Sau khi được trang bị phần lý thuyết của các nguyên tắc hành vi giá, chúng ta hãy cùng khám phá cách áp dụng các nguyên tắc này với hành vi giá thực tế trên biểu đồ EUR/USD khung thời gian 5 phút.
Mỗi biểu đồ tiếp sau đây sẽ cho bạn thấy những trường hợp các nguyên tắc đó đang phát huy tác dụng, theo thứ tự xuất hiện ngẫu nhiên. Chúng ta sẽ thấy những trận chiến quanh các mức số tròn điển hình, Phá vỡ giả, Phá Vỡ mồi, Phá vỡ thực, những cú kéo ngược (hồi quy), những cú Chạm lại kỹ thuật, Chạm lại trần, Đỉnh và Đáy giả, và một loạt những gợi ý cũng như dấu hiệu thực tế chưa được bàn tới.
Một điều quan trọng bạn cần phải thừa nhận là những nghiên cứu về lịch sử chỉ có thể cho chúng ta biết một bản mô phỏng về hành vi giá quá khứ. Mặt tốt là các hành vi giá này đã cho thấy sự nhất quán của chúng hết lần này đến lần khác, và một học viên giỏi của phương pháp hành vi giá sẽ không gặp khó khăn gì trong việc tích hợp các thông điệp trong quá khứ của thị trường để đề ra một chiến lược hợp lý cho tương lai. Tuy nhiên, việc Cố gắng nghiên cứu đến mức nào đi nữa cũng không thể đem lại cảm giác chân thực bằng việc giao dịch thực chiến, nhưng đó không phải là lý do để bạn ngừng nghiên cứu và chuẩn bị kiến thức.
Một trong những sai lầm lớn nhất mà các nhà giao dịch tập sự thường mắc phải và có lẽ là sai lầm phổ biến nhất là thấy một phương pháp nào đó có vẻ tốt và rồi ngay lập tức áp dụng nó vào giao dịch mà không kiểm chứng nó hay luyện tập để thấu hiểu nó. Một sai lầm phổ biến nữa là sử dụng những dữ liệu biểu đồ được tặng kèm khi sử dụng một nền tảng giáo dịch, thay vì trả một mức phí nhỏ hàng tháng cho một gói dịch vụ biểu đồ riêng biệt và tốt hơn. Trừ những trường hợp ngoại lệ, các biểu đồ miễn phí thường rất tệ khi được dùng để kiểm chứng chiến lược, bởi chúng không Có sẵn lượng dữ liệu quá khứ đủ lớn. Một nền tảng biểu đồ tốt sẽ cho phép bạn kiểm chứng trong ít nhất một năm trên biểu đồ khung 5 phút. Đó là một lượng thông tin có giá trị khổng lồ, và chỉ cần một nút bấm. Hơn nữa, các nền tảng biểu đồ chuyên nghiệp thì có thể cá nhân hoá một cách mạnh mẽ, chúng không thay đổi các trục giá hay thời gian theo kiểu khó chịu khi bạn lăn chuột máy tính, và bạn có thể vẽ trên biểu đồ mà không vô tình vào lệnh trên hệ thống. Tất cả là tuỳ vào bạn, nhưng tầm quan trọng của một biểu đồ đẹp và tốt, vốn là công cụ chính mà chúng ta sử dụng để giao dịch, là không thể phủ nhận.
Trong tất cả các phần bàn luận của chúng ta, biểu đồ khung 5 phút của cặp tiền tệ EUR/USD sẽ là thị trường chủ đạo để tham khảo (ngoại trừ Chương 11). Biểu đồ sử dụng là Nến Nhật cổ điển, với thanh giá tăng màu trắng và thanh giá giảm màu đen. Là các nhà giao dịch dựa trên hành vi giá, chúng ta không cần các công cụ màu mè khác trên biểu đồ, nhưng hãy cho phép tôi giới thiệu một công cụ kỹ thuật mà hầu như sẽ không chiếm nhiều không gian trên biểu đồ của bạn, nhưng lại có thể cực kỳ hữu ích: Đường trung bình động hàm mũ 25 chu kỳ (EMA 25). Dĩ nhiên chúng ta có thể giao dịch mà không cần đến chỉ báo này, nhưng tôi đã nhận ra đường trung bình này là một người dẫn đường tuyệt vời, và là một bộ lọc tốt trong cả việc phân tích lẫn vào lệnh.
Như cái tên của nó, đường EMA 25 là mức giá trung bình đóng cửa của 25 thanh giá gần nhất, nhưng có một biến thể nhỏ trong cách tính để các thanh giá gần nhất có nhiều ảnh hưởng hơn. Nó chậm hơn một chút so với người anh em họ hàng của nó, đường EMA 20, cũng thường được dùng để làm nhiệm vụ dẫn đường. Cái biến thể “hàm mũ” trong nó chỉ khiến đường trung bình thay đổi một chút, và khi được sử dụng như một chỉ báo đo lường áp lực thị trường, bất kỳ đường trung bình nào nằm trong khoảng 18 và 30 chu kỳ cũng đều tốt. Khi đường trung bình dốc lên với phần lớn các thanh giá đóng cửa phía trên nó, thì Phe Bò đang tạm thời chiếm ưu thế, khi dốc xuống thì Phe Gấu đang nằm kèo trên. Tất cả đều mang tính tương đối.
Để không dồn quá nhiều thanh giá vào một màn hình biểu đồ, tốt nhất bạn chỉ nên chọn hiển thị tầm 6 đến 7 giờ di chuyển của hành vi giá trên một biểu đồ, việc đó sẽ cho bạn một tầm nhìn vừa đủ để thấy bản chất của | phiên giao dịch đó. Khi giao dịch thực chiến, nhà giao dịch có thể thiết lập | biểu đồ hiển thị thêm vài giờ nữa. Tuy nhiên, trên biểu đồ 5 phút, bạn sẽ chẳng có thêm được ích lợi gì khi chọn hiển thị lượng hành vi giá nhiều hơn một ngày trên một màn hình. Nhiều thông tin quá sẽ tự mâu thuẫn lẫn nhau.
Khi thiết lập biểu đồ, bạn nên chừa lại một khoảng trống nhỏ giữa các thanh giá với nhau để cho dễ nhìn. Tôi thích việc kéo trục giá bên phải thấp xuống một chút để làm các thanh giá trong ngắn lại; việc này tạo ra một cảm giác điềm tĩnh và không gấp rút, ngược lại hoàn toàn so với một biểu đồ bị kéo dãn khiến các thanh giá dài hơn. Và để cho biểu đồ được sạch sẽ”, chúng ta sẽ tắt các đường kẻ khung ở dưới nền biểu đồ, chỉ để lại các đường nối các mức số tròn 00 và 50.
Chúng ta sẽ để các biểu đồ phản ánh bản chất của ba phiên giao dịch trong thị trường Forex theo Múi giờ Trung Âu (Múi giờ CET), bắt đầu với phiên Á tại 00:00, tiếp theo là phiên Âu và London mở cửa theo thứ tự là 08:00 và 09:00, và phiên Mỹ mở cửa lúc 15:30 (giờ mở cửa của thị trường chứng khoán Mỹ).
