắt buộc họ phải thoát vị thế để giữ thiệt hại ở mức thấp. Tất cả những điều trên cộng với bối cảnh chung là xu hướng giảm, chúng ta chắc chắn đã có đầy đủ các nguyên liệu cho một cú phá vỡ xuống với áp lực kép rất tốt (bán không tại cú phá vỡ khỏi thanh 13).

Hãy để ý thanh giá vào lệnh của chúng ta, nằm dưới mũi tên, lại không đầy giá giảm mạnh ngay. Rõ ràng là ngay cả khi đối mặt với một cú phá vỡ chất lượng, các nhà giao dịch đối lập vẫn có thể rất lì lợm. Nhưng bạn đừng để điều đó làm bận tâm. Một chút xô đẩy tại khu vực phá vỡ luôn là một phần của trò chơi để giành lấy sự áp đảo. Bất kể là bạn vào lệnh kiểu nào, hãy tránh thoát lệnh ngay tại thanh giá vào lệnh. Điều đó đại diện cho sự sợ hãi, và là một hành động tệ hại. Thêm nữa, với một lệnh dừng lỗ an toàn vẫn nằm sẵn thì đâu có gì đáng để chúng ta phải sợ? Tất nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta không được phép thoát vị thế thủ công trước khi mức dừng lỗ hay chốt lời được chạm đến một cách đúng đắn, nhưng thoát lệnh ngay tại thanh giá vào lệnh hiếm khi là một kỹ thuật hợp lý. Tạm thời chúng ta hãy bám lấy bộ lệnh 20/10 và xem nó đem lại cho ta những gì.


Hình 5.3 Để tránh giao dịch ngược với áp lực chủ đạo, việc đầu tiên cần làm trong bất kỳ phiên giao dịch nào là quan sát bức tranh toàn cảnh. Một điểm khởi đầu tuyệt vời là dõi theo hướng đi của đường EMA 25. Nếu đường trung bình đang dốc xuống với phần lớn các thanh giá nằm dưới nó, thì chúng ta đang đối mặt với một thị trường giảm giá và các giao dịch của chúng ta tốt nhất nên đi theo hướng đó (sự điều chỉnh dạng lá cờ kéo dài có thể sẽ là ngoại lệ).

Một cách khác để phát hiện áp lực chủ đạo đang hiện diện thường được dùng khi đường trung bình di chuyển ngang – đó là quan sát các chuyển động giá dạng mái vòm gần nhất và xem chúng tương quan với nhau thế nào. Hình 5.3 sẽ cho bạn thấy độ hữu dụng của phương pháp này. Từ 07:00, chúng ta có thể đếm được 4 cái mái vòm hỗ trợ cho vùng số tròn 1.33: tiến trình 1-2-F, F-3-T, T-4-5 và 5-6-7. Cũng như thường thấy, mái vòm đầu tiên là cái lớn nhất trong chuỗi và các mái vòm còn lại thì nhỏ dần. Đôi khi mái vòm nằm chính giữa lại là cái lớn nhất, giống như trong mô hình vai- đầu-vai, nhưng bất cứ khi nào có một cái mái vòm nhỏ hơn xuất hiện tiếp theo sau thì ý nghĩa về cơ bản cũng tương tự. Một cách tự nhiên, mái vòm cuối cùng luôn là cái cần quan sát và để ý từng chi tiết nhất, đặc biệt khi nó bị nén chặt.

Thường thì cái mái vòm này bị đè ra rất phẳng, giống như tiến trình 5-6-7, tới mức gần như không thể nhận ra nó là một cái mái vòm (nó trông giống như một sự nén chặt hơn). Không cần nói chúng ta cũng biết rằng, quy tắc này cũng đúng với một biểu đồ tăng giá, với những mái vòm có dạng chữ U nằm dưới một kháng cự ngang, đang chờ đợi một cú phá vỡ lên trên. Hơn nữa, chúng ta sẽ không chỉ thấy những mái nằm trên hay nằm dưới một kháng cự ngang, chúng cũng có thể nằm trên hoặc dưới một đường xu hướng chéo. Hãy nhìn lại một lần nữa biểu đồ liền trước, Hình sát ba cái mái vòm nằm trên đường xu hướng tăng. Với cái mái vòm cuối cùng được nén chặt dẫn tới cú phá vỡ xuống dưới thanh 13.

Lợi ích tuyệt vời của hành vi giá dạng mái vòm này là chúng rất dễ theo dõi và hiếm khi cần tới một mức độ tập trung cao trong khi đang hình thành. Khi gặp phải nhiều cái mái vòm đang được tạo ra trên đồ thị, chúng ta thường sẽ biết được khi nào nên tập trung cao độ hơn. Ví dụ, mặc dù có phá vỡ giả tại F, phá vỡ mối tại T và các Đỉnh giả tại 3 và 4 đều là những yếu tố thú vị, nhưng không cái nào đem lại được một giao dịch hợp lý. Cuối cùng thì tất cả những gì cần làm là quan sát kỹ chuyển động giá đến khi biểu đồ buộc chúng ta phải tập trung cao hơn, có lẽ là đầu đó quanh thanh giá 5.

Mặc dù trong phần lớn phiên giao dịch, chúng ta có thể phân biệt được phe nào đang thắng thế, phe nào đang bị áp đảo trong thời gian ngắn, nhưng chúng ta không bao giờ được ngộ nhận về kết cục của cuộc chiến. Điều mà chúng ta có thể làm là tự hứa với bản thân không giao dịch theo phe thất thế trên thị trường. Trong biểu đồ bên trên, đường EMA 25 dốc xuống và những chiếc mái vòm co nhỏ dần cho chúng ta thấy được Phe Gấu hiện tại đang kiểm soát tình hình; thực tế, Phe Bò khó có thể làm gì hơn là phòng ngự một cách dũng cảm trước các đợt tấn công liên tục tại vùng số tròn 1.33. Không cần suy nghĩ nhiều, điều đó cho ta biết rằng, tất cả các kèo đặt cược theo phe mua là không có lợi tại thời điểm này.

Một điều rất thông thường tại một trận chiến quanh vùng số tròn là Có những lần giá xuyên thủng ngẫu nhiên xuống dưới nhưng chúng đều không dẫn tới hành vi bán tháo ngay lập tức. Hãy luôn nhớ rằng, sự phòng ngự quanh vùng số tròn có thể rất lì lợm và những lần xuyên thủng hiếm khi tiếp diễn được mà không có ít nhất một sự tích lũy động lượng làm nguồn năng lượng.

Hãy để ý rằng, chúng ta chưa nên vẽ lại chiếc hộp khi cú phá vỡ giả xuất hiện tại F (chính nó đã xác nhận đáy trước đó tại 1); nhưng sau đó, khi các đáy 5 và 6 nằm ngang với đáy tại F, cạnh đáy này có thể được dời xuống đường nét đứt (giờ không cần quan tâm đến cú phá vỡ tại T nữa). Chúng ta sẽ chờ đợi xem một cú phá vỡ khỏi đường biên “khó lường” này thì có ý nghĩa thế nào khi vùng số tròn vẫn còn đang rất mạnh. Mặc dù vẽ ra đường này cũng không có hại gì, nhưng cần cực kỳ cẩn trọng để không bị mắc kẹt trong một cú phá vỡ sớm, điều quan trọng nhất vẫn là theo dõi vùng tích lũy động lượng quanh khu vực số tròn.

Tiến trình 5-8 là một sự nén chặt gồm bốn thanh giá bị mắc kẹt giữa đường biên của chiếc hộp với đường EMA 25; nhưng trước khi thanh 8 đóng cửa, nó đã xuyên thủng qua đường nét đứt 1 pip. Có lẽ, những nhà giao dịch ít thận trọng hơn sẽ coi đây là một tín hiệu đủ tốt để vào lệnh bán khống ngay, thay vì chờ thanh 8 đóng cửa rồi bị phá vỡ bởi một thanh giá khác. Nhưng làm vậy là thiếu cẩn trọng khi cú nén chặt đang được tạo dựng khá hời hợt. Trong phần lớn các trường hợp tương tự, lời khuyên của tôi là chờ đợi nó đóng cửa, thay vì hành động theo một cú phá vỡ khá sớm vì sợ bỏ lỡ cơ hội. Trong bối cảnh này, vào lệnh dưới thanh 8 sẽ giống với sách giáo khoa hơn.
Nếu sợ bỏ lỡ cơ hội là vấn đề khiến bạn hành động trước khi thời cơ đến, hãy cân nhắc chỉ giao dịch với các cú phá vỡ rõ ràng; lợi thế lớn của cách giao dịch này là bạn có thể bỏ qua tất cả những cú phá vỡ không đạt tiêu chuẩn mà không phải cảm thấy tiếc nuối.

Suy cho cùng, bởi không có gì là tuyệt đối trong giao dịch, đôi lúc ranh giới giữa một cú phá vỡ “hoàn chỉnh” với một cú phá vỡ sớm có thể rất mong manh. Một quy tắc đơn giản là mô hình tổng thể càng lớn và đường C biên của nó càng mạnh thì phe tấn công càng phải cố gắng để phá vỡ nó một cách thuyết phục. Sẽ không bao giờ có một tiêu chuẩn về số thanh giá tối thiểu phải có trong một vùng tích lũy động lượng, nhưng nó càng đầy đặn (ít nhất bốn thanh giá), thì chúng ta sẽ càng có một gợi ý rõ ràng hơn về phe sẽ nắm lấy quyền kiểm soát sau cú nén. Ngược lại, với sự đảo chiều của con sóng kéo ngược (ngược lại với một cú phá vỡ khỏi mô hình lớn hơn), cú phá vỡ trong lần đảo chiều có thể được tạo nên nhanh chóng hơn nhiều, và có thể không cần nhiều hơn một thanh giá để thiết lập giao dịch hợp lệ. (Chúng ta sẽ bàn tới sau trong chương này)

Tình huống như trên cho thấy rằng, không cần thiết phải lựa chọn được một đường biên cực kỳ chuẩn xác và một thanh giá tín hiệu hoàn hảo khớp với nó. Ý tưởng cơ bản là giao dịch với thanh giá chủ chốt nhất quanh đường biên. Đôi khi, chúng ta có thể vào lệnh trước khi đường biên của mô hình bị phá vỡ rõ ràng, nhưng tốt hơn hết là nên đợi cho thanh giá tín hiệu nằm trùng hoặc lệch ra ngoài một chút so với đường biên, giống như trường hợp của thanh giá 8.


GHI CHÚ: Khi giao dịch với một thanh giá tín hiệu phá vỡ ra ngoài đường biên, chúng ta không muốn thanh này quá dài, chúng sẽ cho một điểm vào lệnh cách quá xa so với đường biên bị phá vỡ. Mặc dù không có quy tắc cố định, nhưng một cú phá vỡ đẹp khỏi đường biên là khi mức dừng lỗ của chúng ta vẫn nằm bên trong chiếc hộp; điều này sẽ cho phép một cú kéo 104 ngược có thể chạm lại đường biên vừa bị phá vỡ mà không khiến vị thế giao dịch của ta bị nguy hiếm


Rất nhiều ví dụ biểu đồ trong quyển sách này sẽ cho thấy rằng, nếu giao phá dịch với các cú phá vỡ khỏi các vùng tích lũy động lượng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng lệnh dừng lỗ 10 pip và chốt lời 20 pip. Dĩ nhiên là trong giai đoạn đầu, đôi lúc bạn sẽ không phát hiện được sự khác biệt giữa một cú vỡ đẹp với một cú phá vỡ sớm, nhưng đó chưa phải là mối quan tâm hàng đầu của bạn lúc này. Một việc quan trọng hơn nhiều – tại bất kỳ giai đoạn nào – chính là học cách nhận ra các đặc tính của cú phá vỡ xấu mà chúng ta nên tránh hoàn toàn. Nói cách khác, thay vì cố gắng tối đa hoá mặt tích cực, quan trọng hơn vẫn là tối thiểu hoá cái tiêu cực. Và nó cũng là một việc dễ làm hơn. Hãy bảo vệ tài khoản của bạn khỏi những sai lầm không cần thiết và khả năng nó sẽ tăng trưởng đều đặn cùng với thời gian bàn giao dịch.

Hãy cùng đánh giá vài ví dụ nữa.

Hình 5.4. Nửa đầu của biểu đồ này thể hiện 3 mái vòm nằm trên một đường xu hướng. Lệnh bán khống dưới đáy thanh 10 là một vị thế được mở do cú phá vỡ rất rõ ràng khỏi đường xu hướng, nhưng có một yếu tố cần đặc biệt phải chú ý nhiều hơn, đó là cục nam châm ngược tại vùng số tròn.

Ba thanh giá tăng mang thiên hướng đảo chiều (1, 2 và 3) đã mô tả một cách hoàn hảo lực kéo của cục nam châm tại vùng số tròn. Phe Gấu có thể đã tạo ra được áp lực chủ đạo một cách tốt nhất, nhưng điều này cũng không thể ngăn Phe Bò phản công và hình thành nên biến thể của mô hình ba đáy này. Để hiểu khái niệm của một cục nam châm ngược và những mối nguy đi kèm với nó, hãy thử suy nghĩ tình cảnh của một nhà giao dịch thuộc khi giao Phe Gấu đã mở vị thế bán vào lúc khoảng 13:30. Và thử suy nghĩ kết cục xảy đến với một nhà giao dịch thuộc Phe Bò đã bị mắc kẹt sau khi mua tại cá phá vỡ vùng số tròn, ví dụ tại thanh 4 hay 5. Cả hai phe đều chịu thua trước lực kéo của cục nam châm ngược (ngược với vị thế của họ).

Điểm quan trọng ở đây là chúng ta cần phải cực kỳ cẩn trọng dịch với các cú phá vỡ khỏi một vùng số tròn. Việc này khá là khác với giao dịch gần tại vùng số tròn. Đặc biệt, trong giai đoạn đầu của một trận chiến tại vùng số tròn, hành vi giá có thể rất thất thường và đó có thể là một bối cảnh rất nguy hiểm để giao dịch, ngay cả khi bạn chọn thuận với áp lực chủ đạo. Nếu trận chiến này tiếp tục, tại thời điểm nào đó hành vi giá sẽ bắt đầu thắt chặt lại, có thể tạo ra nhiều phá vỡ giả; và đó là một dấu hiệu mà chúng ta nên chú ý hơn nữa.

Dấu hiệu nào khiến chúng ta vào lệnh bán khống dưới đáy thanh 10? Đầu tiên, xét về tổng quan, biểu đồ này mang tính giảm giá cao (đường EMA 25 dốc xuống, phần lớn các thanh giá đóng cửa bên dưới nó), có nghĩa là Phe Bò có khá nhiều việc để làm nếu họ muốn thay đổi thế trận.

Bên cạnh đó, Phe Bò cũng đã thất bại bốn lần liên tiếp để chiếm lại vùng 1.33 (4, 5, 7 và 9). Một dấu hiệu cũng thú vị không kém đó là ba chiếc mái vòm nằm phía trên đường xu hướng, các tiến trình 2-5-6, 6-7-8 và 8-9-10.
Chiếc mái vòm cuối cùng là một biến thể của một cú nén chặt, với thanh 9 và 10 bị mắc kẹt giữa hỗ trợ là đường xu hướng và kháng cự là vùng số tròn.

Do đó, việc thanh 10 đóng cửa giảm giá không chỉ làm nổi bật sự thất bại của đợt tấn công mà Phe Bò thực hiện trong thanh 9, mà nó còn tạo ra một đỉnh thấp hơn trong cụm ba mái vòm, tạo nên một thanh giá tín hiệu ngay bên trên đường xu hướng hỗ trợ.

Từ tất cả những yếu tố này, chúng ta có thể kết luận rằng, lực hút nam châm của vùng số tròn đang yếu dần và giá đã sẵn sàng” để di chuyển ra xa khỏi nó. Nhưng hãy lưu ý rằng, giá đã phải tốn đến vài giờ mới hoàn tất việc này.

Mặc dù đường xu hướng đã bị xuyên thủng, nhưng Phe Bò đã xuất hiện để chặn lại cú phá vỡ xuống dưới thanh 10. Do áp lực ngược hướng này, thanh giá vào lệnh của chúng ta (nằm dưới mũi tên) đã đóng cửa ngay phía trên đường xu hướng; và cả thanh giá tiếp theo cũng đã giữ cả Phe Bò và Phe Gấu ở thế cân bằng trong năm phút tiếp theo (thanh giá 11, một Thanh giá Nằm trong nhỏ). Liệu có phải do nỗi sợ giờ mở cửa phiên Mỹ (15:30) đã khiến Phe Gấu không dám tham gia giao dịch một cách táo bạo ở đây Những lý do thì không bao giờ là không hợp lý cả. Có một điều thú vị là , một khi thanh 11 bị phá vỡ xuống dưới, thì sự ngập ngừng của Phe Bò lập tức biến mất và thị trường nhanh chóng giảm mạnh (phá vỡ Thanh ngay giá Nằm trong).

Phe Gấu sau đó không mất nhiều thời gian để nhận ra rằng, chiến thắng lần này của họ chỉ kéo dài được một thời gian ngắn. Mặt tốt là, có vẻ như giao dịch của chúng ta đã chạm được mục tiêu 20 pip trước khi cú đảo chiều tăng giá đột ngột diễn ra, mặc dù, ví dụ này đã cho chúng ta thấy được lợi ích của việc sử dụng một mức chốt lời cố định, nhưng cũng không thể chối bỏ yếu tố may mắn trong giao dịch này. Một điều quan trọng mà bạn cần năm đó là tất cả những ví dụ trong quyển sách này chỉ đơn thuần mang tính học thuật và xác suất; kết quả của một giao dịch nào đó mà bạn thực hiện, dù tốt hay xấu, về cơ bản là không liên quan đến các ví dụ này.

Chúng ta sẽ phân tích các đặc điểm của những tình huống vào lệnh kém lợi thế một cách chi tiết hơn trong Chương 7, nhưng chắc bạn đọc sẽ không ngạc nhiên khi biết rằng, lá cờ tăng nhỏ 13-14 trong ví dụ này đã tạo ra một thiết lập vào lệnh tiếp diễn xu hướng rất tệ. Sau tất cả những lần giằng co tại vùng số tròn trước đây, khả năng Phe Gấu dễ dàng từ bỏ vùng giá này mà không đánh một trận thật quyết liệt rất là thấp. Một yếu tố không thuận lợi cho Phe Bò nữa là kích cỡ tương đối nhỏ của lá cờ so với phần cán cờ khá lớn (12-13). Riêng phần cán cờ, do con sóng tăng này hình thành khá “đột ngột” từ vị trí khá xa dưới đường EMA 25, nên khả năng giá tiếp diễn ngay từ đầu là không cao (không có sự tích lũy động lượng hỗ trợ cho sự chuyển giao của áp lực chủ đạo).

Dĩ nhiên, không phải biểu đồ nào cũng tuân theo các nguyên tắc lý thuyết”. Không cần quá nhiều kinh nghiệm trên thị trường bạn cũng hiểu được rằng, bất kỳ chuyện gì cũng có thể và tại một thời điểm nào đó sẽ xảy ra, và vì lý do này, tất cả những ngờ vực về hành vi giá trên cơ bản là không hợp lý. Một điều cũng quan trọng không kém là bạn hãy cố gắng đừng bị cuốn theo kế hoạch giao dịch của các “tay chơi” khác khi kế hoạch của mình đang bị đe doạ. Nói cách khác, việc bạn chấp nhận một cú đảo chiều không có tích lũy động lượng và kỳ vọng nó có thể làm thay đổi cục diện là một việc, còn giao dịch với kỳ vọng nó tiếp diễn được là một việc khác. Và bởi vì chúng ta đang nhắm tới mục tiêu 20 pip, vốn là một mục tiêu khá lớn trên biểu đồ 5 phút, nên không cần quá nhiều thời gian để quyết định từ chối giao dịch với cú phá vỡ khỏi thanh 14. Chúng ta đơn giản là không nên giao dịch với các cơ hội như vậy.

Nhưng còn hai giờ chuyển động giá sau đó thì sao? Hãy nhìn vào độ dài của tiến trình 15-18, đây là một lá cờ tăng lớn hơn, hành vi giá này cho thấy Phe Bò đã kiểm soát thị trường một cách hoàn toàn. Nhưng có một điểm kỳ lạ trong lá cờ này, đó là sự vắng mặt hoàn toàn của các tiến trình giảm giá bên trong nó. Chỉ có đúng một nỗ lực ngắn ngủi của Phe Gấu để đẩy giá xuống cục nam châm tại vùng số tròn (15-16), nhưng kế hoạch này đã nhanh chóng đổ bể sau dấu hiệu hỗ trợ đầu tiên. Kể từ đó, Phe Gấu thậm chí còn không thèm cố gắng, khiến giá bám trên đường EMA 25 trong suốt hơn một giờ đồng hồ, tạo nên lá cờ.

Trong một thị trường có xu hướng mạnh, các tiến trình tạo lá cờ khi giá đi ngang và kéo dài diễn ra rất thường xuyên và chắc chắn chúng ta nên giao dịch chúng khi có cơ hội với kỳ vọng xu hướng sẽ tiếp diễn; nhưng thực sự thì biểu đồ này có áp lực tăng giá lớn đến mức nào? Hoặc nói cách khác, nếu chúng ta quyết định bỏ qua cơ hội giao dịch tại thanh 14 vì không có hỗ trợ từ các yếu tố kỹ thuật, nhưng lại chấp nhận giao dịch tại thanh 18, thì lằn ranh giữa việc bỏ qua và lựa chọn giao dịch với một cú phá vỡ chính xác là nằm ở đâu?