Các mũi tên trên biểu đồ đánh dấu các thanh giá vào lệnh (lệnh được vào tại điểm phá vỡ của thanh giá liền trước nó), nhưng vì chúng ta chưa bàn đến các kỹ thuật vào lệnh cho đến Chương 5, nên lúc này, chúng chỉ được dùng để tham khảo và cho bạn thấy một hình ảnh về sự hợp lưu của hành vi giá có thể dẫn tới những cú phá vỡ mạnh mẽ như thế nào.
Để giảm thiểu cho bạn sự khó chịu khi phải lật các trang sách qua lại để Xem các biểu đồ rồi lại đọc chữ, tôi đã cố gắng về các biểu đồ tại phần trên của các trang sách bên trái (với một vài ngoại lệ). Sự chuyên sâu và có ích của phấn bàn luận bên dưới các biểu đồ sẽ được đẩy lên rất nhiều nếu bạn dành ra vài phút để nghiên cứu mỗi biểu đồ trước khi đọc tiếp, để có được một cái nhìn tổng quan về chủ đề sắp đọc, bạn sẽ ngày càng quen việc này trên mỗi biểu đồ mới. Sau này, trong chuỗi phần tóm lược của Chương 6, khi bạn đã thấm nhuần tất cả những khái niệm và nguyên tắc phấn bàn luận về đưỆC CẦt gọt vừa đủ hai trang để cho bạn luôn thấy được Điều đố khi đọc. Trong Phần 2, với một chuỗi những biểu đồ trong ngày được thảo luận liên tiếp, phần bàn luận sẽ được tóm lược hơn nữa và sẽ xuất hiện ngay trong biểu đồ luôn.
Hình 3.1 Biểu đồ này đã mô tả rất tốt khái niệm sự phá vỡ khỏi áp lực kép từ một vùng tích lũy động lượng (các sóng tăng 3-4, 7-8 và 13-14).
Không cần phải đi sâu vào các kỹ thuật vào lệnh và thoát lệnh, chúng ta hãy cùng tìm kiếm xem có nguyên tắc hành vi giá nào đang phát huy tác dụng mà có thể xuất hiện tại thời điểm những cú phá vỡ mạnh mẽ này diễn ra hay không.
Trước giờ mở cửa phiên Âu tại 08:00 một chút, Phe Bò đã thực hiện nước đi đầu tiên một cách từ tốn (giá nằm trên EMA 25), nhưng sự áp đảo của họ thì không quá rõ ràng. Họ đã phòng thủ thành công khỏi một đợt tấn công của Phe Gấu ở thanh giá 1 và tạo ra một đáy nhỏ cao hơn trên biểu đồ. Một dấu hiệu tăng giá nhỏ.
Khi giá tìm về đường EMA 25, một đường xu hướng giảm nhỏ có thể được vẽ như trên biểu đồ, nhưng nó không hề là một công cụ tốt để dự đoán hay tính toán thời điểm vào lệnh. Đường xu hướng này cũng đã phát huy tác dụng khi có thanh giá 2 phá vỡ lên trên nhưng lại quay đầu và đóng cửa bên dưới. Một điểm thắng lợi nhỏ dành cho Phe Gấu.
GHI CHÚ: Khi vẽ các đường xu hướng cho dễ quan sát, bạn không cần phải tìm dấu hiệu nào quá lớn. Các đường xu hướng nhỏ (thể hiện hành vi giá kéo dài khoảng một giờ) có thể rất hữu dụng. Để xác định những cú phá vỡ tăng, bạn hãy vẽ đường xu hướng hoặc nằm ngang, hoặc dốc xuống nối các đỉnh thấp dần, chứ không bao giờ được vẽ dốc lên. Và làm ngược lại đối với các cú phá vỡ giảm. Nhưng hãy nhớ kỹ rằng bất kỳ đường xu hướng nào, dù lớn hay nhỏ, cũng chí tuỳ thuộc vào cách nhìn chủ quan của người vẽ. Một sự xuyên thủng bình thường khỏi một đường xu hướng không phải là không thể chối cãi, và vị trí của thanh giả này càng quan trọng xét trong mối tín hiệu giao dịch tốt nhất . Mặt khác, sự phá vỡ khỏi một thanh giá 5 phút là tương quan với các hành vi giá lân cận thì tác động của sự phá vỡ càng lớn Nguyên tắc này chính là nền tảng trong kỹ thuật vào lệnh của chúng ta và ý tưởng cơ bản sẽ là giao dịch tại điểm phá vỡ khỏi một thanh giá, kết hợp với một sự xuyên thủng khỏi một đường xu hướng hoặc mẫu hình. Trong một vài trường hợp, chúng ta đã vào lệnh trước khi đường xu hướng bị phá vỡ, nhưng thường thì chúng ta sẽ vào sau sự phá vỡ một chút.
Cú phá vỡ đầu tiên là một ví dụ tốt để làm mẫu cho cú phá vỡ thứ hai Bạn đọc hãy để ý thanh giá 3 mở cửa rất gần với đường xu hướng (đáy của thanh giá trắng), sau đó giảm xuống một chút rồi đóng cửa rất mạnh lên trên đường xu hướng đỉnh của thanh giá trắng). Đây là dấu hiệu tăng giá rất mạnh mẽ, nhưng vẫn chưa có thanh giá quan trọng nào bị phá vỡ. Ngay thời điểm đỉnh của thanh giá 3 bị phá vỡ lên, Phe Bò đã cảm thấy không uổng công khi mua vào trước đó, và Phe Gấu không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thanh lý lệnh. Đây là một tình huống áp lực kép điển hình. (Từ góc nhìn bên trái của biểu đồ qua, rất khó để biết được tình huống này đã đủ để khiến chúng ta vào lệnh hay chưa.)
Mặc dù có hàng tá cách để bắt được điểm cuối của một con sóng điều chỉnh (4-6), cách cổ điển nhất vẫn là chờ đợt điều chỉnh chạm vào một yêu tố kỹ thuật trên biểu đồ (một lần chạm lại vùng hỗ trợ hoặc kháng cự), và xem giá có tìm được bệ đỡ tại đó không (buildụp – sự tích lũy động lượng) Nếu bạn mở một vị thế chỉ vì một mức hồi quy nào đó trông có vẻ hấp dẫn , ví dụ một sóng hồi quy 50% của con sóng trước đó, cơ bản bạn đang sử dụng một thủ thuật thuộc dạng “mua và cầu nguyện”. Mua hay bán nga tại một lần chạm lại kỹ thuật cũng nguy hiểm không kém, vì giá hoàn toàn có thể phá thủng vùng đó và rũ bỏ những “tay chơi” đang giữ vị thế với một mức dừng lỗ chặt. Do đó, chiến lược hợp lý là chờ đợi thêm một vài thanh giá hình thành quanh khu vực đó rồi hành động sau.
Vùng giằng co 1-3, nơi khởi đầu con sóng tăng đầu tiên là một ví dụ rất | Co bên trái mà càng dày thì giá sẽ rõ về một vùng giá hỗ trợ. Vùng giằng càng khó để xuyên thủng nó nếu giảm từ trên xuống.
Vẽ một đường xu hướng có thể giúp bạn đánh dấu được giới hạn của một đoạn điều chỉnh, bên cạnh đó, việc vẽ một chiếc hộp bao bọc những thanh giá giằng co nằm lân cận nhau cũng rất hữu ích, đặc biệt khi bạn đang phân tích một đợt đảo chiều tiềm năng tại đỉnh hoặc đáy của một con sóng kéo ngược. Bạn cũng có thể vẽ một đường nằm ngang tại mức được kỳ vọng sẽ phá vỡ, nhưng một chiếc hộp sẽ giúp bạn hình dung tốt hơn áp lực đảo chiều (5-6-7).
Nằm dưới đường xu hướng nét đứt, thanh giá 7 là một Đáy giả khi thất bại trong việc phá vỡ thanh giá đằng trước nó và cũng là một đáy cao hơn bên trong chiếc hộp. Khi thanh giá này bị phá vỡ lên, vùng kháng cự nằm tại cạnh trên của chiếc hộp, đường xu hướng giảm, đường EMA 25 và vùng số tròn cũng bị phá vỡ cùng một lúc. Một sự hợp lưu của nhiều yếu tố bị phá vỡ cùng lúc như vậy tại cùng một cú phá vỡ sẽ đẩy khả năng tiếp diễn xu hướng lên rất cao, đơn giản vì sẽ có nhiều nhà giao dịch tập trung vào cú phá vỡ đó; và những nhà giao dịch đối lập cũng ít có khả năng tấn công trong trường hợp này.
Giá dao động qua lại tại vùng đỉnh thị trường (mô hình hai đỉnh 8-9), nhưng một khi thanh giá 9 bị phá vỡ xuống, Phe Bò chính thức đầu hàng và một sóng kéo ngược đã xuất hiện sau đó (9-10). Chúng ta hãy để ý rằng, sóng kéo ngược này chỉ hồi quy tầm 50% so với con sóng 7-8 trước đó, một dấu hiệu cho thấy Phe Bò vẫn hăng hái và giữ áp lực mua tiếp tục.
Mặc dù chúng ta luôn khuyến khích phong cách giao dịch thận trọng trên thị trường, nhưng có một sự thật là rất nhiều nhà giao dịch lại thích giao dịch táo bạo. Ví dụ, việc mua vào kiểu bắt dao rơi tại điểm hồi quy 50% có thể có lợi một cách gián tiếp cho một nhà giao dịch phá vỡ, bởi thị trường cần lòng can đảm kiểu như thế này của các “tay chơi” để làm chậm lại động lượng giảm của đợt điều chỉnh, khiến nó chuyển sang trạng thái đi ngang ưa thích mà một nhà giao dịch thận trọng có thể hành động.
Một cách khá hiệu quả khác để dự báo trước cú phá vỡ khỏi tiến trình tích lũy động lượng này là quan sát thật kỹ đáy hiện tại của đợt điều chỉnh và đỉnh đầu tiên xuất hiện sau đáy đó. Ngay khi giá giảm xuống từ đỉnh này, chúng ta đã có thể vẽ một chiếc hộp bao quanh đỉnh và đáy trước đó, kéo dài sang phải. (Trong ví dụ trên, bạn có thể vẽ được một chiếc hộp đi qua đáy của thanh giá 10 và đỉnh của thanh giá 11, tuy nhiên, ngay trước cú phá vỡ thực sự, tôi đã chỉnh lại cạnh trên của chiếc hộp một chút để nó với đỉnh của thanh giá 13.)
Khi đã vẽ được một chiếc hộp, những thanh giá tiếp theo sẽ thường dao động bên trong hộp – đây là giai đoạn đầu tiên của việc tích lũy động lượng, Dĩ nhiên, không có cách nào để biết trước bao nhiêu thanh giá sẽ xuất hiện trong hộp, nhưng mỗi thanh giá sẽ tăng thêm áp lực cho cú phá vỡ. Giá có thể phá vỡ theo bất kỳ hướng nào, nhưng khả năng cao là thị trường sẽ chọn hướng đi ít kháng cự nhất, thuận theo áp lực chủ đạo trước đó. Điều này cũng ngầm cho thấy khả năng xuất hiện một bẫy phá vỡ giả theo hướng “ít chủ đạo” hơn khỏi chiếc hộp.
Tại một thời điểm nào đó trong giai đoạn tích lũy động lượng, các phe sẽ phải quyết định thắng thua và buộc giá thoát ra ngoài. Nhưng một cú phá VỠ đơn thuần khỏi chiếc hộp, thậm chí theo hướng chủ đạo, có thể vẫn chưa đủ hấp dẫn để thu hút đủ số người tham gia cần thiết. Một cách tốt hơn sẽ là chờ đợi thêm một chút áp lực lớn hơn nữa bên trong chiếc hộp, trước cú phá vỡ; chẳng hạn một vùng tích lũy động lượng hình thành bên trong một vùng tích lũy động lượng lớn hơn. Đôi khi chút áp lực cuối cùng này có thể quá nhỏ để chúng ta phát hiện ra, nhưng đây không phải là vấn đề “cảm giác”. Các thanh giá sẽ luôn dẫn đường cho ta.
Giờ chúng ta hãy cùng xem xét kỹ hơn chiếc hộp thứ hai được tạo nên như thế nào. Con sóng tăng 10-11 là lần cố gắng đầu tiên của Phe Bò để kết thúc đợt kéo ngược, nhưng Phe Gấu đã không tốn quá nhiều thời gian để chiếm lại được thế trận và đẩy giá xuống đáy trước đó: đây là một dạng di chuyển bập bênh qua lại thường thấy tại thời điểm kết thúc tiềm năng của một sóng kéo ngược. Một điều thú vị là thanh giá 12 đã phá vỡ xuống dưới đáy thanh giá 10 một chút, nhưng ngay lập tức bị đẩy ngược lên một cách khá mạnh mẽ. Đây là một bẫy phá vỡ giả đúng chuẩn sách giáo khoa.
Không lâu sau Đáy giả đó, giá tiếp tục di chuyển lên xuống bên trong chiếc hộp, và thanh giá 13 trở thành một dấu hiệu kỹ thuật quan trọng nữa. Thanh giá này đầu tiên đã vượt qua đáy của thanh giá đằng trước nó (về mặt kỹ thuật đó là một dấu hiệu giảm giá) nhưng sau đó lại đóng cửa tăng rất mạnh. Thanh giá này không chỉ tạo ra một Đáy giả nữa trên biểu đồ, mà nó lại còn tạo ra một đáy cao hơn trong chiếc hộp. Nếu chúng ta so sánh ý nghĩa ngầm định của thanh giá 13 với thanh giá 7 trước đó, chúng ta sẽ thấy một vài yếu tố lặp lại về mặt kỹ thuật đang hoạt động rất tốt.