Tiếc thay, chẳng có câu trả lời nào thoả đáng cho câu hỏi này cả. Bởi không tồn tại tình huống nào xảy ra mà giống chính xác với một tình huống trong quá khứ, và mỗi sự kiện phá vỡ luôn phụ thuộc vào khả năng đọc hiểu và phân tích của cá nhân nhà giao dịch. Khi phải đối mặt với một trường hợp khó khăn để đưa ra quyết định, điều bạn cần làm là tin tưởng vào đôi mắt của bạn và giao dịch (hay bỏ qua những gì bạn thấy không phải những gì bạn nghĩ. Biểu đồ này là một ví dụ rất tốt. Về mặt kỹ thuật, áp lực giảm giá đã được chặn lại rất thành công bởi Phe Bò, nhưng bản thân xu hướng lại không mang thiên hướng tăng giá quá cao. Và chừng nào mà vùng số tròn khó chịu đó còn chưa được chạm lại một cách đàng hoàng, thì Phe Gấu vẫn sẽ bám lấy hy vọng rằng giá sẽ giảm. Với chút lý luận như vậy, chúng ta có thể cảm nhận được sự khó chịu của Phe Gấu khi đối mặt với củ phá vỡ lên trên thanh giá 18.

Mặt khác, nếu chúng ta nhìn vào sự thật, thì tiến trình 15-18 chắc chắn giá là một lá cờ đủ lớn được treo bên trên một cán cờ đủ dài (12-15) và nó đã kéo dài đủ lâu để chứng minh sự áp đảo của Phe Bò. Hơn nữa, các thanh trong nó đã tích lũy đủ năng lượng cho cú phá vỡ lên trên. Trong giai đoạn cuối cùng của nó, đã có hai lần Phe Bò Cố gắng để thoát ra được cú nén này, và cả hai đều thất bại ngay lập tức (tạo nên các Đáy giả tại 17 và 18). Với đường xu hướng giảm dốc xuống, đường EMA 25 dốc lên, và giá bị mắc kẹt giữa hai bên, một nhà giao dịch phá vỡ còn có thể làm gì khác ngoài việc cảm ơn hành vi giá và mở một vị thế mua tại cú phá vỡ lên phía trên thanh giá 18?

Nhưng đây chắc chắn không phải là thiết lập giao dịch ưa thích của tôi. (Vì cú phá vỡ khỏi lá cờ xảy ra trong giờ giao dịch buổi trưa buồn chán của phiên Mỹ, 18:00-20:00 giờ CET.)

Hình 5.5 Các biểu đồ thế này thường không cho chúng ta cơ hội để thấy rõ phe sẽ chiếm ưu thế. Tại thời điểm giá chạm đáy 1, bối cảnh đã cung cấp lời cảnh báo rõ ràng rằng, Phe Bò không có khả năng để kháng cự lại con sóng giảm này ít nhất trong vài giờ tới. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể kiếm được lợi nhuận khi mua vào trong một thị trường giá giảm, nhưng đạt được mục tiêu 20 pip thì không hề dễ dàng chút nào. Và tại sao phải đi ngược con sóng trong khi bạn có thể lướt theo nó? Để tạo nên một cú phá vỡ lên trên, Phe Bò sẽ phải cố gắng để phá vỡ lá cờ giảm trong tiến trình 1-2. Đây không phải là một ý tưởng hay trong một thị trường Gấu, và khi giá còn đang nằm ngay dưới đường EMA 25. Phe Gấu đã không tốn quá nhiều thời gian để dập tắt giấc mơ tăng giá này (3).

Giao dịch ngược lại với cú phá vỡ tăng tại 2 là một kỹ thuật giao dịch ngược xu hướng phổ biến mà chúng ta có thể gọi là giao dịch với tín hiệu phá vỡ giả. Nó được dựa trên một giả thuyết rất hợp lý rằng, một cú phá vỡ ngược với áp lực chủ đạo thì sẽ dễ bị dập tắt hơn là được giữ vững. Trong Chương 7 về “Cách thức bỏ qua các giao dịch không phù hợp và Giao dịch với tín hiệu phá vỡ giả”, chúng ta sẽ bàn sâu hơn về cách tận dụng những cú phá vỡ “dở người” này, nhưng ưu tiên hàng đầu của chúng ta lúc này là không để bị mắc bẫy bởi chúng.

Nhưng những nhà giao dịch theo xu hướng cũng cần phải để ý đến các tiểu tiết. Những cú phá vỡ giả theo hướng “kém lợi thế không nhất thiết là các cơ hội giao dịch tốt theo hướng ngược lại. Ví dụ nằm ở thanh 3, thanh sức mạnh mang thiên hướng giảm này đã nghiền nát cú phá vỡ tăng trước đó, và tự biến nó thành một thanh tín hiệu rất tệ cho phe bán khống. Thật quá dài để thiết lập nên một cú phá vỡ có xác suất đủ cao, và lại xuất hiện ngay tại đáy thị trường: chỉ cần một đợt kéo ngược bình thường về cục nam châm là đường EMA 25 (rất thường thấy) cũng sẽ cán qua mức dừng lỗ của chúng ta.

Điều này cũng cho thấy rằng, ngay cả khi thị trường gợi ý một xu hướng và áp lực rõ ràng trên biểu đồ, chúng ta cũng phải lên kế hoạch kỹ càng để giao dịch theo con đường ít kháng cự nhất. Việc kỳ vọng vào một cú phá vỡ tiếp diễn xu hướng tại đáy của một con sóng giảm trước đó (hoặc tại đỉnh của một sóng tăng liền trước) hiếm khi là một ý tưởng thông minh. Thông thường, tiềm năng tiếp diễn tốt nhất sẽ xuất hiện trong cú đảo chiều của một con sóng kéo ngược đủ dài, hay trong cú phá vỡ của một vùng giá đi ngang kéo dài (1-11).

Trong khi chờ đợi một cú phá vỡ khỏi một mô hình giảm giá, cách tốt nhất là vẽ một đường xu hướng đi qua các đáy quan trọng nhất. Trong biểu đồ này, chúng ta bỏ qua cú đảo chiều tạo Đáy giả ở thanh 4 (mô hình nền đuôi dài tại đáy) và điều chỉnh đường xu hướng dựa trên các lần chạm bật sau đó. Đây thật sự là một đường xu hướng đẹp. Trong kỹ thuật giao dịch phá vỡ mô hình, các đường xu hướng “không thể thay thế này luôn là một lợi thế lớn bởi chúng ta không cần phải bàn cãi về thời điểm chúng bị phá vỡ. Một vẻ đẹp tuyệt vời không kém chính là rất nhiều chiếc mái vòm nằm bên trên nó. Ba chiếc mái vòm dễ thấy nhất chính là các tiến trình 1-2-4, 4-5-6 và từ 6 đến 11 Tổng thể nó là một lá cờ giảm khổng lồ được treo trên phần cán cờ rất dài là con sóng giảm trong buổi sáng của phiên Anh Quốc.

Nếu phóng to chiếc mái vòm cuối cùng lên thì có thể thấy rằng, tiến trình 6-11 bao gồm một vài chiếc mái vòm nhỏ hơn bên trong nó. Và đã ý chúng đều có kích thước giảm dần cho đến khi mô hình chạm đến điểm cực độ và phá vỡ. Khi các thanh giá bị mắc kẹt giữa đường xu hướng bên dưới và đường EMA 25 bên trên thì chiếc mái vòm cuối cùng chính là một cú nén chặt kinh điển. Không quá khó để cảm nhận được tình thế cực kỳ ngặt nghèo của Phe Bò.

Và chúng ta vẫn có thể tìm ra nhiều gợi ý hơn. Trước đó, khởi đầu với Đỉnh giả tại 5, Phe Bò đã không thể chạm đến cục nam châm mang tên vùng số tròn và lại tiếp tục thất bại tại 7, 8, 9 và 10. Một chuỗi các định thấp dần như vậy khó có thể thúc đẩy sự tự tin của Phe Bò đang đứng ngoài, hay của những nhà giao dịch đang nắm vị thế trên thị trường. Đỉnh gà tại 10 đặc biệt đáng chú ý, bởi đó là một lần cố gắng thất bại để thoát ra khỏi một cú nén chặt mang thiên hướng giảm giá. Cho đến bây giờ, nhiều bằng chứng cho thấy rằng, nếu một lần cố gắng như vậy bị thất bại, đó thường là dấu hiệu của sự cạn kiệt về tinh thần của Phe Bò.

Thanh 11, một thanh giá nằm bên cạnh thanh giá tạo định giả, đã lấp đầy khoảng trống giữa đường xu hướng và đường trung bình động. Phải có một trong hai phe chấp nhận thất bại.

Nhìn kỹ hơn, có thể thấy rằng điểm vào thực tế của vị thế bán khống dưới thanh 11 vẫn chưa phá vỡ đường xu hướng theo đúng nghĩa đen; thực ra điểm vào nằm đúng ngay đường xu hướng đó. Tuy nhiên, khi cú phá vỡ được thiết lập quá hoàn hảo và tính đến “độ chín” của lá cờ giảm, tôi thực sự tin rằng, không có lý do gì để bỏ qua một tín hiệu bán không như vậy để rồi phải chịu bỏ lỡ đợt bán tháo sau đó. Dĩ nhiên, không có quy ép buộc bạn phải vào lệnh theo cách này, một cách vào lệnh khác đó là chờ đợi giá đi thêm vài pip nữa để chắc chắn đường xu hướng đã bị phá, rối vào lệnh. Nhưng làm vậy là cẩn trọng quá mức, nếu không muốn nói đó là một sai lầm, khi cố gắng đợi thêm một thanh giá nữa để lấp đầy cú nén. Trong phần bàn luận trước về Hình 5.3, chúng ta đã khuyến nghị nên làm việc này (chờ đợi thanh 8 hình thành), đơn giản vì tình huống đó cần thêm nhiều sự tích lũy động lượng hơn để tạo nên một giao dịch có lợi thế. Biểu đồ trên thì không như vậy.

Về đáy của thanh giá tín hiệu (11), một cái hay nữa là nó trùng với đáy của thanh 10, khiến vị thế bán chống này có lợi thế của một cú phá vỡ từ hai thanh giá. Rõ ràng một thiết lập phá vỡ từ một cặp thanh giá cho thấy nhiều xung lượng hơn thiết lập từ một thanh giá, bởi đỉnh hoặc đáy bị phá vỡ đã giữ được không phải trong 5 mà là 10 phút. Bất kỳ áp lực nào xuất hiện liền trước một cú phá vỡ đều sẽ khiến giá tiếp diễn dễ dàng hơn. Hơn nữa, để “cán” qua được mức dừng lỗ của chúng ta trong vị thế bán khống này, Phe Bò cần phải phá vỡ được lên phía trên tiến trình nén chặt này một lần nữa.

Trong bối cảnh tất cả những lần cố gắng trước đó của họ đều thất bại, việc này phải cần khá nhiều cái đầu dũng cảm may ra mới thực hiện được. Tất cả những chuyển động giá yếu ớt này đều rất dễ sụp đổ trước tâm lý hăng hái của Phe Gấu. Để kết thúc, chúng ta không quên nhắc tới cục nam châm của vùng số tròn 1.37, cách khoảng 25 pip phía dưới.

Tôi hy vọng rằng, phần lớn những gì chúng ta đã bàn luận đến giờ về thiết lập giao dịch phá vỡ mô hình thông thường đều khá dễ hiểu và chứa đựng một mức độ lô-gíc nhất định về mặt kỹ thuật. Điều cốt lõi để rút ra từ những ví dụ này là hiểu mức độ quan trọng của việc có đủ sự tích lũy động lượng, đặc biệt khi các giao dịch của chúng ta đều có dừng lỗ chặt.

PHÁ VỠ MÔ HÌNH CÓ KÉO NGƯỢC

Mặc dù một thiết lập phá vỡ mô hình thông thường không phải là quá hiếm để có thể bắt gặp, rất nhiều cú phá vỡ xảy ra mà không hề có một điểm vào đủ hợp lý ngay từ ban đầu. Đôi khi có quá ít sự tích lũy động lượng diễn ra trước sự phá vỡ; lúc khác thì đường xu hướng lại gây tranh cãi, thanh giá tín hiệu không đủ đẹp, hay có thể hành vi giá lại quá mạnh mẽ hoặc yếu ớt.
Bất kể lý do là gì, trong nhiều trường hợp, chúng ta không có lựa chọn nào ngoài việc tránh vào lệnh tại cú phá vỡ đầu tiên. Nhưng điều này không có nghĩa là cú phá vỡ trở nên không thể giao dịch được. Bằng việc quan sát kỹ hành vi giá sau phá vỡ, chúng ta có thể có cơ hội “lên tàu” lần thứ hai.

Có hai tình huống chúng ta cần tập trung cao độ. Tình huống đầu tiên là sau khi phá vỡ, giá bắt đầu bị vướng lại quanh vùng giá bị phá vỡ, không biết nên tiếp diễn hay đảo chiều và biến cú phá vỡ thành một phá vỡ giá; dĩ nhiên, đó là một dấu hiệu cho thấy khả năng cầm cự của phe phòng thủ, nhưng cùng lúc đó, nó cũng cho thấy sự kiên trì của phe tấn công và khi nào mà trận chiến này còn tiếp diễn (tích lũy động lượng), thị trường vẫn còn cơ hội khá lớn để phá vỡ thuận theo hướng phá vỡ trước đó.

Tình huống đáng lưu ý còn lại là khi giá đã tiếp diễn được sau cú phá vỡ đầu tiên, nhưng rồi kéo ngược để kiểm tra lại vùng giá bị phá vỡ.

Trong cả hai tình huống, tất cả các biến thể và khác biệt đều có thể thiết lập nên một giao dịch thuận chiều với cú phá vỡ đầu tiên. Do đó, nhiệm vụ của chúng ta là xem xét liệu có thể xác định được một thanh giá tín hiệu phù hợp bên trong hành vi giá sau phá vỡ để vào lệnh hay không. Chúng ta có thể gọi kỹ thuật vào lệnh này là thiết lập giao dịch phá vỡ mô hình có kéo ngược.

Hình 5.6 Đây là minh họa hoàn hảo cho một cú phá vỡ đã bị bỏ qua, một sóng kéo ngược, một cú chạm lại trần và một tín hiệu vào lệnh lần thứ hai dựa trên thiết lập phá vỡ mô hình có kéo ngược. Trước khi bàn sâu đến các chi tiết của giao dịch này, sẽ khá thú vị nếu so sánh nhanh biểu đồ này với biểu đồ trước, Hình 5.5. Mặc dù nhìn tổng quan, chúng ta sẽ thấy được nhiều điểm rất tương đồng, nhưng sự khác biệt giữa một cú phá vỡ giao dịch được và không giao dịch được (trong ví dụ đầu tiên) sẽ được hiển thị rất rõ ràng. Trong biểu đồ trước, trước khi phá vỡ xuống, giá đã tạo nên áp lực dồn nén bên trên đường xu hướng và việc này cho phép chúng ta giao dịch với cú phá vỡ ngay khi nó xảy ra. Trong biểu đồ hiện tại, giá phá vỡ khỏi một vùng giằng co nằm cách xa với đường xu hướng (tiến trình 6-7, phần chính giữa của một mô hình chữ M). Do đợt bán tháo này rất “đột ngột”, cú phá vỡ tại thanh 8 không đủ điều kiện để chúng ta vào lệnh tại điểm phá vỡ mô hình thông thường được. Nhưng cơ hội tham gia thị trường của chúng ta vẫn chưa trôi qua.

Hành vi giá nằm trên đường xu hướng cho thấy các đặc tính không thể nhầm lẫn được của một mô hình lá cờ giảm: một hành vi giá hơi dốc lên được treo trên một đoạn cán cờ lớn (1-2). Trong các mô hình như vậy, chuỗi các đáy cao hơn có thể khiến ta có cảm giác về lực cầu đang tồn tại. Nhưng phe mua hãy cẩn thận; nếu phần cán cờ mà lá cờ đó được treo lên là đủ mạnh, chúng ta có thể chắc chắn rằng, Phe Gấu sẽ không ngồi yên để cho Phe Bò lấn át. Một kịch bản phổ biến là đợi cho Phe Bò đuối sức tại các khu vực đỉnh của lá cờ rồi tung ra một đợt phản công nhanh. Những ví dụ rất rõ về kỹ thuật giao dịch này được thể hiện tại 3 và 5 (các Đỉnh giả).

Có một suy nghĩ rất phổ biến của các nhà giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật, và không hề philô-gíc, đó là chiều dài của sóng tiếp diễn sau một cú phá vỡ khỏi mô hình lá cờ thường sao chép lại chiều dài của cán cờ mà lá cờ đó được treo lên. Chúng ta có thể gọi đây là nguyên tắc cán cờ – lá cờ – sóng giảm (tương tự như hình tia chớp). Bất kể là bạn có tuân theo nguyên tắc này hay không, cú phá vỡ khỏi một mô hình lá cờ lớn luôn luôn đáng để chú ý. Chúng ta hãy cùng xem nó được thể hiện trong ví dụ này thế nào.

Trớ trêu thay, ngay trước cú phá vỡ, sau bốn giờ đồng hồ giằng co bên trong lá cờ, Phe Bò cuối cùng đã giữ được giá nằm bên trên đường EMA 25 trong một vài nến liên tiếp (6-7), để rồi đột nhiên tình thế đảo ngược (thanh 8).

Hãy để ý rằng, chính Đỉnh giả tại thanh 7 đã tạo tiền đề cho cú phá vỡ khỏi lá cờ. Khi Phe Gấu nhảy vào thị trường và Phe Bò thoát ra, thanh giá sức mạnh 8 đã hoàn tất mô hình chữ M đảo chiều (4-5-6-7-8). Với khoảng giữa của vùng 6-7 nằm hờ hững bên trên một cách đáng lo ngại, những nhà giao dịch đang đứng ngoài chẳng còn hứng thú để phòng thủ tại đường xu hướng như những lần chạm bật trước nữa. Giá đã giảm xuyên qua nó một cách nhẹ nhàng.

Điều này cho phép chúng ta đánh giá chi tiết điểm vào lệnh tại con sóng kéo ngược sau cú phá vỡ khỏi đường xu hướng bên dưới thanh 9. Nếu bạn đọc chưa rõ thì sóng kéo ngược 8-9 đã hồi quy khoảng 50% – 60% chiều dài của sóng phá vỡ 7-8. Theo cách này, thanh 9 không chỉ tạo ra một bộ tam hợp lưu bao gồm phần kéo dài đường xu hướng, vùng số tròn và đường EMA 25, mà đỉnh của thanh giá này còn tạo ra một cú chạm lại trần với đáy của cụm thanh giá 6-7. Hãy lưu ý một điểm rằng, mặc dù thanh 9 đã vượt qua và xuyên thủng đường xu hướng từ dưới lên, nhưng nó lại đóng cửa bên dưới đường xu hướng và mang thiên hướng giảm giá cao. Điều này đã cho thấy rõ rằng, cả Phe Bò và Phe Gấu đều đã tận dụng cú bật 8-9 một cách thông minh, Phe Bò thì thoát vị thế, còn Phe Gấu thì vào vị thế.

Về mặt kỹ thuật, thanh 9 đã tạo nên một cơ hội bán không lần hai đẹp đẽ, nhưng có một vấn đề nhỏ ở đây khiến cuộc vui suýt bị phá hỏng. Thanh tín hiệu này lại khá dài, điều này có nghĩa là điểm vào lệnh sẽ cách một vài pip so với vị trí của một cú chạm lại tiềm năng tại cục nam châm ngược mang tên vùng số tròn. Nó sẽ khiến mức dừng lỗ của chúng ta bị thử thách.

Tuy nhiên, chúng ta đừng nên từ chối một cơ hội vào lệnh tốt như vậy quá dễ dàng. Khi bối cảnh kỹ thuật cho thấy khả năng tiếp diễn ngay lập tức cao, giống như biểu đồ bên trên, chúng ta có thể cân nhắc chấp nhận thêm một chút rủi ro (dĩ nhiên là theo quan điểm cá nhân). Sau tất cả, nếu chỉ một trong ba giao dịch có thể tiếp diễn được như kỳ vọng thì tín hiệu này vẫn đem lại một kết quả tốt (khi áp dụng tỷ lệ lời lỗ 2:1). Không cần phải nói thì chúng ta cũng biết, những lý luận như vậy chỉ có ý nghĩa khi khả năng giá tiếp diễn sau khi phá vỡ là thực sự cao.


GHI CHÚ: Trong giai đoạn sau này, bạn có thể muốn thực hiện các kỹ thuật vào lệnh theo một cách táo bạo hơn một chút. Nếu vậy, bạn có thể cân nhắc bán không dưới thanh 7, một củ phá vỡ phần chính giữa của mô hình chữ M. Một ví dụ về bối cảnh tăng giá là cú phá vỡ của thanh 1 trong Hình 3.2 ở Chương 3. Những cách vào lệnh này có thể rất hiệu quả, nhưng rủi ro thực sự sẽ lớn hơn bởi vì chúng được thực hiện trước khi cú phá vỡ khỏi một mô hình lớn hơn xảy ra. Hãy áp dụng một cách cẩn trọng.


Hình 5.7 Sau 7:00 một chút, giá đã phá vỡ ra khỏi một vùng giá đi ngang hẹp trong phiên Á với một cú phá vỡ có thể coi là một phá vỡ mồi (T).

Tuy nhiên, Phe Bò cũng cho thấy hầu như họ không hề quan tâm đến việc kháng cự lại cú phá vỡ này, hay chống đỡ cho vùng số tròn nằm bên dưới.
Điều này đã khiến giá tiếp tục giảm chầm chậm cho đến giờ mở cửa phiên Âu lúc 08:00.

Vài thanh giá đầu tiên trong giờ mở cửa đã chọn theo hướng tăng (2-3), nhưng phần kéo dài của chiếc hộp và đường EMA 25 làm chặn đà tăng của giá, Phe Gấu đã dễ dàng đánh bại lực cầu từ sóng tăng này. Bằng chứng là có năm thanh giá với bóng trên dài xuất hiện liên tiếp trong sóng kéo ngược 2-3.

Chúng ta sẽ rất thường xuyên thấy một mô hình nhỏ hình thành bên ngoài một mô hình lớn hơn đã bị phá vỡ. Nếu đó là một cụm giằng co với các thanh giá dày đặc nằm một cách đáng lo ngại bên dưới một chiếc hộp bị phá vỡ, thì khả năng giá đang gặp phải cản mạnh. Mức cản này sẽ yếu hơn nếu mô hình nhỏ hơn này là một đợt kéo ngược tương đối nhẹ nhàng và dốc. Thực ra, chúng ta có thể coi tiến trình 2-3 là một lá cờ giảm được treo trên cán cờ 1-2 (một mô hình tiếp diễn xu hướng theo ngôn ngữ phân tích kỹ thuật).

Chỉ trong vòng 5 phút hình thành, thanh 3 đã xuyên thủng được cạnh đáy chiếc hộp từ dưới lên nhưng rồi sụp đổ và hình thành nên một thanh doji giảm giá. Chỉ riêng điều này thì đã có đủ bằng chứng để chuẩn bị cho một thiết lập giao dịch phá vỡ mô hình có kéo ngược. Nhưng trước khi xác định thanh giá nào có thể xứng đáng làm thanh tín hiệu, chúng ta nên kiểm tra xem bối cảnh thị trường hiện tại có phù hợp với giao dịch và hay không.

Đâu là những dấu hiệu và gợi ý mà thị trường cung cấp cho chúng ta? Vì dụ như: (a) sóng kéo ngược 2-3 đã hồi quy khoảng 50% chiều dài của sóng phá vỡ 1-2; (b) thanh 3 là một thanh doji đảo chiều tại đỉnh của sóng kên ngược; (c) thanh này đã xuyên thủng đường EMA 25 nhưng lại đóng cửa bên dưới; (d) củ phá vỡ dưới thanh 3 cho phép chúng ta vào một vị thế nằm gần với đoạn kéo dài của cạnh dưới chiếc hộp và đường EMA 25 (không Có cục nam châm hút ngược nào); (e) điểm vào vị thế bán không này trùng khớp với cú phá vỡ mô hình của sóng kéo ngược.

Đối mặt với tất cả những yếu tố này, Phe Bò lại chẳng có nước đi nào đủ mạnh ngoại trừ hy vọng mỏng manh rằng vùng số tròn 1.37 sẽ được giữ vững. Từ tất cả những dấu hiệu đã có, chúng ta có thể kết luận rằng, khả năng để chiến thắng theo hướng bán khống cao hơn nhiều so với hướng mua lên. Do đó, chúng ta mở một lệnh bản không tại cú phá vỡ khỏi sóng kéo ngược bên dưới thanh 3.


GHI CHÚ: Trong một tình huống phá vỡ khỏi mô hình có kéo ngược, tốt nhất là thanh tín hiệu phải nằm không chỉ tại vùng giới hạn sẽ bị phá vỡ của mô hình mà còn tại đường EMA 25 nữa (thanh 3), chúng ta sẽ thấy hai vị trí này trùng nhau trong rất nhiều trường hợp. Nếu phát hiện ra một thanh giá đảo chiều trong một sóng kéo ngược xuất hiện trước khi đường trung bình được chạm đến, chúng ta nên đợi một thiết lập giao dịch đáng tin cậy hơn. Bởi khả năng cao là đợt điều chỉnh vẫn chưa hoàn tất.


Sau khi lệnh bán khống của chúng ta chạm mục tiêu chí trong vòng hai thanh giá, giá lại đảo chiều tăng với một sức mạnh không thua kém (4-5 Khi tăng đến đoạn kéo dài của cạnh dưới chiếc hộp, kháng cự lại xuất hiện thể hiện qua 1 giá giảm 5. Về cơ bản, hành vi giá này đã tạo nên một thanh giá tín hiệu nữa, nhưng có một hiện tượng xuất hiện trong bối cảnh này mà không xuất hiện trong tình huống bên trái. Đó là phản ứng qua mạnh mẽ của sóng kéo ngược 4-5 tạo nên mô hình chữ V.

Mặc dù phải đến phần bàn luận về sự đảo chiều của con sóng kéo HS Ở phần sau chương này, chúng ta mới bàn kỹ hơn đến các đặc tính của nó nhưng những bạn đọc chú tâm có thể đã nhận ra bên cạnh chiều dài của sóng kéo ngược thì sức mạnh của nó cũng là một yếu tố quan trọng cần quan sát. Một nguyên tắc đơn giản là, sóng kéo ngược càng mạnh mẽ bao nhiêu thì càng phải cần nhiều đợt giằng co (tích lũy động lượng) để khiến nó đảo chiều. Trên thực tế, một vài sóng kéo ngược có thể rất mạnh mẽ, có thể khiến cho chúng ta từ bỏ hoàn toàn ý định giao dịch theo thiết lập đảo chiều. (Xem Chương 7.)

Trong các tình huống giao dịch rõ ràng hơn, đôi khi chỉ cần dựa vào một chi tiết nhỏ mà chúng ta có thể quyết định nên bỏ qua hay giao dịch với một cú phá vỡ. Tôi tin rằng đó chính là trường hợp của lệnh bán khống dưới thanh 6. Đầu tiên, tiến trình 4-5 đã hồi quy khoảng 100% của sóng 3-4 theo một cách rất là dữ dội (ba thanh giá sức mạnh liên tiếp); chỉ riêng điều này đã khiến cho tiềm năng đảo chiều giảm đi kha khá. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn Có một yếu tố thuận lợi, đó là thanh 5 bị mắc kẹt giữa kháng cự là phần kéo dài của cạnh dưới chiếc hộp và hỗ trợ là đường xu hướng của sóng kéo ngược (biến thể của một cú nén chặt). Khi đường xu hướng bị phá vỡ bởi thanh 6, đáy của thanh 5 vẫn chưa bị phá vỡ. Thay vào đó, thanh 6 trở thành một Thanh giá Nằm trong (inside bar) có đáy trùng với đáy thanh trước. Như vậy, chúng ta có thiết lập phá vỡ thanh giá đôi.

Trước khi bàn đến việc đó, chúng ta thử tưởng tượng cách mà đáy của thanh 5 đã bị phá vỡ bởi thanh 6. Cho đến thời điểm đó, thanh giá (5) là thanh giá duy nhất đi ngược lại với sóng kéo ngược khá dữ dội, khiến cho việc bán không không còn thuận lợi nữa, và có lẽ nên được bỏ qua. Tuy nhiên, trên biểu đồ, thanh 6 lại là một Thanh giá Nằm trong so với thanh 5, khiến cho áp lực đảo chiều gấp đôi lên, và điều này đã tăng khả năng tiếp diễn sau khi phá vỡ lên rất nhiều. Vậy một thanh giá có thể tạo ra sự khác biệt không? Rất có thể, nhưng sẽ tuỳ thuộc vào từng tình huống.

Một thanh giá đảo chiều tiếp nối bởi một Thanh giá Nằm trong tại một vị trí quan trọng trong hành vi giả có thể là một thiết lập giao dịch và cùng uy lực. Chúng ta sẽ bàn về nó kỹ càng hơn trong phần tiếp theo về sự kết hợp giữa phá vỡ mô hình và phá vỡ mô hình có kéo ngược. Nhưng trước tiên, chúng ta hãy cùng đi qua vài ví dụ khác về thiết lập phá vỡ mổ hình có kéo ngược.

Hình 5.8 Một xu hướng tăng mạnh mẽ có khả năng giữ tất cả các thanh giá nằm trên cách xa so với đường EMA 25 không phải là một điều nên coi nhẹ, ngay cả khi chúng ta có quan điểm mang thiên hướng giảm về mặt tổng thể. Nhưng cả khi bức tranh toàn cảnh đi theo một hướng không thể nhầm lẫn được và tất cả các dấu hiệu đều chỉ ra khả năng tiếp diễn xu hướng, chúng ta vẫn phải lên kế hoạch kỹ càng để đi theo nó, đặc biệt khi chúng ta đang sử dụng các mức dừng lỗ chặt.

Khi giao dịch theo xu hướng, nguyên tắc hài hoà giữa xu hướng và sóng kéo ngược là một yếu tố quan trọng để xét đến và chúng ta sẽ bàn chi tiết hơn trong phần thiết lập giao dịch thứ tư, cú đảo chiều của con sóng kéo ngược. Giờ chúng ta chỉ cần nhớ một nguyên tắc đơn giản và cơ bản đó là, trong tất cả các giao dịch phá vỡ, nên tránh vào lệnh khi giá còn cách xa đường EMA 25. Bởi vì bản thân đường trung bình cũng là một cục nam châm, việc giao dịch tại các vùng giá gần nó sẽ giúp chúng ta ít phải lo lắng hơn về các đợt điều chỉnh thông thường. Ví dụ, những cú phá vỡ lên từ thanh 1 và 3 đều thuận theo áp lực chủ đạo và cũng không thiếu sự tích lũy động lượng. Tuy nhiên, nếu thực hiện hai giao dịch này, chúng ta sẽ phải chịu rủi ro nặng nề đến từ lực hút của cục nam châm ngược là đường EMA 25, và cả vùng số tròn nữa.

Mặc dù cần phải cẩn trọng, nhưng xu hướng chủ đạo là không cần bàn cãi và nó gợi cho chúng ta nên đi theo hướng nào của thị trường để có xác suất cao hơn. Hoặc là chúng ta chờ đợi một thiết lập để giao dịch thuận với áp lực chủ đạo, hoặc là đừng làm gì cả. Đây là một khái niệm quan trọng, cần nắm được và hy vọng rằng những nhà giao dịch kém may mắn bị mắc kẹt trong cú phá vỡ giả dưới đường ngang nét đứt sẽ rút ra được một bài học (4). Dĩ nhiên, Phe Gấu không phải là nạn nhân duy nhất của củ phá vỡ giả đó. Một vài nhà giao dịch thuộc Phe Bò cũng có thể đã bị sập bẫy: họ đã phải thoát các vị thế mua đang có lợi nhuận, hoặc phải thoát sớm các vị thế mua đã vào trước đó để tránh thiệt hại nhiều hơn.

Có thể bạn đọc sẽ thắc mắc, vì sao rủi ro vẫn rất là cao khi giao dịch với một cú phá vỡ mà phe đối lập có khả năng bị đẩy ra khỏi vị thế của họ, bởi vì đây chính là một tình huống áp lực kép rất thuận lợi. Nhưng thực tế, nó vẫn không phải là yếu tố đảm bảo chắc chắn cho sự tiếp diễn. Đặc biệt, khi cú phá vỡ đó lại xảy ra ngay một đường EMA 25 đang có xu hướng, giống như trường hợp cú phá vỡ xuống phía dưới đường ngang nét đứt phía trên, áp lực kép ngược với xu hướng chủ đạo có thể bị đuối sức rất nhanh chóng (do áp lực từ các nhà giao dịch đối lập). Nói cách khác, trong tình huống này, việc một nhà giao dịch thoát vị thế mua trước đó thì có thể chấp nhận được, nhưng không phải là vị trí tốt để Phe Gấu vào lệnh bán khống.

Bạn đọc hãy nhớ lại nguyên tắc về Đỉnh và Đáy giả, một cú phá vỡ thất bại theo một hướng nào đó có thể là tiền đề cho một cú phá vỡ thành công theo hướng còn lại, đặc biệt, nếu cú phá vỡ sau đó lại thuận theo áp lực chủ đạo. Trên tinh thần đó, không quá ngạc nhiên khi thấy những nhà giao dịch thuộc Phe Bò mới vào nhập cuộc cùng đẩy giá lên khi thanh 4 bị phá vỡ lên trên. Trước đó, chúng ta đã nhắc đến kỹ thuật này với cái tên là “giao dịch với tín hiệu phá vỡ giả” (xem Hình 5.5). Đây là một kiểu giao dịch ưa thích của tôi và nó có thể đem lại lợi nhuận rất tốt, nhưng chúng chỉ nên được thực hiện bởi các nhà giao dịch có nhiều kinh nghiệm với các tình huống phá vỡ. (Chúng ta sẽ bàn về vấn đề này nhiều hơn trong Chương 7) Giờ thì ta có thể bỏ qua cú phá vỡ của thanh 4 với kỳ vọng rằng giá sẽ còn giằng co nhiều hơn quanh khu vực vùng số tròn.

Khi một đường biên của mô hình bị phá vỡ (2-5), các nhà giao dịch cần phải quyết định về mức độ phù hợp của nó, để quyết định nên giao dịch theo, giao dịch ngược lại hoặc không hành động gì. Khi không thấy được sự đồng thuận hay tiếp diễn theo hướng tăng hoặc giảm của giá, trong khi cú phá vỡ đã hoàn tất, thì có khả năng một mô hình nhỏ hơn đang hình thành bên ngoài một mô hình lớn (5-7).

Ngược lại hẳn với cú phá vỡ khỏi mô hình có kéo ngược trước đó, tiến trình 5-7 có độ dốc thấp hơn nhiều, gần như phẳng ra hoàn toàn, và khá là kém nổi bật; tuy vậy, nó vẫn là một sóng kéo ngược và mục đích của nó là để kiểm tra lại sức mạnh của cú phá vỡ mô hình lớn trước đó. Được hỗ trợ rất tốt bởi một bộ tam các yếu tố (vùng số tròn, phần kéo dài của đường xu hướng giảm trước đó và đường EMA 25), thanh giá tăng đầu tiên trong mô hình lá cờ nhỏ này có thể được coi là một thanh giá tín hiệu cho một cú phá vỡ tiếp theo. Vậy nên, tập trung là chìa khóa quan trọng.

Thanh giá đầu tiên bị phá vỡ lên trên là thanh giá 6. Mặc dù rất nhỏ nhưng nó là một thanh giá tín hiệu hợp lệ. Nó xuất phát quanh vùng đáy của đợt kéo ngược và nằm ngay trung tâm của bộ tam các yếu tố hỗ trợ đã bàn đến trước đó. Hơn nữa, thanh 6 là một Đáy giả nho nhỏ so với thanh bên trái nó, và điều này đã được xác nhận khi thanh kế tiếp (thanh vào lệnh của chúng ta) vượt lên trên đỉnh của nó (mũi tên đầu tiên).

Một lần nữa, giá phân vân không chịu thoát lên trên, nhưng nó cũng không điều chỉnh lại quá sâu. Khi bị mắc kẹt trong một giao dịch không thuận lợi ngay sau khi vào vị thế, hãy luôn bình tĩnh, tin tưởng vào dừng lỗ của bạn, và cho thị trường cơ hội để quyết định. Một nguyên tắc đáng nhớ là: ít nhất khi nào mà đường EMA 25 vẫn còn thuận chiều với giao dịch của bạn, thì khả năng giá tăng trở lại vẫn còn rất tốt. Và trong giai đoạn chững lại này, áp lực chỉ có thể bắt đầu tăng lên. Trong rất nhiều trường hợp, tại thời điểm nào đó, chúng ta thậm chí còn có thể dự đoán thời điểm chính xác mà thị trường sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, ví dụ khi thanh 7 xuất hiện, gần như không còn khoảng trống nào còn lại trong cú nén chặt giữa đường xu hướng giảm của lá cờ và đường EMA 25. Một trong hai phe sẽ phải chịu thua và đi theo phe còn lại.

Khi nhìn lại, điểm vào lệnh phía trên thanh 7 có lẽ là tốt hơn so với điểm vào lệnh phía trên thanh 6. Sau tất cả, vùng tích lũy động lượng khi đó đã kéo dài thêm hai thanh giá nữa và chúng ta có thêm cú phá vỡ khỏi đường xu hướng của mô hình lá cờ để tạo động lực thêm cho cú phá vỡ tăng này. Dĩ nhiên, không có cách nào để biết chắc việc đợi thêm một vài thanh nến nữa sẽ thấy được một thiết lập vào lệnh “tốt hơn”. Nhưng một lần nữa, điểm vào lệnh như vậy đã là đủ tốt (thực sự nó rất tốt), và việc chờ đợi dường như không còn ý nghĩa nữa. Các kỹ thuật vào lệnh cho chúng ta biết rằng, chúng ta phải chấp nhận thiết lập giao dịch hợp lệ xuất hiện đầu tiên.

Không lâu sau khi mô hình lá cờ nhỏ bị phá vỡ, thanh 8 chạm lại điểm phá vỡ một cách nhẹ nhàng, đây cũng chính là một cú chạm lại cục nam châm mang tên “vùng số tròn”. Nếu vì một lý do nào đó mà chúng ta chưa vào vị thế, bạn có thể tận dụng cụ điều chỉnh nhỏ này để nhanh chóng mua vào mà không cần đợi một thanh giá khác bị phá vỡ. Bởi việc này đi ngược với quy trình vào lệnh tiêu chuẩn, nên chúng ta đừng sử dụng nó bừa bãi và chỉ nên xem là biện pháp cứu cánh; chúng ta có thể coi nó như một vị thế được vào muộn từ một cú phá vỡ bị bỏ lỡ vài phút trước đó. Chắc chắn rằng, việc cố tình bỏ qua một cú phá vỡ hợp lệ với hy vọng tìm ra được một vị trí vào lệnh hấp dẫn hơn sau một sóng kéo ngược nhẹ không phải là một cách thông minh để mở một vị thế. Tuy nhiên, mẹo này sẽ có hiệu quả đối lúc, và nó sẽ “tiết kiệm” cho bạn được khoảng vài pin trên mỗi lần vào lệnh mặc dù nó không thường xuyên xảy ra.


GHI CHÚ: Một giao dịch tiếp diễn xu hướng tại các đỉnh hoặc đáy của một con sóng có thể hơi rủi ro, nhưng chúng ta không nhất thiết phải tránh xa nó trong tất cả các trường hợp. Bất cứ khi nào một đợt kéo ngược không thể hoàn tất và tiếp diễn xu hướng trước đó, thì một sự điều chỉnh về mặt thời gian cũng có thể tạo ra một thiết lập giao dịch tốt. Nói chung, hành vi giá càng kéo dài thì càng tốt, đó cũng là lý do tại sao chúng ta nên đợi giá chụm lại đường trung bình trước khi hành động.



Hình 5.9 Bên cạnh hành vi giá, độ dốc của bất kỳ đường xu hướng thuộc một mô hình nào đó sẽ phản ánh cách mà biểu đồ được thiết lập về phương ngang lẫn phương đứng. Một lời khuyên về cách thiết lập biểu đồ là nên lựa chọn tỷ lệ giữa hai trục ngang và dọc luôn ở mức mặc định. Bằng việc luôn nhìn vào biểu đồ với cùng một thiết lập tỷ lệ, mắt bạn sẽ dễ quen hơn với tốc độ và nhịp điệu của thị trường đang quan sát và sẽ dễ dàng hơn để phân biệt một đường xu hướng thuộc mô hình với một đường xu hướng thông thường (thường sẽ dốc hơn và mạnh hơn). Điều này có nghĩa là có một mức giới hạn nhất định về độ dốc của một đường xu hướng, mà khi vượt qua mức đó thì đường xu hướng không đạt điều kiện để giao dịch.

Không may là không có quy tắc “mì ăn liền” nào có thể áp dụng được, nhưng nếu bạn thiết lập tỷ lệ giữa trục thời gian và trục giá là cố định, bất kể là với thông số bao nhiêu, nó đều có lợi cho bạn trong việc nắm bắt hành động của thị trường và khung thời gian giao dịch. Lời khuyên của cá nhân tôi là nên kéo trục tung ngắn lại và kéo trục hoành dài ra, hơn là theo cách ngược lại – tương tự như các biểu đồ ví dụ trong quyển sách này. Dù sao thì bạn cũng nên nhớ rằng, đường xu hướng của mô hình càng dốc (tương quan với độ dốc trung bình), thì thị trường càng mạnh mẽ và khả năng chống đỡ của phe áp đảo sẽ càng cao khi bị tấn công.

Mặc dù có vẻ như có khá nhiều “khoảng trống” trên biểu đồ để cho giá điều chỉnh, nhưng chúng ta vẫn phải chờ xem một lệnh dừng lỗ chặt liệu có thể tồn tại được hay không trong một giao dịch phá vỡ có khả năng thu hút nhiều thành viên lì lợm của phe đối thủ. Tất cả những yếu tố này sẽ phụ thuộc vào tình huống đang được phân tích và vào mức độ linh hoạt của nhà giao dịch trong các kỹ thuật vào và thoát lệnh. Dĩ nhiên, không có quy luật nào bắt buộc bạn phải luôn giao dịch các cú phá vỡ với dừng lỗ 10 pip và chốt lời 20 pip.