Chiếc hộp thứ hai tốn gấp đôi thời gian mới có thể bị phá vỡ nếu đem so sánh với chiếc hộp đầu tiên, nhưng trong rất nhiều trường hợp, điều này chỉ càng làm tăng thêm khả năng xảy ra một cú phá vỡ do áp lực kép. Sau tất cả thì việc càng có nhiều giao dịch được thực hiện bên trong giai đoạn tích lũy động lượng, càng nhiều “tay chơi” giao dịch theo hướng ngược với xu hướng thị trường bị mắc bẫy và khi giá phá vỡ, nỗ lực thoát lệnh của họ sẽ chỉ làm tăng thêm sức mạnh của cú phá vỡ mà thôi.
Nhưng điều này không có nghĩa là mua khi giá phá vỡ lên trên đỉnh thanh giá 13 sẽ là một lệnh thắng chắc chắn, nhưng với (a) áp lực tăng giá chung trong biểu đồ, (b) giá nằm ngay vùng hồi quy 50%, (c) một Đáy giả tại 12, (d) một Đáy giả cũng là đáy cao hơn tại 13, (e) một cú phá vỡ lên phía trên chiếc hộp, và (f) cục nam châm hút giá quanh mức 50 nằm ngay phía trên, thì ít nhất, tiềm năng của sự tiếp diễn theo chiều hướng tăng là cực kỳ lớn. (Chi tiết cách vào và thoát lệnh sẽ được bàn tới trong Chương 5.)
Hình 3.2 Có rất nhiều cách để phân tích hành vi giá và chúng ta không bao giờ cần phải phân tích quá mức. Đặc biệt, khi chúng ta ưa chuộng phong cách giao dịch thận trọng và thong thả thì càng có ít lý do để ta phải phân tích từng thanh giá một trên biểu đồ. Nhưng điều này không có nghĩa là thanh giá nào cũng vô dụng. Tất cả các thanh giá đều mang trong mình ý nghĩa của riêng chúng. Nhưng việc bận tâm tới từng trận chiến nhỏ trên biểu đồ không mang lại nhiều giá trị. Bạn phải luôn nhớ rằng, thị trường cần thời gian để thiết lập nên một giao dịch có xác suất cao. Bất kể là giá đang có xu hướng hay đi ngang đang phá vỡ hay điều chỉnh, cuối cùng tất cả đều sẽ chạm đến một điểm bùng nổ mạnh mẽ nhất trong bất kỳ phiên giao dịch nào; đó là lúc chúng ta cần thực sự tập trung.
Trong Hình 3.2, hành vi giá bị kẹp lại giữa hai đường xu hướng trong hơn ba giờ đồng hồ, về cơ bản đó là cách thị trường hấp thụ con sóng tăng diễn ra từ giờ mở cửa phiên London (1-3). Nhìn lướt qua thì chúng ta thấy giá đã không thể điều chỉnh quá 50% con sóng tăng trước đó: đây là một dấu hiệu tăng và nguyên nhân cốt lõi của nó là để rũ bỏ tất cả những giao dịch theo hướng bán khống. Chắc chắn là chúng ta hoàn toàn có thể lướt một vài pin trong nhịp điều chỉnh của mẫu hình này, nhưng đó không phải là cách giao dịch thận trọng mà chúng ta đang bàn tới. Tốt nhất là chúng ta nên tập trung vào chiến lược có xác suất cao hơn – đi theo xu hướng.
Chiến lược đó không phải lúc nào cũng xuất hiện, có lẽ chỉ một hay hai lần trong một phiên giao dịch của một thị trường bất kỳ. Nhưng bạn không cần nhiều hơn để có trở thành một “tay chơi” giỏi trong cái nghề giao dịch này.
Ngay cả giữa những nhà giao dịch phá vỡ theo thiên hướng thận trọng, vẫn sẽ luôn có sự tranh luận về những yếu tố chính xác tạo nên một cú phá vỡ đúng. Nhưng tôi xin đảm bảo rằng, sẽ có rất ít nhà giao dịch nghi ngờ tiềm năng của cú phá vỡ khỏi đường xu hướng phía trên thanh giá 11.
Chẳng cần bàn thì chúng ta cũng biết, đây chính là giao dịch tốt nhất trong phiên, chúng ta hãy cùng khám phá xem, liệu có thể thấy được cơ hội này trước khi nó trôi qua hay không.
Trước tiên, khi xét đợt tăng giá tại giờ mở cửa 1-3, không có gì bàn cãi về áp lực tăng giá bên trong nó, nhưng điểm khởi đầu của nó lại có chút hơi khó chịu. Giá vượt lên trên từ điểm cách rất xa, phía dưới đường EMA 25 và không hề có sự tích lũy động lượng nào trước phá vỡ. Hành vi giá kiểu này rất dễ tạo ra sự nghi ngờ đối với rất nhiều tay chơi trên thị trường.
Vì vậy, nó khó có thể tạo ra sự tiếp diễn xu hướng tốt tại bất kỳ sóng điều chỉnh kéo ngược đầu tiên nào. Nói vậy không phải là để vào lệnh bán khống ngược xu hướng, nhưng trước khi đi theo nó, tốt hơn hết chúng ta phải xem thị trường đối mặt với tình huống này thế nào. Khả năng cao chúng ta không phải là những tay chơi duy nhất cần thêm thời gian để hiểu và đánh giá thêm tình hình.
Một yếu tố đáng quan tâm nữa là giá đã phá vỡ mức 50 trên đường đi lên của nó nhưng lại không hề chạm lại vùng đó lần nào. Đây không nhất thiết phải là yếu tố cuối cùng quyết định chiến lược của chúng ta, nhưng về cơ bản, sự phá vỡ càng có ít hành động tích lũy động lượng đằng trước thì lực hút ngược về phía cục nam châm sau khi phá vỡ càng mạnh; đây chỉ là một dấu hiệu để chúng ta cẩn trọng hơn nếu chọn xu hướng tăng làm hướng giao dịch chính.
Khi sóng điều chỉnh thực sự đầu tiên xuất hiện (3-4), Phe Bò đã phòng thủ thành công tại đáy tạm thời số 2, và tạo ra một mô hình hai đáy tại 4: đây là một chiến công đáng chú ý trong nỗ lực thách thức lực hút kéo ngược của cục nam châm tại vùng số tròn. Bằng yếu tố hỗ trợ này, nhiệm vụ tiếp theo của Phe Bò là đẩy giá lên lại phía trên đường EMA 25 và khẳng định lại lợi thế về mặt kỹ thuật của họ (4-5).