Hình 5.9 là một mô hình gồm nhiều mái vòm nằm bên trên một đường xu hướng của mô hình đang được tôn trọng (mái vòm 1-2-3 tiếp nối bởi mô hình vai đầu vai 3-7). Tiến trình 4-7 là chiếc mái vòm phẳng nhất trong vùng giá này; và nằm tại đỉnh của nó là một chuỗi các thanh giá doji có đuôi phía trên dài, đây là một dấu hiệu rõ ràng của kháng cự (5-6). Có lẽ vẫn còn hơi sớm để nghĩ đến việc bán khống, nhưng rõ ràng là Phe Bò đang gặp phải kháng cự mạnh. Và thanh 7 dĩ nhiên không thể thay đổi được tình hình, theo chiều hướng tốt hơn.

Biểu đồ ví dụ này cho chúng ta thấy khả năng thứ ba của thiết lập giao dịch phá vỡ mô hình có kéo ngược. Khả năng đầu tiên là giá kéo ngược về một đường xu hướng đã bị phá vỡ (các Hình 5.6 và 5.7). Trong khả năng thứ hai, chúng ta thấy giá mắc kẹt bên ngoài một đường xu hướng vừa bị phá vỡ (Hình 5.8). Trong khả năng cuối cùng này, chúng ta có giá chững lại ngay tại vùng giá sắp bị phá vỡ, với đường xu hướng đâm xuyên qua vùng tích lũy động lượng. Đó có thể là do đường xu hướng bị vẽ lệch một chút, nhưng việc này cũng rất thường xảy ra đối với các đường xu hướng. Về đường xu hướng trong biểu đồ minh họa thì nó đã được vẽ khá tốt (bỏ qua đáy 3 để có được nhiều lần chạm bật hơn).

Nhìn vào thanh 7, không khó để tưởng tượng ra ý đồ của Phe Gấu, nhưng sự thiếu vắng của hành động tích lũy động lượng phía trên đường xu hướng đã khiến cho thanh giá này không hợp lệ để trở thành một thanh giá tín hiệu. Đáy của thanh này lại được giữ vững khi Phe Bò đột ngột phản cống tại thanh 8. Mặc dù nỗ lực chống lại cú phá vỡ đầu tiên của Phe Bò là đáng ghi nhận, nhưng giờ đây họ lại phải đối mặt với áp lực kháng cự từ cụm thanh giá 5-6 phía trên, điều này khiến cho họ gặp rủi ro và thực sự cần trợ giúp.

Ngay giờ mở cửa phiên Âu (08:00), sự trợ giúp đã đến và trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, thanh 9 đã vẽ ra một thanh giá tăng mạnh mẽ và “đầy dũng cảm”. Nhưng cuối cùng thì 5 phút có lẽ là khoảng thời gian quá dài để cho thanh giá này giữ vững được sức mạnh của nó.

Bằng việc buộc Phe Bò không chỉ phải rút lui trong thanh 9 mà còn khiến thanh giá này đóng cửa dưới đường xu hướng, Phe Gấu một lần nữa đã tung đòn tấn công mạnh mẽ lên tinh thần của những nhà giao dịch còn lại thuộc Phe Bò. Chỉ cần phá vỡ khỏi thanh giá này nữa thôi là Phe Bò sẽ phải đầu hàng.

Chẳng phải đây là điều rất tuyệt vời khi chúng ta có thể quan sát toàn bộ câu chuyện từ vị trí đứng ngoài thị trường một cách an toàn? Bằng cách để cho các phe phái khác tranh đấu với nhau trước (tạo ra các vùng tích lũy động lượng), tất cả những gì chúng ta cần làm là chọn thời điểm vào lệnh trên cú phá vỡ nếu nó xảy đến theo cách có thể giao dịch được (vào bán khống phía dưới thanh 9).

Bạn đọc hãy để ý vị trí thuận lợi của cục nam châm tại vùng số tròn 50. Chỉ cần vị thế của chúng ta phá vỡ khỏi một vùng tích lũy động lượng, vùng số tròn cách đó khoảng 20 pip có thể là một yếu tố rất thuận lợi và mạnh mẽ hỗ trợ chúng ta. Dĩ nhiên, các vùng số tròn có thể trở thành những chướng ngại vô cùng khó chịu (ví dụ tại 3). Nhưng tất cả đều phụ thuộc vào từng bối cảnh khác nhau.

PHÁ VỠ THIẾT LẬP KẾT HỢP

Sự phá vỡ khỏi thiết lập kết hợp bao gồm nhiều đặc tính của cả thiết lập phá vỡ mô hình thông thường và thiết lập phá vỡ mô hình có kéo ngược. Hậu tố “kết hợp” đang nhắc đến một mô hình gồm hai thanh giá, một thanh sức mạnh tiếp nối bởi một Thanh giá Nằm trong. Sự kết hợp các thanh giá để tạo ra bộ đôi này có rất nhiều, nhưng câu chuyện về cơ bản là giống nhau trong tất cả các biến thể: thanh giá sức mạnh cho thấy áp lực xu hướng chủ đạo, Thanh giá Nằm trong tạo nên áp lực tích luỹ bên cạnh nó. Trong các tình huống mà áp lực chủ đạo thuận theo xu hướng của thanh sức mạnh thì Thanh giá Nằm trong chính là thanh tín hiệu của chúng ta.

Mặc dù một cú phá vỡ thiết lập kết hợp thường được hướng dẫn giao dịch theo dạng đơn lẻ (xem lại phần giao dịch với các Thanh giá Năm trong), nhưng phản ứng tiếp diễn về cơ bản sẽ là mạnh mẽ nhất khi thiết lập kết hợp là một phần của một cú phá vỡ khỏi một mô hình lớn hơn. Từ đó chúng ta có Sự phá vỡ thiết lập kết hợp.

Hình 5.10 mô tả một vài các thiết lập giao dịch đơn lẻ; ba thiết lập đầu tiến mang tính tăng giá, ba thiết lập còn lại là giảm giá. Hãy để ý rằng, thiết lập cuối cùng là một thiết lập kết hợp nghịch đảo, tức là Thanh giá Nằm trong lại xuất hiện trước thanh sức mạnh; rất thú vị là việc này lại không ảnh hưởng đến ý nghĩa của mô hình. Để biết lý do tại sao, hãy tưởng tượng thanh doji dài hơn bên phải bị phá vỡ tại đáy bởi một thanh giá thứ ba: về mặt kỹ thuật đã xác nhận một Đỉnh giả (phá vỡ giảm tiếp nối sau một phá vỡ tăng), vốn bản thân nó đã mang tính giảm giá rồi.

Ít phổ biến hơn nhưng không hề kém mạnh mẽ là một thiết lập giao dịch kết hợp bao gồm hai thanh doji dài nằm sát nhau, cả hai đều đóng cửa theo cùng một hướng cách xa khỏi điểm chính giữa thanh giá. Một phiên bản khác nữa là khi Thanh giá Nằm trong nhỏ bị thay thế bởi một thanh doji.

Màu của Thanh giá Nằm trong, nếu không phải là một thân nến dẹt mang tính chất trung tính thì tốt nhất nên giống với màu của thanh giá sức mạnh. Một yếu tố thuận lợi hơn nữa là khi cả hai thanh đều có chung đỉnh hoặc đáy tại điểm phá vỡ (để tạo ra một cú phá vỡ hai thanh giá cùng lúc). Nhưng các đặc điểm này không nhất thiết phải là bắt buộc hay là các điều kiện cụ thể cho một thiết lập giao dịch được coi là hợp lệ. Ví dụ, chúng ta không nhất thiết phải bỏ qua khi thấy một thanh nằm trong giảm giá nằm bên cạnh một thanh sức mạnh tăng giá, miễn là Thanh giá Nằm trong vẫn nằm tại nửa phía trên của thanh sức mạnh.

Và cuối cùng, nếu một thanh giá Nằm trong thứ hai xuất hiện kế bên cái đầu tiên, nó chỉ càng làm tăng thêm áp lực tích luỹ; do đó, nếu các yếu tố khác không thay đổi thì ý nghĩa của một thiết lập giao dịch kết hợp gồm ba thanh giá cũng không khác so với thiết lập hai thanh giá thông thường (thậm chí còn mạnh hơn).

Trong phần lớn các thiết lập phá vỡ kết hợp, chúng ta có thể vào vị thế khi Thanh giá Nằm trong bị phá vỡ, nhưng đôi khi một lựa chọn tốt hơn Có thể là chờ thanh sức mạnh bị phá vỡ rồi mới vào lệnh. Liệu việc này có thực sự tạo ra một tín hiệu “mạnh mẽ hơn” hay không thì tuỳ thuộc vào việc đánh giá tình huống giao dịch trước mắt. Dù vậy, hãy luôn nhớ rằng, bản thân sự hiện diện của một mô hình kết hợp chưa bao giờ là một lý do để vào vị thế mua hay bán khống. Nó chỉ là một công cụ để chọn thời điểm vào vị thế trong một tình huống phá vỡ.


Hình 5.11 Khi bàn đến cặp tiền tệ EUR/USD, vài giờ giao dịch đầu tiên của phiên Á có thể tạo ra kha khá các con sóng giá tốt, nhưng thường thì không lâu sau đó, giá có thể bước vào một giai đoạn đi ngang khó chịu có thể kéo dài đến tận giờ mở cửa phiên Âu. Cẩn trọng là điều luôn cần thiết khi khối lượng giao dịch cạn đi một cách rõ rệt. Trong Hình 5.11, giai đoạn giữa 05:00 và 06:30 cho thấy các đặc tính điển hình của một thị trường bị “mắc kẹt”. Điều quan trọng là không được nhầm lẫn dạng hành vi giá này với hành động tích lũy động lượng. Mặc dù, một vùng giằng co bao gồm các thanh giá đi ngang trong một môi trường năng động cũng có thể tạo ra áp lực phá vỡ khá tốt, nhưng một giai đoạn kéo dài lê thê trong một thị trường đang “đứng yên” thường chỉ bao gồm các thanh giá vô nghĩa không đi theo bất kỳ xu hướng nào. Không quá ngạc nhiên khi biết rằng, dạng thị trường này chỉ phù hợp với trò chơi” giao dịch ngược xu hướng hơn là giao dịch phá vỡ.

Mặt tốt là một nhà giao dịch thích quan sát kỹ sẽ không thể để lọt bất kỳ hành vi nào của giá và ngay cả một phiên Á buồn chán cũng có thể cung cấp các manh mối và gợi ý giá trị có thể hữu ích sau này. Chúng ta hãy cùng xây dựng một góc nhìn chung về Hình 5.11 trước khi tập trung vào các chi tiết của thiết lập kết hợp trong hình elíp.

Theo độ cong của đường EMA 25 bên trái, Phe Gấu là phe đang chiếm ưu thế trong buổi sớm phiên Á. Trong khoảng thời gian đi ngang tiếp theo đó, Phe Bò liên tục cố gắng vượt lên trên nhưng không đủ mạnh và chưa bao giờ vượt qua được hàng rào phòng ngự là đường EMA 25.

Việc Phe Bò không thể chiếm lại được đường EMA 25 là một gợi ý rất mạnh theo hướng giảm giá. Sau tất cả, làm cách nào mà Phe Bò này có thể khiến Phe Gấu lung lay được, khi họ thậm chí còn không thể giữ cho giá đứng vững phía trên đường trung bình. Các dấu hiệu rõ ràng nhất thể hiện các lần thất bại của Phe Bò là các Đỉnh giả tại 1, 2, 3 và 4: thay vì kích hoạt một đợt tiếp diễn theo hướng tăng, những cú phá vỡ này lại kích thích Phe Gấu vào bán khống.

Bởi chúng ta không có cách nào biết trước được chính xác những cú phá vỡ sẽ diễn ra như thế nào, tốt nhất là không nên kỳ vọng trước hay có các ngộ nhận nào về chúng. Khi trong tay có sẵn nhiều thiết lập giao dịch, chúng ta đơn giản chỉ cần chờ đợi xem thị trường cung cấp cho ta thiết lập nào. Để dễ dàng quan sát biểu đồ hơn, chúng ta có thể vẽ một đường xu hướng hoặc một chiếc hộp, nhưng cũng sẽ ổn nếu bạn chỉ muốn quan sát các thanh giá được hình thành trong các vùng tích lũy động lượng quan trọng.

Bằng cách tạo ra một thanh doji mạnh mẽ ngay tại hỗ trợ của đường xu hướng tại (5), vào giờ mở cửa phiên Âu lúc 08:00, Phe Bò đã cố gắng thêm một lần cuối cùng, nhưng lại không thành công cho lắm. Nếu thanh giá này có đủ sức vực dậy hy vọng cuối cùng theo hướng tăng, thì thanh giá tiếp theo phải phá tan mọi hy vọng về một thiết lập giảm giá, nhưng rồi thanh (6) xuất hiện. Từ góc nhìn của chúng ta, đây chính là dấu hiệu để sẵn sàng vào lệnh.

Theo một cách nhìn khác, chúng ta có thể coi Thanh giá Nằm trong trong hình ế líp là một lá cờ nhỏ chỉ bao gồm một thanh giá được treo trên phần cán cờ nằm trước, cũng là một thanh giá sức mạnh. Bạn đọc hãy để ý Thanh giá Nằm trong này, trước khi đóng cửa gần phần đáy của thanh sức mạnh liền trước, đã tạo ra được một cú chạm lại “bộ nhị” gồm phần kéo dài của đường xu hướng và đường EMA 25. Bất kể là điều này trông có “nhỏ bé” thế nào đi chăng nữa trong một bối cảnh lớn, nhưng đợt tăng giá nhỏ này đã giải quyết xong hai cục nam châm ngược trước khi chúng ta vào vị thế, có nghĩa là khả năng các thành phần này được chạm lại sau khi vào vị thế sẽ thấp hơn.

Nhìn kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy thanh nằm trong này đóng cửa tăng, nhưng thân giá của nó nhỏ đến mức không đáng để lo ngại. Chúng ta có thể vào vị thế bản không ngay khi đáy của Thanh giá Nằm trong này bị phá vỡ xuống.

Hình 5.12 Các nhà giao dịch quen thuộc với phương pháp phân tích mô hình nến Nhật có thể đã từng nghe qua các thiết lập kết hợp có tên Harami (tạm dịch: Mẹ Bồng Con), Knight-with-Cross (tạm dịch: huy hiệu chữ thập của Kỵ sĩ), hay thiết lập Spinning Top (tạm dịch: con xoay), và còn nhiều cái tên thú vị khác đã được đặt ra cho các mô hình mạnh mẽ này. Dĩ nhiên là cái tên thực sự của chúng không liên quan cho lắm, và trong nhiều trường hợp, bản thân mô hình cũng không liên quan đến cái tên.

Nhìn kỹ hơn vào hành vi giá trên biểu đồ, chúng ta có thể phát hiện một vài thiết lập kết hợp có thể giao dịch được với quy mô nhỏ hơn nhưng không thực sự tạo ra con sóng nào đủ chất lượng. Các nhà giao dịch lướt sóng ngắn linh hoạt có thể chớp lấy thời cơ ở các cú phá vỡ thiết lập kết hợp 2, 5 và 7, nếu muốn kiếm lợi nhuận vài pin trên mỗi cú phá vỡ. Một thiết lập chắc chắn phải bị bỏ qua là cú phá vỡ thiết lập kết hợp 3 tại 4: cú phá vỡ này xảy ra ngay một đỉnh trước đó, cách khá xa đường EMA 25, và phải chịu lực tác động của cục nam châm ngược là vùng số tròn ngay bên dưới. Đây là một thiết lập kết hợp nguy hiểm để giao dịch, ngay cả đối với một vị thế lướt sóng nhanh.

Để giảm thiểu sự nguy hiểm của việc bị mắc kẹt trong một cú phá vỡ không thuận lợi, một thói quen rất quan trọng là luôn quan sát xem bối cảnh thị trường có thuận lợi cho giao dịch mà chúng ta sắp thực hiện hay không. Trước khi vào vị thế, chúng ta nên kiểm tra tốc độ di chuyển của thị trường, những áp lực chủ đạo bên trong nó, độ dày của vùng tích lũy động lượng và có hay không những cục nam châm ngược cũng như các yếu tố cản trở trên con đường giá chạy đến mục tiêu. Với một chút kinh nghiệm giao dịch thì một danh sách kiểm tra các yếu tố như vậy chỉ chiếm của bạn vài giây để hoàn tất. Nhưng nó có thể tăng lợi thế của bạn lên rất nhiều.

Công bằng mà nói, có vô vàn cách khác nhau để nhìn nhận hành vi giá, và nhiều thứ trông có vẻ không thể chấp nhận được với người này nhưng có thể là một cơ hội giao dịch điển hình cho người khác. Mặc dù đó chỉ là vấn đề về nhìn nhận, chẳng có lý do gì để bị mắc kẹt trong những cái bẫy rất rõ ràng giống như cú phá vỡ tăng tại 4, hay phá vỡ giảm tại 6.

Các cú phá vỡ thiết lập kết hợp 2, 5 và 7, phát xuất từ các vùng tích lũy động lượng, đều có giá trị, nhưng cũng rất hợp lý khi phải đặt dấu chấm hỏi xem sự tích lũy động lượng này có đủ độ dày để tạo ra một cú phá vỡ kéo dài 20 pip hay không.

Để hiểu sự khác biệt giữa các thiết lập “mỏng” và “dày”, chúng ta hãy cùng so sánh vùng giằng co 1-2 và 6-7 với vùng tích lũy động lượng dẫn tới thiết lập kết hợp trong hình e líp (8-10). Vùng tích lũy này rõ ràng cho thấy chất lượng cao hơn. Để ý rằng trước khi phá vỡ khỏi hình 8 líp, Phe Bò đã chiếm lại được đường EMA 25 trước, có nghĩa là vùng tích lũy của họ nằm một cách thuận lợi bên trên đường trung bình, trong khi các trường hợp tại 2 và 7 thì không được như vậy. Bên trong đoạn giằng co này, một yếu tố thú vị nữa là việc Phe Bò đã phản ứng một cách rất hăng hái trước cú phá vỡ giảm tại 9, cuối cùng đã tạo ra một đáy giả rất rõ ràng trên biểu đồ.

Vì thanh 10 mang tính giảm giá cao nên nó không được coi là một thanh giá tín hiệu đủ tốt cho cú phá vỡ theo hướng tăng. Vậy chúng ta có thể bỏ qua thanh giá này, nhưng không nên rời mắt khỏi hành vi giá tại đây, với các thiết lập kết hợp trong hộp công cụ của chúng ta, chỉ cần thêm một thanh giá nữa là một cú phá vỡ hợp lệ có thể được thiết lập (mua khi giá phá vỡ lên phía trên Thanh giá Nằm trong bên trong hình ể líp).


GHI CHÚ: Nếu khung thời gian giao dịch mà bạn yêu thích nhất là giờ mở cửa phiên Anh Quốc (09:00 giờ CET) và thị trường tạo ra một thiết lập chất lượng trong thời gian đó, đừng từ chối nó. Mặc dù chuyển động giá giờ mở cửa có thể khó lường và rất nguy hiểm, nhưng nếu nó thực sự tôn trọng một cú phá vỡ được tạo dựng một cách hợp lý thì sẽ chẳng có vấn đề gì. Điều này sẽ được chứng minh trong Chuỗi ví dụ các biểu đồ trong ngày tại những giao dịch tốt nhất của phiên Âu/Anh Quốc có thể được tìm thấy quanh giờ mở cửa phiên Anh Quốc, khi mà khối lượng giao dịch được “bơm” vào thị trường đủ để hỗ trợ cho cú phá vỡ. Tuy nhiên, bạn hãy tránh những cú phá vỡ chất lượng kém hay bất cứ thiết lập giao dịch nào xuất hiện tại đỉnh hoặc đáy của một con sóng đã kéo dài từ trước giờ mở cửa phiên Anh Quốc. Những cú phá vỡ thuộc dạng này dễ có khả năng thất bại khi phiên giao dịch trở nên sôi động.


Hình 5.13 Các mô hình đảo chiều xuất hiện dưới rất nhiều hình dáng và kích thước, nhưng có một mô hình đã tạo cho nó một mức độ nổi tiếng nhất định: mô hình vai đầu vai. Trong hình dáng cơ bản nhất, mô hình này được tạo thành bởi ba cái mái vòm nằm trên một đường xu hướng nằm ngang hoặc hơi nghiêng một chút, thường được gọi là đường viền cổ. Mái vòm chính giữa là lớn nhất (phần đầu), nhưng chính phần vai phải mới là phần đáng chú ý nhất. Nếu giá bắt đầu tạo nên áp lực tích luỹ lên trên đường viền cổ, một cú phá vỡ mạnh mẽ có thể xảy ra. Cũng giống như mô hình thuận nằm ở đỉnh, mô hình nghịch đảo nằm tại đáy cũng xảy ra thường xuyên không kém. Hình 5.13 là mô hình vai đầu vai theo hướng tăng giá ba mái vòm ngược nằm bên dưới đường xu hướng khởi đầu từ 07:00 đến hình 6 líp đầu tiên.

Phát hiện được các mô hình cổ điển như vậy là một việc, nhưng giao dịch được những cú phá vỡ khỏi chúng với lợi thế chấp nhận được là một việc khác. Ít nhất, chúng ta cần phải chú ý đến hai điều kiện trong tất cả các tình huống: cú phá vỡ khỏi mô hình không được ngược với áp lực chủ đạo hiện tại, và phải có đủ sự tích lũy động lượng trước cú phá vỡ.