Chuyển động giá từ 5-6 về cơ bản là một trận chiến nhỏ của giá quanh đường trung bình. Trong trận chiến này, Phe Bò liên tục đẩy giá lên từ nền giá nằm tại đường EMA 25, nhưng ngay khi ngóc đầu lên được một chút thì lại bị bán xuống liền sau đó. Cuối cùng, một trong hai phe phải từ bỏ. Khi một thanh giá giảm lớn nữa xuất hiện (6), Phe Bò là phe tạm chịu thua trước tiên, điều này dẫn tới đoạn điều chỉnh 6-7. Từ góc nhìn của một nhà giao dịch thận trọng và đang đứng ngoài thị trường, chưa có thanh giá nào thiết lập nên được một giao dịch cho đến lúc này, nhưng một chuỗi các định thấp hơn trong phiên Âu cho phép chúng ta sẽ được một đường xu hướng rất đẹp và có thể kéo dài nó ra để sử dụng cho phân tích sau này.
GHI CHÚ: Khi vẽ một đường xu hướng đóng vai trò là đường biên của những mô hình kéo dài ít nhất vài giờ đồng hồ, chúng ta rất dễ vẽ lệch, đặc biệt khi các đáy và đỉnh của nó không nằm thẳng hướng cho lắm.
Bạn phải điều chỉnh sao cho đạt được càng nhiều lần chạm bật càng tốt và kéo dài đường xu hướng ra xa so với các thanh giá hiện tại. Nếu đường xu hướng vẫn còn giá trị lâu hơn, bạn chỉ cần kéo dài nó ra tiếp. Đôi lúc bạn cần phải điều chỉnh nó một chút để phù hợp hơn với hành vi giá đang diễn tiến.
Nếu đường xu hướng bạn sẽ bị sai hay dư thừa, hãy xoá nó đi để giữ cho biểu đổ của chúng ta thông thoáng nhất, nhưng đừng làm vậy ngay khi giá vừa phá vỡ đường xu hướng kéo dài vẫn sẽ đóng vai trò nhất định khi gió kéo ngược về. (Sẽ bàn đến trong Chương 5)
Bởi vì ngay từ đầu, chúng ta đã không nhắm đến việc bán thống trên biểu đồ này, nên việc vẽ đường xu hướng nằm ngang ở đây không có ý nghĩa mấy. Nó được vẽ để cho bạn thấy một ví dụ điển hình về một bẫy phá vỡ giả (7). Như chúng ta có thể thấy, Phe Bò đã có thể từ bỏ tại đường EMA 25 dưới thanh giá 6, nhưng đã sớm quay lại khi Phe Gấu thất bại trong việc xuyên thủng mô hình hai đáy 2-4. Khi nhận thấy sự vắng mặt của hành động tích lũy động lượng, các nhà giao dịch đối lập đơn giản là giao dịch theo hướng họ thích nhất, đó là ngược hướng với cú phá vỡ xảy ra (7). Chiến lược này đã hoạt động rất tốt và cuối cùng tạo ra một mô hình ba đáy (2-4-7).
Trớ trêu thay, chỉ một vài thanh giá sau cú phá vỡ thất bại khỏi vùng hỗ trợ, Phe Bò bị mắc bẫy theo đúng cùng một kiểu tương tự tại đỉnh của thanh giá 8. Mặc dù đi thuận chiều với áp lực chủ đạo, nhưng cú phá vỡ này lại có chất lượng rất tệ. Tại đó, giá vượt thẳng lên từ vùng đáy, chỉ để phá vỡ mà không có bất kỳ một hành động tích lũy động lượng (buildup) nào bên dưới đường xu hướng: đây không phải là một cách tốt để hoàn tất một cú phá vỡ. Một lần nữa phe giao dịch ngược xu hướng nhảy vào, lần này họ kỳ vọng một sự thất bại của Phe Bò. Khi phe bị mắc bẫy hối hả bán ra thì áp lực giảm giá của con sóng 8-9 càng tăng lên.
Những lần giá xuyên thủng cả hai phía của một mô hình thực sự rất phổ biến và chúng cho thấy rõ ràng sự nguy hiểm của việc giao dịch phá vỡ mà không có sự hỗ trợ của hành động tích lũy động lượng. Chúng ta lại có thêm một củ phá vỡ giả nữa tại 9.
Dĩ nhiên, bối cảnh hoà hoãn thế này không thể nào kéo dài lâu được. Sớm hay muộn thì một phe nào đó cũng sẽ xuyên thủng được hàng rào phòng ngự của phe kia. Nhưng làm sao chúng ta phân biệt được một cú phá vỡ có thể giao dịch được với một cái bẫy? Chúng ta chỉ có thể quan sát thật kỹ áp lực trong các thanh giá. Và thật tập trung khi giá bị nén chặt và di chuyển qua lại dưới các đường biên của một mẫu hình quan trọng.
Một trong những dấu hiệu giá trị nhất để dự đoán khi nào một cú phá vỡ sắp đến gần là khi giá tạo một thanh giá mạnh tại một vùng giằng co. Thanh giá 10 là một ví dụ rất tốt (thanh giá 6 trước đó cũng vậy). Khi thanh giá 10 bị phá vỡ lên phía trên, giá vẫn bị mắc kẹt bên trong một mô hình lớn, nhưng sự kiện này cho thấy rằng, Phe Gấu đã thất bại một lần nữa tại vùng hỗ trợ, và lần này chúng ta có sự hỗ trợ của hành động tích lũy động lượng.
Về cơ bản, nó đã khiến cho đường xu hướng phía trên trở thành mục tiêu tiếp theo. Đây là lúc một nhà giao dịch phá vỡ theo thiên hướng thận trọng cần phải tập trung hơn nữa.
Có một dạng tích lũy động lượng nữa có thể đẩy áp lực lên cao hơn. Bất kỳ khi nào giá đang nằm tại một vùng có tiềm năng phá vỡ và đồng thời, bị mắc kẹt giữa một đường xu hướng của một mô hình nào đó và đường EMA 25, chúng ta có một tình huống gọi là sự nén chặt. Mặc dù biểu đồ phía trên thực sự không phải là biểu đồ đẹp nhất để minh họa dạng áp lực trước phá VỠ vô cùng hiệu quả này, nhưng nó cũng đã cho chúng ta thấy điều chúng ta cần thấy, có một thanh giá nhỏ bị nén rất chặt giữa đường xu hướng của mô hình và đường trung bình (thanh giá 11). Thông thường, sự nén chặt này bao gồm ít nhất hai hoặc ba thanh giá và thậm chí là nhiều hơn, khiến cho áp lực nóng lên đến đỉnh điểm. Chúng ta sẽ được thấy nhiều ví dụ hơn nữa trong quyển sách này.
Có một điều rất thú vị nữa là cú phá vỡ lên trên thanh giá 11 đến từ một mô hình chữ V, tiến trình 8-9-10-11. Khi một mô hình có sức thuyết phục xuất hiện rõ ràng như vậy trong hành vi giá, chúng ta coi nó là dấu hiệu báo trước một cú phá vỡ theo hướng tăng (ngược lại trong tình huống giảm giá, mô hình chữ M sẽ báo hiệu cú phá vỡ giảm). Các mô hình chữ W và chữ M xuất hiện dưới rất nhiều hình dạng và kích thước khác nhau và chúng trở nên rất hữu dụng trong các kỹ thuật vào và thoát lệnh. Chúng ta sẽ bàn đến hình dạng và ý nghĩa của chúng một cách chi tiết hơn trong các phần bàn luận và chương sách kế tiếp.
Tóm lại, cú phá vỡ khỏi mô hình này được hỗ trợ bởi rất nhiều yếu tố mạnh mẽ. Vùng số tròn 1.38 đã hút giá lại theo đúng nghĩa đen kể từ lúc cú phá vỡ “thực” được hoàn tất. Hầu như không có bất kỳ sự cản trở nào cho tới khi mức giá này được chạm vào. Đây chính là sức mạnh thực sự của một cục nam châm hút giá.
Hình 3.3 Bất kỳ khi nào diễn biến giá chỉ đi ngang trong vài giờ, về cơ bản chúng ta có thể xác định thị trường đang di chuyển trong một vùng đi ngang. Trong phần lớn các trường hợp như vậy thì việc vẽ và kéo dài một chiếc hộp bao bọc hành vi giá là không quá khó khăn. Bên cạnh việc tạo ra một cái nhìn rõ ràng hơn về các đường biên của vùng đi ngang, một chiếc hộp còn giúp hình dung ra được áp lực giá và đoạn tích lũy động lượng nằm bên trong vùng giá. Dĩ nhiên, bạn hoàn toàn có thể phân tích mọi thứ mà không cần vẽ chiếc hộp nào lên biểu đồ, nhưng chỉ cần nhìn hình trên thì khó mà từ chối được lợi ích của công cụ này.
GHI CHÚ: Trước khi bàn tới cú phá vỡ khỏi vùng đi ngang, chúng ta hãy cùng bàn sơ qua một tính chất thú vị của EUR/USD: khi các nhà giao dịch Anh Quốc và Mỹ Quốc vắng mặt, đồng thời các tin tức và động lực thị trường không có nhiều, thị trường thường sẽ ít biến động trong nửa sau của Á phiên Á. Có một điều dễ hiểu là các nhà giao dịch Á Châu sẽ không thích vào lệnh khi giá chỉ biết đi ngang trong cả ngày giao dịch của họ. Vậy điều này có nghĩa là gì? Cơ bản chúng ta có thể khẳng định rằng, khi nửa sau của phiên Á tồn tại một vùng đi ngang khó chặt, thì nó rất có thể sẽ bị phá vỡ khi khối lượng giao dịch tăng lên, điều sẽ xảy ra ngay buổi sáng của phiên Âu/Anh Quốc. Dấu hiệu rất rõ thể hiện khối lượng giao dịch đang tăng lên là các thanh giá ngay lập tức dài hơn, thường từ 08:00 trở đi (giờ mở cửa phiên Âu), nhưng hầu như mạnh mẽ hơn quanh giờ mở cửa phiên Anh Quốc lúc 09:00. Do đó, không hề khó để tìm thấy những giao dịch tốt đầu tiên của phiên mới quanh giờ giao dịch có khối lượng lớn này, và việc tập trung sự chú ý trong khung thời gian này thực sự có giá trị. Đối với các thị trường khác, bạn cũng nên tìm hiểu xem chúng có các đặc điểm tương tự hay không.
Hình 3.3 là một ví dụ rất đẹp thể hiện một cú phá vỡ vào buổi sáng phiên Anh Quốc. Chúng ta đã có thể vẽ được một chiếc hộp khi đỉnh của thanh giá 2 chạm và hình thành mô hình hai đỉnh với thanh giá 1. Vì các thanh giá đều đang di chuyển nằm trên đường EMA 25, đường biên dưới của chiếc hộp sẽ ít quan trọng hơn và hoàn toàn có thể được điều chỉnh sau.
Từ 08:00 trở đi, hành vi giá di chuyển mạnh mẽ hơn một chút, nhưng các thanh giá vẫn bị nén rất chặt. Trước giờ mở cửa phiên Anh Quốc lúc 09:00, Phe Gấu đã có thể phá được đáy của thanh giá 3 tại thanh giá 4, nhưng sau đó lại không thể chạm được cục nam châm vùng số tròn rất rõ ràng bên dưới. Đây đã là một dấu hiệu. Nó không chỉ cho thấy sự dẻo dai của áp lực tăng (hay sự đuối sức của áp lực giảm), mà còn tạo ra một Đáy giả trên biểu đồ. Và kể từ khi đáy 4 xuyên qua đáy 3 chỉ với khoảng 2 pip thì nó tạo ra một mô hình trông khá giống với hai đáy (3-4). Không lâu sau đó, giá tiếp tục giao dịch bên trên đường EMA 25. Tất cả các dấu hiệu đều mang thiên hướng tăng giá.
Giờ bạn hãy nhìn tiến trình giá 2-3-4-T. Nó cũng là một mô hình chữ W nữa, nhưng dưới dạng phẳng hơn so với mô hình 8-11 trong Hình 3.2. Khi quan sát các thanh giá từ trái sang phải, bạn sẽ hiểu tại sao các mô hình này tạo ra được tiềm năng phá vỡ mạnh như vậy: với một mô hình hai đáy Có sẵn và chân sóng bên phải hướng lên, áp lực chắc chắn phải là phá vỡ lên trên.
Từ Đáy giả tại 4, Phe Bò hăng hái đẩy giá lên, tạo nên cú phá vỡ tại T (phá vỡ mồi). Có thể coi đây là một cú phá vỡ hơi sớm (không có nhiều sự tích lũy động lượng đằng trước cú phá vỡ), nhưng tình huống này chắc chắn sẽ gây chú ý. Chúng ta đã làm rõ với nhau rằng, phe giao dịch đang tấn Công có thể rất kiên trì, ngay cả khi bị buộc phải rút lui trong lần tấn công đầu tiên. Áp lực của thị trường càng thuận với họ thì khả năng họ cố gắng tấn công thêm một lần nữa càng cao.
Hãy để ý rằng, đợt hội ngược từ củ phá vỡ mồi lại rất yếu ớt. Các thanh giá tiếp theo chỉ đơn giản là tiếp tục đẩy lên đường biên trên của chiếc hộp, một dấu hiệu rất quyết liệt của Phe Bò. Thực tế, bốn thanh giá trong hình ẽ líp chính là một sự nén chặt điển hình: chúng không chỉ đẩy giá lên biển trên của chiếc hộp (bỏ qua đỉnh của cú phá vỡ mồi), mà đường EMA 25 ở phía còn lại cũng đang hỗ trợ cho giá, nén chặt và đẩy các thanh 5 chiếc hộp một cách nhẹ nhàng. Đối với một nhà giao dịch phá vỡ theo thiên hướng thận trọng, đây là một trong những thiết lập đẹp nhất trong quãng đời giao dịch của anh ta, và thậm chí nó còn đẹp hơn khi sự tích lũy động | lượng xuất hiện tại đỉnh của chân sóng phải của mô hình chữ W.Cú phá vỡ đóng cửa hơi xa một chút, nhưng cơ chế thì lại rất rõ ràng: Phe Bò mua vào, Phe Gấu thoát lệnh bán khống.