Để hiểu được sự nguy hiểm của áp lực ngược hướng, hãy thử nhìn nhanh qua tiến trình trong chiếc hộp nằm phía bên phải, vào khoảng 12:00. Mặc dù nó nhỏ hơn nhiều so với mô hình phía dưới, nhưng chiếc hộp này cũng đóng khung một mô hình vai đầu vai (ba cái mái vòm), nhưng chúng ta có thể thấy ngay lý do tại sao cú phá vỡ giảm khó có khả năng thành công: nó rõ ràng đã đi ngược lại với áp lực chủ đạo trên biểu đồ. Biết được các mô hình biểu đồ là tốt, nhưng nếu không biết tôn trọng bức tranh toàn cảnh, kiểu “kiến thức” như vậy sẽ gây hại hơn là có lợi.

Trước khi bạn đến thiết lập giao dịch kết hợp trong hình 8 líp đầu tiên, chúng ta hãy cùng đánh giá một vài thiết lập kết hợp khó. Ví dụ, thiết lập 1 là một bẫy giá tăng điển hình, cũng giống như thiết lập 3 trong biểu đồ ở ví dụ trước, Hình 5.12. Trước khi vào lệnh tại một cú phá vỡ yếu ớt như vậy, bạn nên tự hỏi hai cầu quan trọng: (a) liệu đây có phải là một cơ hội mà những nhà giao dịch khác cũng sẽ nắm lấy? Và (b) tại thời điểm này, tinh thần của Phe Gấu là như thế nào; liệu họ sẽ chịu thua trước cú phá vỡ tăng tại 2 hay mở các vị thế bán khống mới?

Như thường lệ, câu trả lời cuối cùng chỉ có thể được tiết lộ sau khi thị trường đã chạy, nhưng chúng ta sẽ có được kha khá gợi ý về kết cục có khả năng cao nhất với áp lực chủ đạo, bối cảnh thị trường và vùng tích lũy động lượng.

Còn cú phá vỡ của thiết lập kết hợp 4 thì sao? Mặc dù khá nhỏ nhưng thiết lập này có lợi thế cao hơn một chút. Nó không chỉ nằm bên trên bề đỡ là đường EMA 25 mà còn được hỗ trợ kỹ thuật bởi phần kéo dài của một đường xu hướng nhỏ. Nhưng vì thị trường chỉ vừa mới tăng lên từ vùng đáy liền trước, nên chúng ta không nên quá lạc quan và kỳ vọng sự tiếp diễn sẽ diễn ra ngay lập tức tại thời điểm này. Bởi ở bên trên nó cũng phải đối mặt với một kháng cự nữa (phần kéo dài đường xu hướng đi qua các đỉnh trước đó).

Một cơ hội giao dịch chắc chắn nên bị loại bỏ là cú phá vỡ của thiết lập kết hợp 5. Nếu chúng ta so sánh với con sóng tăng 3-5 trước đó, vượt lên từ vùng đáy và gần như không hề chững lại, thì cú phá vỡ mô hình này chứa đựng tất cả các đặc điểm của một cái bẫy phá vỡ mồi.

Thiết lập kết hợp 5 có một điểm khá thú vị: đỉnh của Thanh giá Nằm trong vượt lên trên cao hơn một chút so với đỉnh của thanh sức mạnh. Thực ra việc này khá bình thường trong một thiết lập kết hợp và sẽ không ảnh hưởng đến ý nghĩa của bản thân mô hình. Nguyên nhân chúng ta bỏ qua cú phá vỡ này đơn giản là do sự tích lũy động lượng liền trước cú phá vỡ trông rất tệ.

Thị trường thực sự đã phá vỡ được một vài pip (6), nhưng rồi động lượng dần cạn kiệt và một đợt điều chỉnh xuất hiện. Trên con đường giảm trở lại, chỉ khi giá chạm mức hồi quy 60% của con sóng 3-6 thì Phe Bò mới nhảy vào với năng lượng cao hơn (7). Để ý giá đã tạo ra một cú chạm lại trần khi đáy của thanh 7 bật nảy lên khi chạm lại đỉnh của thanh 3.

Điều này dẫn ta đến thiết lập kết hợp trong hình ế líp đầu tiên. Thanh giá sức mạnh trong thiết lập đã cho thấy sự hăng hái của Phe Bò trong việc tham gia giao dịch với cú phá vỡ khỏi mô hình vai đầu vai. Tuy nhiên, nếu thanh giá này bị phá vỡ ngay thì nó rất dễ trở thành một phá vỡ mồi (từ góc nhìn của chúng ta), do sự tích lũy động lượng trước đó quá yếu ớt.

Khi bạn đang chờ đợi một cú phá vỡ nhưng sự tích lũy động lượng hiện tại quá mỏng, chúng ta nên kỳ vọng thị trường không phá vỡ ngay mà thay vào đó là tạo thêm một thanh giá nữa để làm tăng áp lực trước phá vỡ. Trong trường hợp này, thanh giá được tạo thêm đó là một thanh nằm trong và từ đó hình thành một thiết lập kết hợp với thanh sức mạnh liền trước đó. Một điểm cộng nữa ở đây là đỉnh của cả hai thanh trong thiết lập đều nằm đồng mức với nhau, từ đó tạo thành một cú phá vỡ hai thanh giá cùng lúc.

Trong khi đó, đường EMA 25 xuất hiện đúng lúc để hỗ trợ cho thanh nằm trong từ bên dưới, về cơ bản biến thành giá này trở thành một cú nén chặt gồm một thanh. Với phần vai phải của mô hình vai đầu vai giờ đã “tròn trịa”, và giá đang ép lên trên một đường viền cổ khá rõ ràng (bỏ qua cú phá vỡ mồi), không quá khó để xác định được khoảnh khắc vàng của cả phá vỡ.

Nếu chúng ta tự hỏi thêm một lần nữa rằng, liệu một cú phá vỡ tăng có khiến cho một nhà giao dịch đang có vị thế bạn phải lo lắng hay không, thì tôi tin giờ đây, chúng ta đã có thể trả lời câu hỏi đó một cách thuyết phục. Có lẽ thêm một thanh giá nữa trong vùng tích lũy động lượng thì sẽ đẹp hơn (tạo ra một thiết lập kết hợp gồm ba thanh), nhưng nếu bỏ qua cơ hội này thì chúng ta đã quá cẩn trọng không cần thiết. Lệnh mua được mở như hình minh hoạ (mũi tên đầu tiên).


GHI CHÚ: Dù chúng ta luôn trông đợi các vị thế giao dịch của mình chạm được mức chốt lời càng nhanh càng tốt kể từ khi vào lệnh, nhưng thực tế sẽ không được như vậy. Bên cạnh những khó khăn ban đầu khi mới vào vị thế, một kịch bản thường gặp là giá tăng rất tốt từ đầu chỉ để quay đầu và lấy lại toàn bộ số lợi nhuận mở trước đó (8-9). Mặc dù rất khó chịu khi chứng kiến việc này nhưng bạn cần phải rèn luyện tâm trí thật tốt để vượt qua được thử thách mà không làm gì ngu ngốc, giống như thoát vị thế tại điểm hoà vốn để ngăn giao dịch chuyển sang thua lỗ. Chín trên mười lần thì tất cả những gì bạn thấy sẽ chỉ là một đợt kéo ngược bình thường để kiểm chứng lại có phải vỡ, nếu bạn bỏ nỗi sợ qua một bên và nhìn mọi thứ bằng con mắt trung lập.

Và thật tình mà nói, nếu bạn vẫn còn đang đứng ngoài thị trường mà chưa vào vị thế khi thấy một đợt kéo ngược đẹp đẽ như vậy (hãy nghĩ về thiết lập phá vỡ mô hình có kéo ngược), thì tại sao phải sợ hãi nó khi bạn đã vào vị thế? Đặc biệt trong sóng kéo ngược đầu tiên sau một cú phá vỡ, một trong những điều tệ nhất bạn có thể làm là không cho giao dịch của bạn cơ hội để tăng trở lại sau một cú chạm lại kỹ thuật.

Mặc dù thỉnh thoảng nó có thể cứu bạn khỏi việc bị dừng lỗ nhưng sự lo lắng này sẽ loại bỏ rất nhiều các giao dịch tốt vốn đã có thể đem lại lợi nhuận. Hơn nữa, đoạn điều chỉnh (8-9) ở đây không chỉ là một lần chạm lại của cú phá vỡ, nó còn chạm đường EMA 25 trong một sóng điều chỉnh xuống vùng 50% của con sóng 7-8. Và tất cả chúng ta đều đã biết sức mạnh của một bộ tam các yếu tố như vậy rồi.


Thiết lập kết hợp thứ hai có thể giao dịch được trong phiên này nằm trong hình 8 líp ngoài cùng bên phải, nó đã mô tả rất tốt sự dẻo dai của một thị trường đang có xu hướng, cũng như sự nguy hiểm của việc giao dịch ngược hướng với nó. Phe đầu tiên bị buộc phải thoát vị thế tại cú phá vỡ thiết lập kết hợp (11) rõ ràng là những nhà giao dịch kém may mắn đã bán khống với cú phá vỡ giảm khỏi chiếc hộp cách đó vài thanh giá.

Về mặt tâm lý, cú phá vỡ tăng của thiết lập kết hợp 11 có thể khó chấp nhận hơn cú phá vỡ khỏi mô hình vai đầu với trước đó, nếu dựa trên việc thị trường đã tăng kha khá và Phe Gấu đã cho thấy sự khó nhằn của họ bên trên mức 50. Nhưng nếu chúng ta tính đến đường cong dốc lên của đường EMA 25, nó cho chúng ta thấy rõ rằng xu hướng vẫn còn rất mạnh mẽ, và do đó, rất có khả năng thu hút được những người mua mới tại vùng giá nến hỗ trợ bởi đường trung bình.

Thiết lập này là sự kết hợp giữa một thiết lập kết hợp bình thường và một thiết lập nghịch đảo, tại đó thanh giá sức mạnh sẽ nằm sau Thanh giá | Nằm trong. Nhưng về cơ bản thì bản chất tăng giá của nó vẫn không thay đổi. Hơn nữa, trước khi đóng cửa phía trên và bên ngoài đường xu hướng đáy của thiết lập 11 đã tìm được hỗ trợ tại đỉnh của thanh 10, cùng lúc đó chạm lại vùng số tròn và đường EMA 25 (bộ tam các yếu tố tăng giá). Đây thực sự là một thiết lập rất đẹp – nhưng nó không có được sự ủng hộ từ cục nam châm mang tên vùng số tròn như trong giao dịch trước đó, và một yếu tố nữa cũng quan trọng không kém, đó là cú phá vỡ diễn ra trong giai đoạn buồn chán của phiên trưa với khối lượng giao dịch kém hơn (12:00-14:00).

Tuy nhiên, trong một bối cảnh thị trường sôi động, như ví dụ trên, về cơ bản đây không phải là một vấn đề quá lớn và không phải lý do đủ tốt để bỏ qua một cơ hội giao dịch hợp lệ; nhưng trong một bối cảnh buồn chán hơn, yếu tố phiên giao dịch trưa chắc chắn là một điểm trừ đối với một cú phá vỡ tiếp diễn xu hướng. Tốt nhất là bây giờ, chúng ta chưa nên quan tâm đến việc này và sẽ bàn kỹ hơn về các lợi thế cũng như bất lợi của từng điều kiện trong Chương 7.

Hình 5.14 Một vài biểu đồ sẽ mô tả rõ hơn bản chất giằng co của một trận chiến tại vùng số tròn. Trước cú phá vỡ khỏi đường xu hướng I ngang, giá đã rất nhiều lần cố gắng vượt ra khỏi vùng số tròn 50, theo cả hướng lên lẫn hướng xuống, nhưng lực hút của cục nam châm cứ liên tục tác động, kéo giá quay ngược trở lại. Trong một bối cảnh như vậy, cả Phe ў Gấu và Phe Bò có thể bị mắc bẫy nhiều lần nếu họ không chú ý đến những gì đang diễn ra trên thị trường. Và chúng ta càng cần phải cẩn trọng hơn khi các thanh giá bắt đầu vượt xa độ dài trung bình đồng thời đảo chiều liên tục. Thông thường, điều này cho thấy sự nhúng tay của các Tay To và do đó, các lệnh dừng lỗ quá chặt thường sẽ rất nguy hiểm.

Mặc dù đường xu hướng nằm ngang có thể sẽ gây nhiều tranh cãi, nhưng nó vẫn là một công cụ hữu dụng để đánh dấu lằn ranh giữa khu vực tăng giá và giảm giá trong buổi sớm của phiên Anh Quốc. Trong bốn chiếc mái vòm nằm phía trên, ba chiếc đằng sau đã kết hợp thành một mô hình vai đầu vai không thể nhầm lẫn được (07:00-09:45).

Trước khi mô hình đảo chiều này hoàn tất, những nhà giao dịch vào lệnh bán quá sớm đã phải trả giá cho việc nôn nóng vào vị thế với những cú phá vỡ tại T và F, theo thứ tự là một bẫy phá vỡ mồi và bẫy phá vỡ giả. Đặc biệt, cú phá vỡ tại F(một cú phá vỡ được tích lũy rất tệ trước giờ mở cửa phiên Anh Quốc) đang mời gọi những nhà giao dịch đối lập tham gia vào một vị thế rất rõ ràng. Đối với cú phá vỡ mồi (T), hành vi giá tại đó thực sự Có các yếu tố của một cú nén chặt (một vài thanh giá bị mắc kẹt giữa đường xu hướng và đường EMA 25), nhưng đây không phải là dạng tích lũy chúng ta nhắm tới để bán khống; vì giá vẫn chưa bị thắt chặt bên dưới một đường trung bình đang giảm dần, và đường xu hướng ngang thực sự vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Quan trọng hơn tất cả, đó là thanh giá “tín hiệu” trong trường hợp này là một doji tăng giá (2). Chắc chắn đây không phải là một thiết lập tốt để bán khống.

Ở phía bên trên của vùng số tròn, Phe Bò cũng đang gặp phải những khó khăn của riêng họ. Mỗi lần cố gắng tấn công các vùng đỉnh trước đó, họ đều bị buộc phải rút lui ngay lập tức. Thanh 3 hợp với thanh 1 thành một mô hình hai đỉnh, và thanh 4 là một Đỉnh giả của thanh 3. Câu chuyện cũng diễn ra tương tự với thanh 6 khi nó vượt lên đỉnh của thanh 4. Và nguyên do của những cú phá vỡ thất bại này là rất rõ ràng: Sự tích lũy động lượng trước phá vỡ là rất tệ.

Nếu chỉ với một định hoặc đáy đơn lẻ cũng đủ để tạo nên một cục nam châm kỹ thuật, thì các đường biên của vùng phạm vi giá còn có thể làm nhiều hơn vậy. Do đó, những nhà giao dịch phá vỡ không phải là những người duy nhất bị mắc bẫy trong một cú phá vỡ giả; mà bất kỳ tay chơi nào giao dịch bên trong vùng phạm vi với một điểm dừng lỗ nằm ngoài vùng đó một chút đều có thể mắc bẫy theo cách tương tự. Hãy thử nghĩ đến kịch bản tệ hại của một nhà giao dịch đã đặt dừng lỗ cách một vài pip dưới đáy Tmột cách an toàn”. Hay một nhà giao dịch khác đã đặt dừng lỗ phía trên đỉnh thanh 3 hoặc 4. Thông điệp đã rõ ràng: khi hành vi giá cho thấy sự khó lường ở mức độ cao, tốt nhất là không nên lựa chọn phe để đi theo cho đến khi mọi chuyện ngã ngũ.

Trên tinh thần đó, cú phá vỡ của thiết lập kết hợp 5 tốt nhất nên được bỏ qua, và tương tự đối với cú phá vỡ thiết lập 7, mặc dù nó có khả năng tạo ra áp lực phá vỡ cao hơn.

Nếu tính đến chiều dài của con sóng phá vỡ 6-8, sóng kéo ngược 8-9 lại là một đợt điều chỉnh quá nông để thanh 9 có thể trở thành một thiết lập bán khống với tín hiệu phá vỡ mô hình có kéo ngược. Cú phá vỡ dưới thanh giá này không chỉ cho chúng ta một điểm vào lệnh cách khá xa đường EMA 25, mà nằm lởn vởn bên trên còn là một cục nam châm mang tên cú chạm lại trần tại đáy của thiết lập kết hợp 7, thêm cả một lần chạm lại vùng số tròn nằm cách một vài pin cao hơn. Bất kể lúc nào có những cục nam châm ngược rõ ràng vẫn còn hiện diện trên biểu đồ, nhà giao dịch có thể sẽ chưa sẵn sàng giao dịch cú đảo chiều của một sóng kéo ngược, bởi đợt kéo ngược vẫn chưa hoàn tất. Đây là lý do mọi thứ sẽ thuận lợi hơn khi những cục nam châm này không còn là chướng ngại vật cho vị thế của chúng ta nữa, tức là sau khi giá đã tạo một cú chạm với đường EMA 25.

Từ 10:00 đến 11:00, thị trường hình thành một mô hình có thể được gọi là biến thể của mô hình cờ giảm (lá cờ 8-12 được treo bên trên cán cờ 6-8). Do đó, Phe Bò không chỉ đã đánh giá được tình hình thị trường qua mô hình vai đầu vai bị phá vỡ, mà bây giờ họ còn gặp thêm rắc rối khi giá có khả năng tạo ra một mô hình lá cờ: cú phá vỡ khỏi lá cờ có thể kích hoạt một đợt giảm giá bằng với chiều dài của sóng 6-8. Thêm vào đó là lực kéo rất mạnh của vùng số tròn lớn 1.35 nữa.

Với tình trạng tệ hại mà Phe Bò đang gặp phải, họ thực sự đáng khen khi vẫn giữ vững thế trận trước Phe Gấu mặc dù mô hình vai đầu vai đã bị phá vỡ. Đặc biệt, một động thái nổi loạn rất rõ là họ đã chặn lại được cục nam châm nằm tại mức 00 bằng cách tạo ra mô hình có dạng mô hình hai đáy (8-10). Nhưng rất tiếc, việc này chỉ giúp cho Phe Gấu có thêm các vị trí thuận lợi hơn để bán khống. Kết quả là giá không thể tạo ra được cú chạm lại trần nào với đáy của thiết lập 7, và cũng chưa bao giờ chạm được đường EMA 25.

Mặc dù áp lực giảm giá chủ đạo là rất rõ ràng, hành vi giá bên trong lá Cờ không thực sự được tích lũy đủ chặt giống như một vài ví dụ về mô hình lá cờ trước đây của chúng ta. Ngay cả đường xu hướng bên dưới lá cờ cũng không phải thuộc hàng chất lượng cao cho lắm (thực ra nó được vẽ một cách hơi tuỳ tiện). Trong phần lớn các trường hợp như vậy, khi chúng ta tuân thủ các kỹ thuật vào lệnh thận trọng thì việc vào lệnh ở đây là không hợp lệ. Tuy nhiên, trong vài tình huống khác thì khả năng có được sự tiếp diễn sau một cú phá vỡ đặc biệt có thể đủ hấp dẫn, để cho phép chúng ta không quá cứng nhắc giống như cách vào lệnh thông thường. Nhưng hãy chú ý rằng, tốt nhất bạn không nên quá lạm dụng việc này và phải chú ý đến bối cảnh của từng thị trường.

Về cú phá vỡ khỏi mô hình lá cờ, tôi tin rằng chúng ta cần một chút táo bạo ở đây. Thật sự thì đường EMA 25 vẫn chưa được kiểm chứng lại một cách đàng hoàng, nhưng với không ít hơn bốn thanh doji giảm giá liên tiếp đang tạo ra áp lực tích lũy bên trong lá cờ (các thiết lập kết hợp 11 và 12), hoàn toàn khả thi khi kết luận rằng, áp lực tăng giá đang yếu ớt một cách tệ hại. Hãy nghĩ như thế này: nếu bạn là một nhà giao dịch đang có vị thế mua, liệu bạn có chịu ngồi yên và hy vọng kịch bản tốt đẹp nhất sẽ xảy đến với mình khi giá phá vỡ thiết lập kết hợp 12 – hay bạn sẽ chấp nhận thất bại và thoát vị thế?

Các nhà giao dịch thận trọng dĩ nhiên có thể bỏ qua tín hiệu vào lệnh này, nhưng thật không dễ để tranh cãi với một nhà giao dịch thuộc Phe Gấu khi anh ta cố gắng nắm lấy cơ hội bán khống tại đây. Cuối cùng, ngay khi thiết lập kết hợp 12 bị phá vỡ, nguyên tắc con sóng cán cờ – lá cờ được áp dụng, giá giảm sâu mà không có bất kỳ sự cản trở nào. Đó chỉ đơn giản là tổng hòa kết quả của tất cả các yếu tố được phân tích bên trên.

Hình 5.15 Tiến trình nén chặt 1-2 có thể đã có lợi cho bên mua, nhưng nó vẫn cần thêm nhiều nhà giao dịch thuộc Phe Bò tham gia, để kích hoạt được cú phá vỡ. Vì kịch bản đó không xảy ra, nên Phe Gấu đã phản công lại tại 3, nhưng cuối cùng họ vẫn thất bại. Trong khi tiến trình 3-4 được hình thành, Phe Bò đã dần dần lấy lại được thế trận một lần nữa, vượt qua Phe Gấu và tích luỹ được áp lực trước phá vỡ.