Hình 3.4 Sự nén chặt không chỉ xuất hiện tại đỉnh hoặc đáy của một vùng đi ngang, chúng cũng có thể hình thành phía trên hay phía dưới một đường xu hướng chéo, với đường EMA 25 đẩy lên ở hướng còn lại (hình 6 líp đầu tiên).
Cách một chút đằng trước hình 8 líp, Phe Bò đã phá vỡ lên một đường xu hướng lớn hơn tại thanh giá 4. Vùng tích lũy động lượng dẫn tới cú phá vỡ này có hơi mỏng một chút, nhưng các điều kiện cơ bản thì rất tốt. Mặc dù không thể thấy được hành vi giá trước đó trong biểu đồ phía trên, nhưng chúng ta có thể nắm được bản chất tăng giá của thị trường bằng cách quan sát đường EMA 25 phía ngoài cùng bên trái. Nó cho thấy một sóng tăng xuất hiện liền trước tiến trình giá 1-3. Mô hình này là mô hình Cờ tăng (chúng ta chỉ thấy được phần lá cờ trong trường hợp này).
Cơ chế điển hình của một mô hình lá cờ thông thường là (a) giá có xu hướng phá vỡ thuận chiều với phần cán cờ mà lá cờ được treo lên (người dịch; cán cờ là con sóng tăng trước đó mà ta không thấy được trong biểu đỗ này), và (b) sự tiếp viên của giá sau cú phá vỡ thường sẽ có chiều dài bằng với cán cờ. Một cách tự nhiên, những đặc tính này của các mô hình lá cờ khiến chúng trở thành các thiết lập tiềm năng để giao dịch tiếp diễn xu hướng giao dịch một cú phá vỡ thuận chiều với áp lực chủ đạo trước đó).
Một điều cũng dễ hiểu nữa là, khi giá phá vỡ mạnh khỏi một mô hình lá cờ (hoặc một mô hình nào khác) mà không có hoặc có rất ít sự tích lũy động lượng trước đó, sẽ có rất nhiều nhà giao dịch phá vỡ phải đứng ngoài và không vào lệnh được khi cú phá vỡ xuất hiện. Tuy nhiên, vẫn còn hy vong cho các nhà giao dịch đó. Thường thì giá sẽ chạm nhẹ lại mô hình nó vừa phá vỡ và thoát ra. Chúng ta có thể xem dạng hồi quy này là một lần chạm lại kỹ thuật của cú phá vỡ; trong rất nhiều biểu đồ thì những lần chạm lại này rất hiếm gặp do nó cho chúng ta một cơ hội để bắt được cú phá vỡ “lần thứ hai”.
Từ các thanh giá nhỏ trong tiến trình giá 4-5, chúng ta có thể thấy sóng kéo ngược diễn ra rất chậm rãi và nhẹ nhàng, không tồn tại sự hăng hái của Phe Gấu. Với các nhà giao dịch thuận xu hướng, đây là dấu hiệu rất thuận lợi của thị trường. Áp lực ngược xu hướng trong sóng kéo ngược càng yếu thì xác suất giá đảo chiều khi áp lực này cạn kiệt càng cao. Có nhiều ý kiến khác nhau về việc làm sao để mở một vị thế và lướt con sóng tiếp theo, nhưng có hai yếu tố luôn đóng vai trò quan trọng trong kỹ thuật vào lệnh; đầu tiên là một đường xu hướng của con sóng kéo ngược (nếu bạn có thể vẽ được nó một cách chính xác), còn lại là cú phá vỡ khỏi một thanh giá quan trọng tại đỉnh hoặc đáy của con sóng kéo ngược đó.
Đôi khi đường xu hướng “có giá trị nhất của một mô hình chỉ xuất hiện rõ ràng tại điểm chạm cuối cùng trước khi nó bị xuyên thủng; nhưng bởi vì mỗi thanh giá đều cần tới 5 phút để hoàn tất, nên chúng ta có khá nhiều thời gian để thử nghiệm với nhiều đường xu hướng khác nhau, ngay cả việc sử dụng đỉnh hay đáy của một thanh giá đang trong quá trình hoàn thiện.
Một thanh giá cũng thú vị khác đó là thanh giá 5 với Đáy giả rất nhỏ. Thanh giá này đã vượt nhẹ xuống dưới hai thanh giá đằng trước nó nhưng lại đóng cửa bên trên đường EMA 25. Đối với những nhà giao dịch thuộc Phe Bò đang chờ mua tại điểm đảo chiều của con sóng kéo ngược, thì một Đáy giả, ngay cả khi chỉ diễn ra trong vài phút, luôn là một dấu hiệu đáng chú ý, bởi nó cho thấy sự đuối sức của một bộ phận thuộc phe còn lại. Khi thanh giá 5 bị phá vỡ lên trên, thì sự kiện Đáy giả được “xác nhận về mặt kỹ thuật” (phá vỡ tăng tiếp nối phá vỡ giảm), và điều này trùng hợp với cú phá vỡ khỏi đường xu hướng giảm của sóng kéo ngược, nếu bạn vẽ nó giống như trên hình.
Quan sát kỹ, bạn sẽ thấy sự xuyên thủng đường xu hướng giảm của con sóng kéo ngược này thực tế cũng là sự phá vỡ khỏi mô hình cờ tăng (sóng | 2-4 là cán cờ, chuyển động giá 4-5 là lá cờ). Bạn sẽ thường xuyên thấy một 1 quy tự chuyển hoá thành một mô hình lá cờ nằm trên một mô hình lớn hơn vừa bị phá vỡ. Nếu lá cờ này tiếp tục bị phá vỡ theo hướng trước đó, giá thường sẽ chuyển động rất mạnh. Biểu đồ này thực sự là một ví dụ chuẩn sách giáo khoa.
Thỉnh thoảng, thị trường lại trải qua một phiên giao dịch cực kỳ tẻ nhạt, tại một thời điểm nào đó, các mức số tròn 50 hoặc 00 sẽ là nơi diễn ra một trận chiến kéo dài. Bởi vì có khá nhiều “tay chơi” sẽ tập trung vào các vùng số tròn này, nên việc giá dao động qua lại vùng này nhiều như vậy cũng là dễ hiểu. Một tính chất thể hiện sự khó chịu của những trận chiến tại vùng số tròn điển hình là lần xuyên thủng đầu tiên khỏi vùng giá đó thường ít gặp trở ngại. Cho đến khi khi giá bắt đầu mất động lực phía trên hay phía dưới vùng số tròn vừa bị phá vỡ thì trận chiến mới thực sự bắt đầu. Hiện tượng giá hồi quy về một vùng số tròn vừa bị phá vỡ là thứ mà chúng ta đã gọi là hiệu ứng nam châm ngược. Thị trường không nhất thiết phải tạo ra cú chạm này ngay lập tức trong lần điều chỉnh đầu tiên, nhưng nó có thể khiến hành vi giá trở nên cực kỳ khó chịu và buộc nhiều nhà giao dịch phải đứng ngoài.