Cú phá vỡ lên trên thanh 4 là một điểm vào lệnh hợp lệ cho thiết lập phá vỡ mô hình, nhưng chúng ta hãy coi như đã bỏ lỡ nó vì lý do nào đó. Có nghĩa là giờ đây, chúng ta phải theo dõi sát sao hành vi giá tiếp theo để xem có bắt kịp con tàu tăng giá này không. Nếu làm được việc này, chúng ta đang nằm trong tay thiết lập phá vỡ mô hình có kéo ngược và người anh em mạnh mẽ không kém của nó là thiết lập kết hợp.

Giá cần 45 phút, tức 9 thanh giá 5 phút, để hình thành một thiết lập kết hợp (trong hình e líp). Nếu thiết lập kết hợp này hình thành tại điểm cuối của một sóng kéo ngược đến hỗ trợ là đường xu hướng, nó sẽ trở thành một thiết lập phá vỡ mô hình có kéo ngược. Dĩ nhiên, có thể gọi những thiết lập giao dịch theo cái tên nào cũng được.

Phản ứng ban đầu của thị trường sau cú phá vỡ lên thanh 4 không thể nào chuẩn mực hơn. Đầu tiên là đợt tăng đến cục nam châm vùng số tròn (5), rồi một chút chững lại tại vùng đó trong một vài thanh giá, sau đó là một sóng kéo ngược đến phần kéo dài của đường xu hướng. Khi kết thúc con sóng, đáy của thanh 7 chạm lại đường EMA 25 trong khi giá đã điều chỉnh khoảng 60% của con sóng phá vỡ 4-5 (bộ tam các yếu tố thuận lợi). Đã lâu rồi chúng ta chưa thấy được hành vi giá trước phá vỡ mang chuẩn mực cao như vậy.

Bằng cách vẽ một đường xu hướng đi qua các đỉnh của sóng kéo ngược, chúng ta có thể thấy rằng khi thiết lập kết hợp được hình thành, vùng giằng co 5-6 dần chuyển thành một dạng mô hình lá cờ. Nó chính là một khái niệm mà chúng ta đã từng bàn đến trong một phần bàn luận trước đây: sự hình thành của một lá cờ nhỏ bên ngoài đường biên của một mô hình lớn hơn. Nếu lá cờ nhỏ này bị phá vỡ luôn, nó cho thấy sự thất bại của những nhà giao dịch đối lập trong việc đảo ngược lại cú phá vỡ của mô hình lớn và do đó cho tín hiệu tiếp diễn rất mạnh.


GHI CHÚ: Không phải nhà giao dịch nào cũng tuân thủ theo một chiến lược phá vỡ. Một kịch bản giao dịch rất phổ biến là mua hoặc bán ngay tại một cú chạm lại kỹ thuật. Ví dụ, Phe Bò còn đang đứng ngoài có thể mua tại đây của thanh 7 ngay khi nó chạm vào bộ tam các yếu tố hỗ trợ. Kỹ thuật vào lệnh này khác biệt rất lớn so với phương pháp của chúng ta nhưng không có nghĩa là nó không hiệu quả. Thực ra, trong trường hợp đặc biệt này, một nhà giao dịch có thể phản biện rằng, nếu một vị thế được mở phía trên thanh 4 là hợp lệ nhưng đã bị bỏ lỡ, anh ta có thể vào lại vị thế tại đây của thanh 7 để bù lại cho việc anh ta đã bỏ lỡ cú phá vỡ trước đó mà không mất mát gì.

Mặc dù không dễ để phản biện lại lập luận này nhưng bất kỳ vị thế nào cũng cần được đánh giá tốt nhất trong bối cảnh hiện tại. Trên tinh thần đó, trước khi chuyển đổi thành một mô hình lá cờ, vùng giằng co 5-6 đã cho thấy các đặc tính giảm giá của một mô hình chữ M tại phần chính giữa. Như vậy đối với chúng ta, việc mua vào tại đây của thanh 7 đã đi ngược lại tính giảm giá của đoạn giằng co này. Đúng vậy, đôi khi việc bỏ lỡ một vị thế ngay từ đầu lại có lợi: thay vì phải nắm giữ một giao dịch không thuận lợi, chúng ta có cơ hội đánh giá lại tình hình từ góc nhìn an toàn của một người đứng ngoài thị trường. (Dĩ nhiên, về dài hạn thì liên tục bỏ lỡ những cơ hội giao dịch sẽ không tốt. Nhưng việc này lại dẫn tới một vấn đề nữa. Chúng ta nên làm gì tại thanh 7 khi đã vào vị thế tại củ phá vỡ đầu tiên ở thanh 4? Cuối cùng, bằng việc từ chối vào lệnh tại thanh 7, cơ bản chúng ta đã thừa nhận rằng, giao dịch mua khi giá phá vỡ thanh 4 đã không còn hợp lệ nữa. Và điều đó ngầm định rằng, chúng ta đã phải thoát vị thế mua khi giá rơi xuống dưới thanh 6. Trung thực mà nói, đó là một lựa chọn hợp lý, nhưng chúng ta sẽ bàn về vấn đề này kỹ hơn trong Chương 6 về “Thoát vị thế Thủ công”.


Tóm lại, nếu chúng ta bỏ lỡ một cú phá vỡ và không có cơ hội nào để vào vị thế lần hai ngay sau đó (giống như một sóng kéo ngược nhỏ DAN bên cạnh thanh giá vào lệnh, hay tại thanh giá sau đó), cách tốt nhất là chấp nhận nó đã trôi qua và không cố gắng tìm cách để đuổi theo nữa. Chúng ta chỉ quay lại đánh giá tình hình bằng một con mắt trung lập và bước tiếp.

Như có thể thấy, sóng kéo ngược đã không kéo quá dài (5-6), chỉ thêm 1 hướng ngược, – một vài thanh giá nữa là nó sẽ trở thành một tiến trình tiếp diễn xu (từ 5 đến hình ê líp). Thiết lập kết hợp trong hình ê kíp đã bị đảo tức là thanh giá “sức mạnh” lại đứng sau Thanh giá Nằm trong, nhưng vị trí như vậy không ảnh hưởng đến ý nghĩa của thiết lập (vào lệnh mua phía trên thiết lập).

Liệu việc vào vị thế ngay tại thanh giá đầu tiên của thiết lập kết hợp – thanh nằm trong đầu tiên của hình 8 líp – có là một lựa chọn tốt? Sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng làm vậy tức là chúng ta đã vào lệnh khi có phá vỡ đang được tích lũy khá là mỏng, mặc dù đang nằm bên trên vùng hỗ trợ rất tốt của đường EMA 25 và phần kéo dài của đường xu hướng, nhưng thanh giá nhỏ đó là thanh đầu tiên đi ngược lại với khối hành vi giá dày đặc phía trên, và sức mạnh của nó cũng không được lớn lắm, chưa phải là một dấu hiệu rõ ràng của sức mạnh tăng giá. Sau khi thanh doi xuất hiện thì câu chuyện chắc chắn đã rõ ràng hơn. Để ý rằng thanh doi này ban đầu cũng đã vượt xuống đáy của thanh nằm trong liền trước rồi đảo chiều và đóng cửa cao phía trên (tạo Đáy giả). Đó luôn là một yếu tố thuận lợi nếu bạn nghĩ đến việc mua lên.

Khoảng một giờ sau, xuất hiện thêm một thiết lập kết hợp thú vị nữa, một biến thể gồm 3 thanh giá (9-10). Hai thanh nằm trong tiếp nối theo thanh sức mạnh 9 đẩy giá phá vỡ lên khỏi một mô hình lá cờ (8-9) và đang tích lũy áp lực để tạo ra một cú phá vỡ tăng giá nữa. Nếu tính theo định nghĩa chính xác thì các thanh này chưa thực sự là những Thanh giá Nằm trong chúng vượt ra ngoài thanh trước một chút), nhưng chúng đã tạo ra được áp lực cần thiết và thiết lập nên một cú phá vỡ rất tốt. Vậy bối cảnh xung quanh thì sao? Liệu chúng có đủ thuận lợi như thiết lập kết hợp đấu tiên không?

Để trả lời câu hỏi này, hãy khởi đầu bằng cách so sánh vùng hỗ trợ kỹ huật bên dưới thiết lập này với thiết lập kết hợp trước đó bên tay trái. Ngay lập tức, chúng ta có thể thấy được sự khác biệt rất lớn. Thiết lập kết hợp trong hìnhê líp nằm trên một vùng giằng co khá dày đặc 1-4 trong khi được dẫn dắt bởi đường EMA 25. Mặt khác, bên dưới thiết lập kết hợp gồm ba thanh giá 9-10, chúng ta không tìm thấy vùng hỗ trợ nào, ít nhất là trong khoảng dừng lỗ cho vị thế.

Thay vào đó lại có hai cục nam châm ngược có khả năng cao sẽ khiến giao dịch gặp rắc rối: đường EMA 25 cách khoảng 12 pip dưới điểm vào lệnh và mức giá 10 cách phía dưới thêm vài pip nữa. Một cú chạm lại cục nam châm thứ hai là hoàn toàn có thể xảy ra, khi vùng giá bị phá vỡ trước đó chưa được kiểm chứng lại lần nào.

Nhưng có thêm một vấn đề nữa đặc biệt đáng quan tâm và đủ nguy hiểm để bỏ qua hoàn toàn giao dịch này. Nhìn kỹ hơn, chúng ta có thể thấy rằng, cú phá vỡ tại thanh 11 xuất hiện ngay lúc 14:30 giờ CET, chính là thời điểm thị trường Mỹ có tin quan trọng được công bố (một giờ trước giờ mở của thị trường chứng khoán Mỹ). Nhìn độ dài kinh khủng của thanh giá này, có thể kết luận nó chính là kết quả của tin tức mới được công bố.

Một nhà giao dịch bình thường không cần quá nhiều kinh nghiệm cũng có thể hiểu được rằng, các sự kiện như vậy có thể xóa bỏ hoàn toàn bối cảnh kỹ thuật của thị trường, và gây ra trượt giá lớn tại cả điểm vào lệnh và thoát lệnh. (Chúng ta sẽ bàn kỹ hơn về vấn đề báo cáo tin tức trong Chương 6).

Đỉnh của cú tăng vọt do tin tức này gần chạm được cục nam châm vùng 50 (11), nhưng rồi áp lực ngược chiều ập đến và khiến thị trường giảm trở lại, xóa sạch toàn bộ Phe Bò dám cả gan cản đường. Đợt giảm không ngừng lại cho đến khi giá đuối sức quanh các vùng đỉnh đầu tiên của tiến trình 1-4, một lần nữa lại đóng vai trò hỗ trợ (12). Cuối cùng thì đáy thanh 12 cũng chạm lại đáy thanh 7 không lệch một pip: một vị trí đẹp để cho Phe Gấu chốt lợi nhuận nhanh từ đợt giảm giá trước đó, hay cho Phe Bò hăng hái mua vào với kỳ vọng có một cú bật khỏi vùng hỗ trợ (không khuyến nghị vào lệnh theo cách này).

Tiếp theo là một trận chiến giằng co giữa Bò và Gấu chứa đựng toàn bộ các đặc điểm của một mô hình lá cờ được treo trên phần cán cờ chính là đợt giảm giá do tin tức liền trước 11-12. Một đường xu hướng nằm dưới lá cờ có thể được vẽ một cách dễ dàng và nó được giữ vững rất tốt cho đến khi gần như không còn chỗ cho thanh nến nào hình thành bên trong mô hình nữa. Trong giai đoạn hình thành lá cờ, có một vài lần Phe Bò cố gắng để lại ngược tình thế, với thanh 13 là lần cố gắng thất bại rõ ràng nhất (Định giá bên trong một cú nén chặt).

Chúng ta sẽ rất dễ gặp một thiết lập kết hợp tạo ra một cú phá vỡ từ một vùng nén chặt (hình ể líp thứ hai). Hãy để ý rằng, Thanh giá Nằm thanh tín hiệu của chúng ta – là một thanh nến tăng giá vốn không được thuận lợi lắm khi ta đang nhắm đến việc bán khống, nhưng một thanh giá nhỏ như vậy thì không phải là vấn đề quá lớn.

Ngay cả như vậy thì cũng nên chú ý rằng, giao dịch này không có chất lượng cao bằng lệnh mua tại thiết lập kết hợp đầu tiên. Giao dịch mua đầu tiên có được vùng hỗ trợ tuyệt vời và thực sự có được sự ủng hộ từ áp lực chủ đạo của thị trường. Lệnh bán không tại cú phá vỡ khỏi lá cờ lại là kết quả của một sự thay đổi trong bối cảnh thị trường vào giữa phiên được kích hoạt bởi một đợt ra tin khiến thị trường đảo chiều. Đó không phải là các điều kiện đạt tiêu chuẩn để mở một vị thế đặt cược vào sự tiếp diễn xu hướng. Nhưng một lần nữa, chúng ta không nhất thiết phải cần các lợi thế tốt nhất để có thể vào lệnh, các vị thế chấp nhận được hoàn toàn có thể đủ tốt. Theo góc nhìn như vậy thì cú phá vỡ khỏi mô hình lá cờ Có thể là một giao dịch đáng để thực hiện – một lệnh thắng bù lại được hai lệnh thua. Tuy nhiên, cách nhận định mang tính lạc quan như vậy tốt nhất không nên được áp dụng với một sự kiện tin tức quan trọng, đơn giản vì mức độ rủi ro cho giao dịch đó là không thể nào xác định chắc chắn được (có tiềm năng di chuyển mạnh theo hướng ngược lại). Do đó, chúng ta nên bỏ qua giao dịch tại thanh 10.

THIẾT LẬP ĐẢO CHIỀU CON SÓNG KÉO NGƯỢC

Do sự tồn tại của quá nhiều chuyển động khó lường trên bất kỳ biểu đồ nào, không khó để cho các chiến lược giao dịch đảo chiều con sóng kéo ngược có được thứ hạng cao trên danh sách các kỹ thuật giao dịch phổ biến.
Mặc dù chiến lược này có vẻ hấp dẫn nhưng các nhà giao dịch tốt nhất không nên coi thường các rủi ro của nó. Một nguyên nhân khiến chúng ta luôn cần phải cẩn trọng khi sử dụng kỹ thuật này là các yếu tố đi ngược lại với xu hướng. Bởi ngay cả khi sự đảo chiều được thực hiện thuận theo áp lực chủ đạo, vẫn sẽ luôn có áp lực ngược lại từ con sóng kéo ngược.

Những con sóng kéo ngược thì có nhiều hình dạng và kích thước, nhưng tất cả đều có thể được phân thành một trong hai loại: điều chỉnh về giá hoặc điều chỉnh về thời gian. Ở loại điều chỉnh về thời gian, con sóng kéo ngược thường có dạng một lá cờ nằm ngang hoặc nghiêng một chút. Trong các trường hợp như vậy, có thể giao dịch cú phá vỡ “đảo chiều” giống như một thiết lập phá vỡ mô hình thông thường (hoặc một biến thể của nó).

Con sóng điều chỉnh về giá thường sẽ nằm hơi nghiêng hoặc dốc. Để được coi là một sóng kéo ngược hình thành thiết lập đảo chiều tiềm năng, con sóng này phải điều chỉnh khoảng 50 đến 60% chiều dài của con sóng chính trước đó. (Trong một xu hướng rất mạnh thì 40% cũng được miễn là thiết lập được tạo nên đủ tốt).

Nhưng thay vì cố gắng đo lường chính xác mức độ điều chỉnh của nó, có một việc làm tốt hơn là đợi đợt điều chỉnh chạm đường EMA 25 trước, hoặc xuyên thủng nó một ít, rồi tìm một cú đảo chiều để giao dịch. Thực ra chỉ cần tuân theo nguyên tắc này thôi là chúng ta đã ngăn chặn được phần lớn các bẫy giá đảo chiều của con sóng kéo ngược rồi.

Một yếu tố thuận lợi hơn nữa là trước khi đảo chiều, đợt điều chỉnh có thể có một cú chạm lại một yếu tố hỗ trợ hoặc kháng cự, như phần kéo dài của một đường xu hướng, một cú chạm lại trần, một đỉnh hoặc đáy trước đó trong con sóng chủ đạo, hay thậm chí một vùng số tròn.

Cách vào lệnh tiêu chuẩn tại cú đảo chiều con sóng kéo ngược là vào tại cú phá vỡ của một thanh giá tín hiệu. Thanh giá này có thể trở thành định hoặc đáy của sóng kéo ngược luôn (đảo chiều trong một thanh), nhưng thường gặp hơn là cú đảo chiều xảy ra sau ít nhất một vài thanh giá giằng CÓ qua lại trước khi sẵn sàng “quay đầu”.
Cần chú ý rằng, các đặc điểm được liệt kê bên trên tốt nhất nên được coi là chỉ dẫn để tìm ra mức độ chín” của đợt điều chỉnh và sự sẵn sàng của cá đảo chiều. Các kỹ thuật giao dịch đảo chiều phải luôn được dựa trên bức tranh toàn cảnh và áp dụng theo đó.

Hình 5.16 Trong các phần bàn luận trước, chúng ta đã nhắc sơ bộ về khái niệm tỷ lệ trong mối quan hệ giữa xu hướng và con sóng kéo ngược.

húng ta có thể gọi nó là nguyên tắc hài hoà. Mặc dù trông nó có vẻ chủ quan, nhưng bên trong nó chứa một vài yếu tố có thể vận dụng mà không cần phải tranh cãi quá nhiều. Dấu hiệu hài hoà đầu tiên, và khá dễ để phát hiện, đó là một mức độ hồi quy vừa phải. Một yếu tố khác cần chú ý đó là cách mà những thanh giá được tạo ra trong con sóng kéo ngược. Chúng không nhất thiết phải toàn bộ là trắng hoặc đen, nhưng chiều dài trung bình của chúng không được vượt qua các thanh giá trong con sóng chủ đạo. Nói chung, con sóng tiềm năng nhất để giao dịch đảo chiều là sóng kéo ngược trông có vẻ “miễn cưỡng” nhất, di chuyển ngược lại với áp lực chủ đạo trước đó.

Để ước chừng số phần trăm điều chỉnh của con sóng, tốt nhất chúng ta nên chọn điểm mà con sóng chủ đạo bắt đầu di chuyển mạnh (1). Theo cách này, sóng kéo ngược 3-6 đã hồi quy khoảng 50% của sóng 1-3; và tương tự sóng 9-10 cũng vậy khi so với sóng 7-9. Biểu đồ này cũng cho thấy lý do đường EMA 25 là một đường trung bình rất tuyệt vời để đặt lên trên biểu đồ 5 phút; trong một xu hướng bình thường thì nó thường di chuyển chậm” vừa đủ cho một con sóng kéo ngược chạm vào trước khi đảo chiều.

Bạn đọc hãy để ý bẫy giá giảm dưới thanh 5. Có ít nhất 4 lý do khiến cho cú phá vỡ nhỏ này không đạt tiêu chuẩn để làm thanh vào lệnh: (a) củ phá vỡ đâm thẳng vào một tập hợp các thanh giá tăng bên tay trái (4); (b) nó đâm vào hỗ trợ của một đường xu hướng nối các đáy của sóng kéo ngược, (c) đường EMA 25 vẫn chưa được kiểm chứng lại một cách đàng hoàng (chưa có sự tích lũy động lượng nào trong củ đảo chiều); và (d) chưa có một cú chạm lại nào của đỉnh con sóng kéo ngược với một yếu tố kỹ thuật tồn tại trước đó.

Không có nguyên nhân nào bên trên khiến chúng ta vào vị thế theo hướng mua, nhưng chúng là các nguyên nhân hợp lý để chưa vào vị thế bán.

Một cú phá vỡ cũng nguy hiểm không kém là lần xuyên thủng đường xu hướng nối đáy của sóng kéo ngược cách dưới đó vài pip. Khi nhắm đến việc giao dịch đảo chiều một con sóng kéo ngược, bạn phải hiểu rằng, đợt kéo ngược đó sẽ làm tất cả mọi thứ trong khả năng của nó để trì hoãn lại, nếu không phải là chặn đứng không cho giá đảo chiều. Đó là lý do chúng ta sẽ thấy rất nhiều cú đảo chiều giả tại lần cố gắng đầu tiên, thay vì “tránh đường” ngay lập tức tại cú phá vỡ đầu tiên thì những nhà giao dịch đối lập sẽ quay trở lại để tận dụng sự đuối sức tạm thời của sóng kéo ngược. Vì lý do này, bản thân một đường xu hướng kết nối con sóng kéo ngược bị phá vỡ chưa phải là tín hiệu vào lệnh đáng tin cậy, và thậm chí còn tệ hơn khi đợt điều chỉnh vẫn chưa chạm lại một yếu tố hỗ trợ hay kháng cự nào.

Về một yếu tố hỗ trợ hoặc kháng cự, nó xuất hiện càng rõ ràng thì càng tốt, nhưng ngay cả một đỉnh hay đáy của một thanh giá trông có vẻ không quan trọng cũng có thể làm được việc đó. Ví dụ, trong sóng giảm 1-3, thanh 2 là một lần chững lại nhỏ trong xu hướng giảm, về cơ bản thì là một lần cố gắng vượt lên trên thất bại của Phe Bò. Tại thời điểm xuất hiện, nó trông có vẻ kém quan trọng, nhưng cuối cùng đáy của thanh giá này chính là đỉnh cao nhất của sóng kéo ngược bên dưới (đỉnh 6 chạm lại đáy 2).

Như chúng ta đã biết, khi một đợt điều chỉnh 50 – 60% xảy ra hợp với một đường EMA 25 đang dốc xuống và một lần chạm lại kỹ thuật (bộ tam yếu tố hỗ trợ), câu chuyện sẽ luôn trở nên hấp dẫn. Lúc này các tay chơi có thể áp dụng các chiến lược đảo chiều, và do đó, các nhà giao dịch đối lập sẽ bị buộc phải thoát vị thế (tiềm năng tạo ra áp lực kép).

Phải cần ba thanh giá tại vùng đỉnh của sóng kéo ngược thì giá mới thiết lập được cú đảo chiều có thể giao dịch được (6-7). Về mặt kỹ thuật thì đây cũng là một phá vỡ thiết lập kết hợp. Mặc dù cả thanh sức mạnh và thanh nằm trong của thiết lập kết hợp 7 đều không có gì nổi bật, nhưng khả năng chỉ ra thời điểm và vị trí vào lệnh của chúng là tuyệt vời, và hai đáy bằng nhau của chúng cho phép chúng ta bán khống từ một cú phá vỡ áp lực kép.

Ngoài ra, còn một cục nam châm tại vùng 50 nằm cách bên dưới khoảng 5 pip. Đây là một thiết lập đảo chiều Có xác suất cao trong tất cả các mặt (có thể được coi là một thiết lập phá vỡ mô hình có kéo ngược).

Một yếu tố nữa làm tăng khả năng thắng của thiết lập đảo chiều này là | tính chất “đầu tiên”. Đó là sóng kéo ngược đầu tiên đi ngược lại với cú phá vỡ 1-3. Các đợt điều chỉnh sau đó hoàn toàn có thể tạo ra những cú đáo chiều giao dịch được (giống như trong biểu đồ này), nhưng sóng kéo ngược đầu tiên chạm lại đường EMA 25 trong một xu hướng vừa mới được hình thành về cơ bản là có tỷ lệ thắng cao nhất.

Khoảng một giờ sau, con sóng kéo ngược thứ hai cho thấy các điểm tương đồng lớn với sóng đầu tiên. Một lần nữa, đợt điều chỉnh này đã hối quy khoảng 50% của con sóng chủ đạo trước đó, và tại phần đỉnh, chúng ta thấy một cú chạm lại kỹ thuật nữa với một thanh nến chững lại bên tay trái (đỉnh thanh 10 chạm lại thanh 8). Có lẽ, một cú chạm lại trần với đáy của thiết lập kết hợp 7 sẽ hợp lý hơn khi giá chạm lại cục nam châm nổi bật nhất, nhưng như vậy thì đường EMA 25 sẽ bị xâm phạm quá nghiêm trọng và con sóng 7-9 sẽ bị hồi quy gần như toàn bộ. Sóng kéo ngược này vẫn đủ tốt, và do đó, nó trở thành một ứng cử viên tiềm năng để giao dịch đảo chiều.

Thanh 11 là thanh giá giảm đầu tiên xuất hiện tại vùng đỉnh của đợt điều chỉnh. Liệu nó có nguy hiểm giống như thanh 5 trước đó không?

Trước tiên, chúng ta hãy đánh giá các điểm mạnh: (a) con sóng kéo ngược đã điều chỉnh khoảng 50% của sóng 7-9; (b) giá đã xuyên thủng đường EMA 25 một chút và chững lại bên dưới nó, tích luỹ áp lực tại đó; (c) đường xu hướng nối các đáy của sóng kéo ngược đã bị phá vỡ và không thể cản đường cú đảo chiều; (d) thanh 11 là một thanh giá đảo chiều giảm và nằm rất thuận lợi tại vị trí gần với đường trung bình (không có áp lực hút của nam châm ngược); (e) đỉnh của đợt điều chỉnh đã tạo ra một cú chạm lại kỹ thuật với thanh 8; (1) thị trường vẫn còn đang nằm trong xu hướng giảm.

Ngược lại, các điểm yếu là: thanh 11 là một thanh giá đảo chiều khá khiêm tốn so với sức mạnh tương đối của sóng kéo ngược trước đó, và cũng là thanh giá giảm đầu tiên xuất hiện trong chuỗi các thanh giá gần đó (đây không phải là yếu tố mang tính quyết định đến việc chúng ta có chọn giao dịch hay không). Và bản thân sóng kéo ngược này là con sóng thứ hai đi ngược lại với áp lực giảm giá chủ đạo. Đối với những nhà giao dịch thận trọng thì đây có thể là các yếu tố nên phải cảnh giác.

Với rủi ro bỏ lỡ hoàn toàn cú đảo chiều thì một lựa chọn tốt luôn là chờ đợi một hoặc nhiều thanh giá nữa hình thành để nhìn thấy câu chuyện rõ ràng hơn. Nếu thanh 11 không được chọn làm thanh tín hiệu thì thanh 12 có thể thay thế rất tốt. Tiếp nối theo sau cú phá vỡ trước đó của thanh 11, đây chính là cú phá vỡ thứ hai theo hướng giảm. Trong rất nhiều các tình huống đảo chiều, chính cú phá vỡ thứ hai mới kích hoạt được áp lực kép mà chúng ta đang cần.


GHI CHÚ: Để hiểu được lợi thế của cú phá vỡ thứ hai so với cú phá thứ nhất, chúng ta có thể coi một đợt đảo chiều trong một sóng kéo ngược tăng giá là một mô hình chữ M (và coi đợt đảo chiều trong một sóng kéo ngược giảm giá là một mô hình chữ W). Để hình dung được, bạn hãy dò theo hành vi giá từ điểm khởi đầu của sóng kéo ngược đến điểm khởi đầu của cú phá vỡ thứ hai. Ví dụ, trong một sóng kéo ngược tăng giá, đầu tiên hành vi giá di chuyển tăng lên để chạm đường EMA 25, rồi giảm xuống để tạo cú phá vỡ đầu tiên, rồi tăng trở lại ngược với cú phá vỡ này, rồi lại giảm xuống một lần nữa (tạo ra cú phá vỡ thứ hai). Đó chính là cú đảo chiều của một môi hình chữ M.


Hình 5.17 Bên cạnh áp lực chủ đạo, một yếu tố nữa cần phải đánh giá rong các kỹ thuật giao dịch đảo chiều con sóng kéo ngược, và không hề sém quan trọng, là xem xét thị trường đang có xu hướng hay đi ngang. Một đợt đảo chiều con sóng kéo ngược mà phải vượt qua một vùng giá đi ngang thì dễ gặp nhiều trắc trở hơn. Phiên giao dịch bên trên cho ta thấy ví dụ vệ các củ đảo chiều thuộc cả hai dạng này.

Sau đợt điều chỉnh 3-4 thì chúng ta xác định được xu hướng tăng đang tồn tại. Sóng kéo ngược này nằm dốc xuống và di chuyển rất có trật tự (chỉ bao gồm các thanh giá giảm), đã hồi quy khoảng 50% của sóng 1-3 và là sóng đầu tiên chạm lại đường EMA 25 kể từ cú phá vỡ khỏi chiếc hộp bên tay trái. Bởi vì củ đảo chiều trước đó tại 2 khá là mượt mà trên biểu đồ 5 phút nên biểu đồ này không có một cú chạm lại trần đúng tiêu chuẩn (không có bệ đỡ nào để giá bật nảy lên trên), nhưng sóng kéo ngược 3-4 cũng tìm được hỗ trợ và tạo ra một đáy cao hơn. Đường xu hướng giảm nối các đỉnh trong sóng kéo ngược cũng là một yếu tố lợi thế, thiết lập nên sự kết hợp tuyệt đẹp, và phía bên dưới nó cũng vậy (5).

Một yếu tố kém thuận lợi có thể là lực hút của cục nam châm ngược ở mức 00; mặc dù đáy tại 2 đã chạm rất gần mức này rồi nhưng cú chạm lại thực sự vẫn chưa xảy ra. Tuy nhiên, với cả bối cảnh và thiết lập giao dịch đều đồng tình cho một cú phá vỡ tiếp diễn xu hướng, đây chỉ là vấn đề nhỏ và dĩ nhiên không đủ thuyết phục để bỏ qua giao dịch này (vào lệnh mua tại cú phá vỡ thiết lập kết hợp 5).

Còn sóng kéo ngược 7-9 thì sao? Nó là một sóng kéo ngược nữa xuống đường EMA 25 đang dốc lên, nhưng chúng ta có thể thấy ngay rằng, các điều kiện của nó không hề thuận lợi bằng. Đầu tiên, con sóng này không phải là một sóng kéo ngược nằm gọn gàng theo một hướng xuống đường trung bình (sóng tăng nhỏ tại 8 đã biến đợt kéo ngược này thành một con sóng gồm hai nhịp), nhưng đáng lo hơn là sóng kéo ngược này giờ đã thành một phần của một mô hình vai đầu vai đảo chiều tạo đỉnh (6-7-8). Đường viền cổ của mô hình này (đáy của chiếc hộp) đã bị phá vỡ bởi chính thanh giá cung cấp tín hiệu đảo chiều của con sóng kéo ngược (9).

Khi chúng ta thấy cả yếu tố giảm giá lẫn tăng giá xuất hiện cùng lúc (một yếu tố đảo chiều trong một thị trường có xu hướng), sự đồng thuận của các “tay chơi” trên thị trường lúc đó có thể sẽ không còn mạnh mẽ nữa.
Nhưng đó không phải là vấn đề, bởi vì chúng ta không bắt buộc phải giao | dịch trong mọi tình huống. Chín trên mười lần thì lựa chọn tốt nhất không phải là mua hay bán khống, mà là đứng ngoài thị trường (bỏ qua vị thế mua phía trên thanh 9).

Nhưng con sóng kéo ngược 11-12 thì sao? Sóng kéo ngược này không mượt mà bằng sóng kéo ngược 3-4 trước đó, nhưng khi so sánh với đợt giảm giá nặng nề ngay liền trước (10-11) thì sóng kéo ngược này không quá mạnh mẽ, và như vậy, nó hoàn toàn có thể được coi là một cơ hội tốt để giao dịch đảo chiều. Tuy nhiên, vẫn có lý do để chúng ta từ chối cơ hội bán khống dưới thanh 12: đó là bối cảnh xung quanh nó chưa đủ tốt.

Nếu chúng ta chỉ tập trung vào đợt giảm giá trước con sóng kéo ngược thì xu hướng rõ ràng là giảm và có lẽ sẽ còn giảm sâu hơn nữa. Nhưng nếu phóng tầm mắt ra xa hơn để xem bức tranh toàn cảnh thì có thể thấy rằng, giá đang thực sự nằm tại phần bên dưới của một vùng giá đi ngang khá rộng. Thực ra đáy của thanh 11, một cú chạm lại vùng số tròn, chính là một phần của mô hình hai đáy khi kết hợp với đáy của chiếc hộp bên tay trái.
Nói cách khác, mặc dù đợt sụp đổ của xu hướng tăng trước đó là không cần bàn cãi, nhưng với việc giá đang nằm tại phần bên dưới của một vùng đi ngang thì đây không phải là bối cảnh tốt nhất để tìm kiếm sự tiếp diễn giảm giá. Để hiểu hơn những mối nguy của việc giao dịch theo hướng giảm tại đây, chúng ta hãy nhắc lại các phe tạo ra áp lực điển hình tại phần dưới của một vùng đi ngang: Phe Gấu chốt lời, và Phe Gấu đang đứng ngoài sẽ tiếp tục đứng ngoài, còn Phe Bò có thể nhảy vào bất kỳ lúc nào.

Điều này không có nghĩa là chúng ta không được phép giao dịch với cú đảo chiều con sóng kéo ngược bên trong một vùng đi ngang, nhưng chúng ta phải kỹ càng hơn khi lựa chọn. Đặc biệt, khi giá đã giảm thẳng một mạch từ đỉnh vùng giá bên trên xuống đáy (7-11 hoặc 10-11 cũng được), chắc chắn rằng, chúng ta không nên quá kỳ vọng giá sẽ tiếp tục giảm quanh vùng đáy này.

Mặc dù các nhà giao dịch lướt sóng linh hoạt có thể giành được một chút lợi nhuận nhanh tại cú phá vỡ dưới đáy thanh 12 hoặc quanh đó, nhưng thanh giá sức mạnh 13 cho thấy một ví dụ hoàn hảo về những mối nguy hiểm tiềm tàng bên trong nó. Thực tế, kịch bản bẫy giá này không phải là không thể xuất hiện, thậm chí là trong các cú phá vỡ đảo chiều tốt nhất, nhưng nó sẽ xảy ra thường xuyên hơn trong một bối cảnh kém thuận lợi hơn, và ngay từ đầu thì con sóng kéo ngược cũng đã không được đẹp lắm rồi

Tốt hơn hết, chúng ta nên đánh giá xem cái bẫy giá này xuất hiện như thế nào. Hãy để ý rằng, các nhà giao dịch đối lập chưa xuất hiện ngay để đẩy giá lên trên sau cú phá vỡ xuống dưới thanh 12. Thay vào đó, Phe Gấu “được phép” khiến giá giảm tiếp tục và thậm chí được tận hưởng một chút sự tiếp diễn trên con đường giảm đến cục nam châm vùng 50: đến lúc này thì mọi thứ vẫn còn diễn biến tốt đẹp. Đột nhiên, khi đến khoảng nửa chặng đường của con sóng 11-12 (rất điển hình), phe đối lập bắt đầu tấn công quyết liệt, tạo nên một thanh sức mạnh làm tiền đề cho cú đảo chiều tăng giá sắp tới (13).

Chúng ta hãy hiểu rằng, một thanh sức mạnh như vậy không phải là dấu hiệu duy nhất cho thấy sức mạnh từ phe đối lập; Phe Gấu cũng sẽ góp phần thêm vào trong sức mạnh đảo chiều khi họ giẫm đạp lên nhau để thoát vị thế và quay về nơi an toàn – đứng ngoài thị trường (tạo ra áp lực kép). Đặc biệt, tại vùng đỉnh hay đáy của một vùng phạm vi giá, những hành động này luôn có thể tạo ra sức tác động lớn và do đó, nó là một lý do để chúng ta nên cẩn trọng hơn là liều lĩnh.

Nếu tất cả những điều trên chưa đủ khiến bạn hài lòng về quyết định từ chối vào lệnh tại thanh 12 thì trong Chương 7 chúng ta sẽ bàn sâu hơn về các điều kiện không thuận lợi; và chúng ta sẽ có thêm rất nhiều ví dụ về các tình huống kéo ngược, cả giao dịch được và không giao dịch được, trong các chương tiếp theo. Hiện tại thì một nguyên tắc đơn giản để bạn tuân theo là, nếu bản thân con sóng kéo ngược không phải thuộc dạng điển hình, và các điều kiện để tạo ra sự tiếp diễn ít nhất là chưa đáng tin cậy đến một mức độ nào đó, thì hãy cứ bỏ qua giao dịch đó. Bởi bạn đã dành thời gian và công sức ở trên thị trường nên hãy tự thưởng cho bản thân các giao dịch có xác suất cao, thay vì cố gắng vào quá nhiều vị thế kém chất lượng và chấp nhận để cho sự biến động khó lường của thị trường quyết định.

Một tình huống có thể dễ dàng hành động hợp lý mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều là cơ hội giao dịch đảo chiều con sóng kéo ngược tại thanh 16. Bạn thậm chí không cần phải xác định thị trường đang có xu hướng hay không để bỏ qua một giao dịch như thế này. Bất cứ khi nào, những thanh nến dài bất thường xuất hiện (13-14 và 14-15), chắc chắn rằng thị trường đã chuyển sang trạng thái bất thường. Chỉ cần lý do này thôi thì việc vào vị thế với một khoảng dừng lỗ ngắn đã không còn an toàn nữa. Bạn không cần cân nhắc giao dịch một cơ hội như thế này. Chỉ việc bỏ qua nó mà thôi.


GHI CHÚ: Nếu bạn thường xuyên thực hiện các giao dịch mà bạn cảm thấy ổn ngay từ đầu nhưng lại rất không ổn sau khi đã đóng vị thế, khả năng là nhận thức của bạn về xác suất đã bị ảnh hưởng bởi ham muốn vào lệnh của bạn. Do đó, việc phân tích tất cả các giao dịch trong quá khứ của bạn, cả lệnh thắng lẫn lệnh thua, là rất quan trọng để hiểu được yếu tố ham muốn giao dịch quá mức ảnh hưởng đến cuộc chơi của bạn đến mức nào. Nếu sự ảnh hưởng của nó đã đến mức khó chịu, và nó trở thành một thói quen khó bỏ, thì giải pháp đơn giản có thể là giao dịch nhiều thị trường cùng một lúc. Do đó, thay vì cố gắng vắt cạn lợi nhuận khỏi một thị trường duy nhất, hãy thiết lập một vài thị trường khác trên màn hình của bạn và chỉ giao dịch những cơ hội không thể từ chối được mà thôi.


Trong bất kỳ trường hợp nào, hãy nhớ rằng, một nhà giao dịch có hiểu biết sẽ không bao giờ có nhu cầu phải vào một vị thế, đó là lý do bạn sẽ không dễ dàng thấy anh ta tìm kiếm một giao dịch. Mặc dù, chúng ta có thể sử dụng động từ “tìm kiếm” trong văn nói cũng như văn viết, nhưng những cơ hội tốt nhất trên thị trường không hề được tìm thấy, mà chúng được phát hiện ra. Một nhà giao dịch càng sớm hiểu ra được sự khác biệt này thì xác suất anh ta vượt qua được các chặng đường học hỏi mà vẫn còn vốn để giao dịch và tinh thần chưa bị ảnh hưởng sẽ khá cao.

Chúng ta hãy cùng đánh giá một vài ví dụ về giao dịch đảo chiều con sóng kéo ngược nữa nhé.

Hình 5.18 Trong gần như tất cả các bài viết về giao dịch, xu thường được phóng đại hoá giống như nó là một kho báu chứa đầy các ca hội giao dịch xác suất cao. Bất kể là danh tiếng” này của nó có đúng hay không thì có một thực tế là, trên khung thời gian 5 phút của chúng ta, một xu hướng đẹp thường sẽ rất hiếm gặp, và thậm chí nếu nó xuất hiện dưới dạng hoàn chỉnh thì lại có quá ít đợt kéo ngược đủ sâu hay đủ dài để có thể giao dịch đảo chiều với mức rủi ro chấp nhận được. Một lợi ích không cần bàn cãi của xu hướng là nó cho ta biết rõ nên lựa chọn phe nào của thị trường để đi theo.

Mặc dù thể hiện trên biểu đồ là một đường cong tiếp diễn những đường EMA 25 cũng có mức giá đóng cửa tương tự như một thanh nến bình thường bất kỳ. Bởi vì đường cong của nó là một hình ảnh phản ánh lại mức giá đóng cửa trung bình của 25 thanh giá gần nhất, chắc chắn nó sẽ bị chậm hơn nếu đột ngột xuất hiện một con sóng mua vào hoặc bán ra mạnh mẽ khiến các thanh giá hiện tại vượt xa khỏi mức trung bình.

Để cho đường trung bình bắt kịp chuyển động giá, thì giá hoặc cần phải kéo ngược về phía nó hoặc đi ngang lâu hơn một chút để tạo ra sự điều chỉnh về mặt thời gian.

Một ví dụ mô tả rất tốt một đợt điều chỉnh đi ngang như vậy là mô hình lá cờ tăng 1-4, được treo trên đỉnh của đợt tăng giá buổi sáng phiên Anh Quốc.

Trong một thị trường đi ngang thì giá sẽ không tốn quá nhiều thời gian để kéo ngược trở về đường EMA 25. Nhưng trong một xu hướng mạnh thì không phải lúc nào cũng như vậy. Mặc dù, chiến lược cốt lõi của chúng ta được thiết kế để giao dịch khi giá thoát ra khỏi “nền giá” là đường EMA 25, không có quy tắc nào nói rằng chúng ta không được phép thoát khỏi quy trình vào lệnh tiêu chuẩn đó. Nhưng trước khi làm việc này thì chúng ta phải đảm bảo rằng, các điều kiện trên biểu đồ thực sự thuận lợi cho chúng ta.

Tôi tin rằng, vị thế mua phía trên thanh 4 là một ví dụ tốt về một ngoại lệ được coi là hợp lệ. Bằng việc chấp nhận vào vị thế này, cơ bản chúng ta đã thừa nhận rằng không phải giao dịch được thực hiện sớm, mà chính đường trung bình mới là quá trễ. Dĩ nhiên, giao dịch chưa bao giờ là trò chơi ngữ nghĩa. Lý do duy nhất để chấp nhận một giao dịch đơn giản là khả năng nó đem lại một kết quả tích cực cao hơn tiêu cực.

Như đã biết, trong các phần bàn luận trước đó, để có một cú phá vỡ đủ mạnh thì phần lá cờ phải cho thấy một mức độ chín nhất định hoà hợp với phần cán cờ mà nó được treo lên. Cũng cần thừa nhận rằng, không dễ để có được định nghĩa chính xác của khái niệm này. Nhưng có lẽ chúng ta sẽ hiểu được tốt hơn bằng cách tưởng tượng cú phá vỡ chưa xuất hiện. Ví dụ, nếu chúng ta tưởng tượng rằng lá cờ này bị phá vỡ phía trên thanh số 2, nó sẽ biến thành một phần lá cờ quá nhỏ một cách khó chịu so với chiều dài của đợt tăng giá đằng trước (cán cờ). Bên cạnh đó, việc vào lệnh tại vị trí như vậy là cách quá xa so với đường trung bình để có thể chấp nhận được.

Mặc dù vậy, chúng ta cần phải hiểu rằng, ý niệm về sự hài hoà chưa bao giờ là vấn đề của các thanh giá, mà nó liên quan đến số lượng các thanh giá di chuyển đi ngang trong tương quan với sức mạnh với phần cán cờ. Ví dụ, tiến trình lá cờ 5-6 là một phần lá cờ rất đẹp so với cán cờ 4-5 của nó, mặc dù nó chỉ gồm 3 thanh nến trước khi phá vỡ lên trên.

Như đã bàn đến trước đây, một quan niệm phổ biến cho rằng, khi một lá cờ bị phá vỡ, nó có thể tạo ra một con sóng mới dài gần bằng phần cán cờ. Chúng ta có thể tranh cãi về vị trí chính xác mà con sóng tiếp theo sẽ kết thúc, nhưng chúng ta không thể chối cãi được khả năng tạo ra một mô hình có dạng cán cờ – lá cờ – sóng tiếp diễn bên trong nó. Vậy nên, bất cứ khi nào chúng ta thấy một phần lá cờ được hình thành “đủ đẹp”, có thể một cú phá vỡ thú vị sắp sửa diễn ra.

Để xác định liệu tiến trình (1-4) có đủ các đặc tính của một giao dịch có lợi thế hay không, chúng ta hãy cùng đánh giá các dấu hiệu và gợi ý có sẵn. Đầu tiên, áp lực chủ đạo chắc chắn là hướng tăng. Thứ hai, lá cờ này là một con sóng kéo ngược đủ đẹp xuất hiện đầu tiên kể từ khi con sóng tăng trước đó bắt đầu. Thứ ba, một cú phá vỡ sớm tại T đã bị chặn lại bởi Phe Gấu, nhưng đợt điều chỉnh sau đó lại không vượt qua được đáy trước đó tại 3 (một đáy cao hơn xuất hiện sau một cú phá vỡ mồi là dấu hiệu cho thấy sự dẻo dai của Phe Bò). Thứ tư, tiến trình (3-4) cho thấy đặc tính “cô đặc” của vùng tích lũy động lượng. Thứ năm, thanh 4 đã tạo ra một Đáy giả với thanh liền trước nó trước khi đảo chiều và tạo thành một thanh tín hiệu tăng giá.

Một yếu tố đáng quan tâm có thể là cục nam châm vùng số tròn tại mức 50 vốn đã bị phá vỡ trước đó nhưng vẫn chưa được kiểm chứng chạm) lại. Và có thể có thêm một vấn đề nhỏ nữa với đường xu hướng là đường biển trên của lá cờ, đường này có thể vẫn chưa bị phá vỡ khi thanh 4 bị phá và (tuỳ thuộc vào cách chúng ta vẽ đường xu hướng). Tuy nhiên, các yếu tố được cân nhắc phía bên trên rất thuận lợi cho một sự tiếp diễn tăng giá, và bản thân lá cờ cũng chính là một yếu tố chống lại lực hút của mức 50, tôi tin rằng chúng ta nên “chịu đấm ăn xôi” ở đây và vào vị thế.

Nếu chưa vào vị thế trong củ phá vỡ khỏi lá cờ này, hay đã chốt lời từ vị thế mua trước đó, liệu chúng ta có nên tách ra khỏi quy trình vào lệnh tiêu chuẩn một lần nữa để vào lệnh tại củ phá vỡ lá cờ phía trên thanh 6? Và một vị thế mua tại cú phá vỡ thanh 8 thì sao?

Nếu có tư duy cẩn trọng, bạn có thể dễ dàng bỏ qua các cơ hội giao dịch này. Trong một xu hướng mạnh, chúng ta hoàn toàn có thể thấy sự tiếp diễn sau những cú phá vỡ khỏi các lá cờ nhỏ như thế này – và nếu đã vào vị thế, sẽ rất tuyệt vời khi thấy chúng phá vỡ được nhưng bản chất cả hai vị thể mua này đều bắt buộc chúng ta phải vi phạm một cách nghiêm trọng kỹ thuật vào lệnh tiêu chuẩn của mình. Bạn chỉ cần nhìn vào khoảng cách của giá so với vùng giá nền là đường EMA 25. Tại cú phá vỡ phía trên thanh 4, chúng ta cố tình bỏ qua cách vào lệnh thông thường bởi tiềm năng của nó quá cao (mô hình lá cờ lớn, đó là sóng kéo ngược đầu tiên); nếu chúng ta cũng làm như vậy với các cú phá vỡ có chất lượng kém hơn sẽ gây ra vấn đề lớn.

Trong đợt điều chỉnh 9-10, các đáy ngắn hạn 6 và 8 đã bị vượt qua, nhưng trong bối cảnh xu hướng tăng đang chiếm ưu thế thì chúng chỉ là những cú phá vỡ kém quan trọng và ít ảnh hưởng đến áp lực chủ đạo. Thú vị hơn là việc thanh 10 đã tạo ra một cú chạm lại kỹ thuật với đoạn giằng co 3-4, đồng nghĩa với việc nó đã giải quyết xong cục nam châm ngược đáng lo nhất quanh khu vực đó. Sau khi cú chạm lại này hoàn tất, thị trường chỉ cần chạy thêm một vài thanh giá là đã có thể thiết lập được một cú đảo chiều sau đợt kéo ngược hoàn chỉnh (vào lệnh mua phía trên thiết lập kết hợp 11).

Trước khi vào bất kỳ vị thế nào, sẽ luôn có hai mối nguy cần đánh giá : những cục nam châm ngược trên con đường đến điểm dừng lỗ và các yếu tố cản trở trên đường đến điểm mục tiêu. Trong khi các cục nam châm ngưỢC sẽ đáng để chúng ta phải cẩn trọng vì chúng ta đang áp dụng một chiến lược có điểm dừng lỗ chặt, thì các yếu tố cản trở trên đường đến mục tiêu sẽ được đánh giá tốt nhất dựa trên sức mạnh hiện tại của thị trường.
Ví dụ, trong một thị trường mang tính đi ngang nhiều hơn thì mô hình hai đinh 7-9 tại vùng số tròn có thể sẽ khiến Phe Bò phải cẩn trọng nhiều hơn. Nhưng chính bản chất tăng giá của xu hướng đã khiến giá nhanh chóng vượt qua được một kháng cự như vậy thay vì bị nó gây khó dễ.


GHI CHÚ: Bởi vì thanh giá vào lệnh của chúng ta (nằm trên mũi tên) không vượt lên trên ngay lập tức mà đóng cửa bên trên một vài pip so với đường trung bình, về cơ bản nó đã thiết lập nên một cú đảo chiều sau con sóng kéo ngược nữa (dành cho những ai chưa vào vị thế). Nhưng đến đây, chúng ta gặp phải một vấn đề khá khó nhằn: nếu cú phá vỡ thứ hai với điểm vào lệnh cao hơn vẫn có thể chấp nhận được với mục tiêu 20 pip, tại sao chúng ta không điều chỉnh mục tiêu của giao dịch đầu tiên lên phía trên, ngang với mục tiêu của giao dịch thứ hai nếu bạn đã vào vị thế? Đó chắc chắn là một thắc mắc hợp lý, nhưng tôi sẽ dành cho bạn đọc tự trả lời nó. Cá nhân tôi, tôi không thích việc thay đổi một vị thế đang mở để cố gắng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn ban đầu dự tính.

Nhưng đúng là không dễ để tranh cãi với một người có quan điểm khác về vấn đề này. Cùng một giao dịch đó, nếu vị thế được vào ngay tại điểm vào lệnh đầu tiên, mức dừng lỗ có thể được dời lên ngang với dừng lỗ của điểm vào thứ hai. Nhưng tất cả đều phụ thuộc vào phong cách và kỹ thuật quản lý lệnh của từng cá nhân. (Hãy nhớ rằng bộ lệnh 20 pip chốt lời/10 pip dừng lỗ của chúng ta mặc dù rất hiệu quả, nhưng cũng chỉ là một gợi ý).


Rất tuyệt vời khi chỉ vài thanh giá sau, con sóng tăng này hình thành thêm một mô hình lá cờ nữa (12 – đáy 13) được treo bên trên cán cờ 11-12. Mặc dù, cú phá vỡ của lá cờ này không thể giao dịch được, nhưng sự bùng nổ mạnh mẽ tại thanh 13 đã một lần nữa cho thấy rằng, khi thị trường đang có xu hướng thì những nhà giao dịch đối lập hầu như không thể kiếm lợi nhuận được.

Quan trọng hơn việc học về các kỹ thuật vào lệnh chi tiết, có lẽ bài học lớn nhất rút ra được từ biểu đồ này là hãy luôn chấp nhận sự tồn tại của một xu hướng. Khi tìm cơ hội vào lệnh thuận xu hướng, sẽ luôn có những trường hợp như không có điểm vào hợp lý nào hay là chúng quá khó nhằn | hoặc không đủ đẹp để chấp nhận. Nếu gặp trường hợp như vậy thì bạn | hãy để phiên giao dịch đó trôi qua mà không vào vị thế. Việc đứng ngoài không vào lệnh vẫn luôn tốt hơn là đuổi theo thị trường vì nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội.

Hình 5.19 Mặc dù không thể dự đoán chính xác khi nào một thị trường Có xu hướng sẽ chuyển sang giai đoạn đi ngang, nhưng sự chuyển giao từ một thị trường đi ngang sang giai đoạn có xu hướng lại có thể dự đoán được với mức độ chính xác cao. Vì lý do này, chúng ta luôn có thể cải thiện các kỹ năng giao dịch phá vỡ khỏi vùng giá đi ngang của mình.

Nhưng các trận chiến giằng co tại đường biển của vùng giá đi ngang không phải là yếu tố duy nhất giúp chúng ta quyết định vào lệnh. Khi có một độ rộng chấp nhận được thì chúng ta hoàn toàn có thể giao dịch bên trong vùng giá đi ngang đó. Trong rất nhiều trường hợp, các đường biên thậm chí trở thành những cục nam châm có thể đưa một giao dịch bên trong vùng giá đến mục tiêu dễ dàng hơn.

Một dấu hiệu chỉ ra một thị trường đang đi ngang đó chính là đường EMA 25 nằm khá phẳng và bị giá xuyên lên xuống mà không hoàn toàn đi theo phía nào. Một cách luôn hữu dụng đó là vẽ một chiếc hộp bao quanh vùng hành vi giá đó và kéo dài nó sang bên phải để phân tích trong tương lại. Ngay khi giá giảm xuống và đỉnh của thanh 5 hoàn tất thì chúng ta đã có thể vẽ một chiếc hộp như biểu đồ ví dụ rồi. Còn về việc kéo dài nó ra bao nhiều thì bạn cứ vẽ sao cho cảm thấy hoà hợp về chiều rộng và chiều dài, tỷ lệ khoảng 1-3 là ổn. Bạn có thể kéo dài chiếc hộp ra thêm nữa nếu cần.

Vùng giá đi ngang này cuối cùng lại bị phá vỡ không phải từ một vùng tích lũy động lượng nằm ngay bên dưới đường biên trên, nhưng từ một mức giá cách bên dưới khá xa. Điều này có nghĩa là chúng ta không thể giao dịch củ phá vỡ này theo một thiết lập phá vỡ thông thường. Một điều khá thú vị là đường biển của vùng đi ngang này vẫn đóng vai trò nhất định trong cả hai giao dịch trong phiên này: đầu tiên nó đóng vai trò là một cục nam châm trong cú phá vỡ khỏi thiết lập kết hợp 11, và sau đó nó tạo nên giá cho một mô hình lá cờ đảo chiều (13-15). Trước khi bàn chi tiết đến các giao dịch này, chúng ta hãy cùng đánh giá một vài hành động giá trước đó.

Ngoài cùng bên trái, chúng ta có một thiết lập kết hợp giảm giá tại điểm cuối của một sóng kéo ngược đến đường EMA 25 (2), từ những gì quan sát được, chúng ta chưa thể biết có nên giao dịch với cú phá vỡ này hay không? Một cú đảo chiều sau con sóng kéo ngược chắc chắn phải được bỏ qua là lệnh bán khống dưới thanh 4. Cú đảo chiều này không chỉ không có tích lũy động lượng mà nó còn chịu rủi ro từ cục nam châm tại vùng số tròn 50.
Phe Bò nhanh chóng vượt qua được vùng số tròn và không lâu sau dã chạm lại đỉnh thanh 1 tại 5. Như thường lệ, đỉnh trước đó luôn là một vùng kháng cự mạnh và mặc dù, giá có giằng có một chút quanh vùng này, nhưng cuối cùng cũng buộc phải quay đầu, tạo ra một mô hình ba đỉnh (1-5-6).

Không lâu sau đó, đợt điều chỉnh 6-7 chạm lại một bộ tam các yếu tố hỗ trợ gồm đường EMA 25, vùng số tròn và có vẻ như là một đợt hồi quy 40% của con sóng tăng 3-5. Khi Phe Gấu phải phòng thủ kỹ quanh vùng khó nhằn này thì Phe Bò có đủ cơ hội để xốc lại tinh thần và lên kế hoạch cho một đợt tấn công nữa lên đường biên trên của vùng giá đi ngang.

Tuy nhiên, cú phá vỡ lên phía trên thanh 7 lại chưa phải là một vị trí tốt để khởi đầu đợt tấn công này. Giá trước đó đã kéo ngược về đường trung bình, bản thân thanh 7 cũng là một thanh giá đảo chiều và thậm chí là một Đáy giả với thanh liền trước nó, nhưng không may là nó không có xu hướng hay sự tích lũy động lượng nào đủ để hỗ trợ cho sự đảo chiều này. Thay vào đó, chúng ta chỉ thấy rằng Phe Bò đã phong tỏa ngay phía trên, tại vùng giá 5-6 (phần giữa của mô hình chữ M).

Khoảng một giờ sau, công cuộc phòng thủ tại mức 50 đã được thiết lập rõ ràng hơn nhiều. Mặc dù đợt điều chỉnh theo phương diện thời gian này khá là mỏng, nhưng cả thanh 9 và thiết lập kết hợp 10 cũng đã tạo ra được một đáy cao hơn, và thanh 8 đã tạo được một Đáy giả với thanh 7. Hơn nữa, nếu phóng to ra một chút, chúng ta có thể thấy chuỗi hành động giá 7-11 thực chất là một phần của một mô hình lớn hơn, mô hình là chi tăng 5-11 treo trên cán cờ 3-5.

Mặc dù bối cảnh hiện tại ủng hộ cho một cú phá vỡ tăng hơn là phá vỡ giảm, nhưng việc vào lệnh ngay phía trên thanh 10 có thể vẫn bị coi là sớm Vì thị trường hiện tại khá im ắng, và đường xu hướng giảm của mô hình 15 cờ lớn (đường nét đứt) vẫn chưa bị phá vỡ, khả năng giá bật tăng như một quả tên lửa ở đây khá là thấp. Vậy tại sao chúng ta không cho thị trường thêm chút thời gian để thiết lập nên cú phá vỡ theo cách mạnh mẽ hơn?

Công bằng mà nói, chiều dài của thanh nến 11 khá là bình thường, nhưng với đường xu hướng nét đứt đã bị phá vỡ, ít nhất vấn đề kháng cự ngay trước mắt đã được giải quyết. Nhìn kỹ hơn, chúng ta thấy có đảo chiều sau sóng kéo ngược này mang tất cả các đặc tính của một sự phá vỡ khỏi thiết lập kết hợp.

Hãy so sánh một chút về cú phá vỡ thiết lập kết hợp 11 với cú phá vỡ thanh 7, mặc dù cả hai đều nằm tại cùng một mức giá, nhưng có thể dễ dàng thấy rằng, việc bỏ qua hay chấp nhận một cơ hội giao dịch chưa bao giờ phụ thuộc vào mức giá, nó luôn luôn là kết quả của áp lực chủ đạo, sự tích lũy động lượng và điều kiện thị trường. Và một điều nữa cần lưu ý: trong khi biến trên của vùng giá đi ngang có khả năng trở thành một kháng cự đối với cú phá vỡ phía trên thanh 7, thì tại cú phá vỡ khỏi thiết lập kết hợp 11, nó lại là một cục nam châm hỗ trợ cho đà tăng của giá. Đơn giản chỉ vì bối cảnh của thiết lập 11 có một vùng tích lũy động lượng tốt hơn.

Ví dụ này cũng cho ta thấy rằng, trong một số điều kiện nhất định, một cú phá vỡ khỏi đường biên của một vùng giá là hoàn toàn có thể dự đoán được từ những hành vi giá nằm bên trong vùng giá đó. Mặc dù giá vẫn còn phải vượt qua đường biên này để chạm đến mục tiêu, nhưng ít nhất vị thế của chúng ta sẽ có thêm sự hỗ trợ. Hay nói một cách xa hơn, sự tích lũy động lượng sẽ giúp cho giá không cần đến một nỗ lực phá vỡ thật mạnh mẽ để chạm đến mục tiêu.

Và một điều không kém thú vị là, nếu đường biên này quá khó để bị phá vỡ, mức lợi nhuận hiện tại của vị thế này khiến chúng ta hoàn toàn có thể chấp nhận thoát lệnh mà gần như không bị tổn hại gì, thậm chí vẫn còn một khoản lợi nhuận nhỏ. (Chúng ta sẽ bàn đến các kỹ thuật can thiệp vào vị thế trong Chương 6).

Trong các phần bàn luận trước, chúng ta đã xem con sóng kéo ngược về một đường biên bị phá vỡ là một thiết lập giao dịch tiếp diễn xu hướng (13- 14). Nhưng chúng ta cũng đánh giá rằng, đặc biệt trong một kịch bản phá vỡ mồi, sóng kéo ngược không nhất thiết phải bị chặn lại bởi đúng đường biên đó; mà giá thường sẽ phá vỡ ngược lại bên trong mô hình để tạo ra một củ chạm lại trận.

Bất kể là một đợt kéo ngược sau cú phá vỡ mồi có nằm bên ngoài đường biên mô hình hay quay ngược vào trong, thì nó cũng không khác biệt mấy so với một sự đảo chiều của con sóng kéo ngược hay một thiết lập phá vỡ mô hình có kéo ngược. Trong tất cả trường hợp, chúng ta phải quan sát hành vi của sóng kéo ngược, mức độ hồi quy, yếu tố hài hoà và mức giá tiềm năng cho một cú bật sau khi chạm lại trận. Và trong tất cả trường hợp, chúng ta phải xác định một thanh giá chủ chốt để giao dịch phá vỡ sau khi giá đảo chiều.

Ở ví dụ phía trên, chúng ta phải đánh giá và tìm thấy thanh giá chủ chốt trong sóng kéo ngược 13-14. Thanh số 14 thì sao? Mặc dù thanh giá này đã tìm được hỗ trợ nằm trùng với thanh 12 bên tay trái, và cũng chậm lại vùng hội quy 50% của con sóng 11-13, nhưng nó vẫn không phải là một thanh tín hiệu đáng tin cậy cho lắm. Tại thời điểm đó, sóng kéo ngược này vẫn mang tính chất giảm nặng nề và chứa quá nhiều kháng cự để cho cú phá vỡ này trở thành một giao dịch có xác suất cao. Tốt nhất là nên thư giãn và chờ đợi xem thị trường có cung cấp một cơ hội tốt hơn không.

Tuỳ theo sở thích cá nhân, chúng ta có một vài cách để vào lệnh khi sự phá vỡ xuất hiện với lợi thế riêng. Cách đầu tiên là vào lệnh mua tại thanh 15 ngay khi nó vượt qua đỉnh của thanh liền trước, đây cũng là vị trí giá thực hiện cú phá vỡ lần thứ hai khỏi đường biên của chiếc hộp. Tuy nhiên, vì đường xu hướng của nó vẫn chưa bị phá vỡ, phương án này vẫn có thể bị coi là khá táo bạo. Một cách vào lệnh thay thế cho cách này là đợi cho thanh 15 vượt lên đường xu hướng trước khoảng một vài pin rồi mua vào, Rõ ràng đây là một cách vào lệnh khác với kỹ thuật vào lệnh tiêu chuẩn bởi vì vị thế không được mở trực tiếp tại cú phá vỡ của một thanh gia tín hiệu.

Tuỳ thuộc vào “độ chín” của vùng tích lũy động lượng, đôi khi chúng ta có thể áp dụng kỹ thuật này, nhưng cần cân nhắc nâng điểm dừng lỗ lên trên cho phù hợp với một điểm vào cao hơn. Đây không nhất thiết phải là một vấn đề nghiêm trọng nhưng cần phải đảm bảo phải có một điểm dừng lỗ hợp lý.

Quy trình vào lệnh tiêu chuẩn, mặc dù có rủi ro không thể tránh được là có thể bỏ lỡ cú phá vỡ, nhưng chúng ta đơn giản chỉ cần đợi một thanh giá tín hiệu xuất hiện ngay tại đường kháng cự hoặc đâm xuyên qua một chút , và rồi vào lệnh tại cú phá vỡ khỏi nó. Thanh 15 được thiết lập rất đẹp theo cách này, với đỉnh của nó vượt qua một chút so với đường xu hướng. Khi cả hai kháng cự giờ đã được dẹp bỏ, vùng cản duy nhất về mặt kỹ thuật trên con đường đến cục nam châm mang tên vùng số tròn chỉ còn là đỉnh của chính lá cờ này (13). Và nó gần như không phải là vấn đề lớn.

[maxbutton id=”6″ ]

Trả lời

Main Menu