Giống như thời điểm buổi sáng của phiên Âu/Anh Quốc, thời gian đầu gian | phiên Mỹ cũng khá là sôi động. Nó thường được nhắc đến như là thời giao thoa giữa phiên Anh Quốc và phiên Mỹ, mở cửa khoảng một giờ trước giờ mở cửa của thị trường chứng khoán Mỹ ngày hôm đó và đóng cửa sau giờ đóng cửa thị trường London một chút (14:30–18:00 giờ CET). Thông | thường, nếu giá tăng mạnh tại giờ mở cửa phiên Mỹ (như trường hợp trên), thì hành vi giá trong phiên giao thoa này sẽ diễn biến ngược chiều với áp lực chủ đạo trước giờ mở cửa, thay vì thuận theo áp lực đó. Nếu hiểu cơ chế | này, những nhà giao dịch thuộc Phe Bò đang nắm giữ các vị thế mua có lợi nhuận chắc chắn phải quan sát rất kỹ càng chuyển động giá tại đây.
Vì chúng ta chưa thấy một đợt điều chỉnh đáng kể nào, cộng với việc cú phá vỡ 5-6 không được hỗ trợ bởi tiến trình tích lũy động lượng, nên nếu giá đảo chiều quanh khu vực này, thì tình thế sẽ trở nên khó để cứu vãn được.
Bạn đọc hãy để ý Đỉnh giả nhỏ xuất hiện ở thanh giá 7 và cách những thanh giá đảo chiều dần từ tăng sang giảm ngay giờ mở cửa phiên Mỹ lúc 15:30.
Về mặt kỹ thuật, toàn bộ tiến trình diễn ra bên trong chiếc hộp là cách mà thị trường dùng để hấp thụ và đánh giá con sóng tăng 5-7. Mặc dù chưa có đáy quan trọng nào bị phá vỡ, nhưng việc các đỉnh thấp dần lần lượt xuất hiện, cho thấy Phe Bò đã không còn hứng thú mua vào tại các đỉnh của thị trường nữa. Nếu không thì năng lượng của họ cũng đã bị lấn át bởi bất kỳ lực cung nào xuất hiện (bao gồm cả áp lực chốt lời của chính Phe Bò).
Những thanh giá liền trước hình ế líp thứ hai là một ví dụ điển hình về một cú nén chặt kinh điển: những thanh giá nhỏ bị nén chặt giữa một phía là đường EMA 25 và phía còn lại là cạnh dưới của chiếc hộp. Một dấu hiệu thú vị khác có lợi cho Phe Gấu đó chính là Đỉnh giả rất nhỏ xuất hiện thanh giá 8. Tại đó, Phe Bò cố gắng thoát khỏi áp lực giảm giá của đợt nén chặt bằng cách phá vỡ lên trên, nhưng chỉ để nhận lấy sự thất vọng khi không có được bất kỳ sự tiếp diễn nào. Lần thất bại này có thể gần như vô hình trên biểu đồ, nhưng có tác động rất lớn đến động lượng của xu hướng tăng.
Trớ trêu thay, trước khi giá phá vỡ khỏi chiếc hộp, Phe Gấu lại phải đối mặt với một cái bẫy nữa: trong vòng 5 phút, thanh giá 8 đã phá vỡ xuống dưới chiếc hộp và ngay lập tức đóng cửa bên trên. Đây là một sự thay đổi trong hành vi thường diễn ra tại vùng biển của các ngưỡng cản.
Không cần đi quá sâu vào cách giao dịch chi tiết đối với cú phá vỡ này, chúng ta cũng có thể tưởng tượng được bằng một cách nào đó, nó đã bị làm yếu đi bởi một vùng số tròn nằm ngay bên dưới. Mặc dù vùng giá đó có rất ít giá trị về mặt kỹ thuật trong biểu đồ này (không có trận chiến nào diễn ra trước đó, do đó không có sự hỗ trợ nào về kỹ thuật), nhưng hành vi giá trước đó đã mang thiên hướng tăng giá rất cao, nên có lẽ vẫn còn khá nhiều lệnh mua đang chờ được khớp khi giá kéo ngược về 1.31, hay thậm chí thấp hơn một chút (thiết lập giao dịch ngược xu hướng thông thường).
Mặt khác, khi phiên giao thoa giữa phiên Anh Quốc và phiên Mỹ sắp kết thúc, liệu Phe Bò có thực sự muốn vào lệnh tại một cú phá vỡ khỏi chiếc hộp, khi biết rằng khối lượng giao dịch có thể sẽ thấp trong vài giờ kế tiếp?
Bởi vì chúng ta không thể nào biết được một củ phá vỡ sẽ có kết cục thể nào, nên chúng ta vẫn phải luôn xem xét tình hình theo cả hai hướng trước khi vào một vị thế. Bằng cách nhìn nhận từ góc nhìn lợi thế của phe đối kháng, thay vì chỉ nhìn dưới góc nhìn thuận lợi của mình, chúng ta mới có thể thấy được bản chất thực sự của ván cược trước mắt.
Cuối cùng thì Phe Bò cũng đầu hàng công khai tại cú phá vỡ được thực hiện bởi thanh giá 8. Đường ngang nét đứt đánh dấu cú chạm lại trận gần như hoàn hảo tại định của thanh giá 2. Bất kể nó là một cú chạm lại trận, một mô hình hai đáy hay thậm chí là một Đáy giả có khả năng kết thúc đợt giảm giá này, thì cũng không quan trọng, vì chúng ta không nên giao dịch tại đó. Nhưng đối với những nhà giao dịch thuộc Phe Gấu đang nắm giữ các vị thế bán, mức giá này là một vị trí tuyệt vời để thoát lệnh một phần hoặc chốt toàn bộ phần lợi nhuận mở có được trong đợt giảm giá trước đó, và cùng lúc đó, nó cung cấp cho những nhà giao dịch táo bạo thuộc Phe Bồ một cơ hội để giao dịch với cú hổi chứa áp lực kép về đường EMA 25 (9-10; mặc dù vậy, tôi không khuyến nghị cách giao dịch này).
Hình 3.5 Thử tưởng tượng câu chuyện xảy ra đối với Phe Bò đã mua vào khi thanh giá 3 vượt qua đỉnh của thanh giá 1, thanh giá 4 vượt qua đình của thanh giá 3, và thanh giá 6 vượt qua đỉnh của thanh giá 4. Những cu vỡ này có thể thuận theo áp lực chủ đạo hiện tại, nhưng không có nghĩa là chúng tạo ra các cơ hội giao dịch tốt. Không hề có sự tích lũy động lượng diễn ra trước chúng và con sóng dẫn tới mỗi cú phá vỡ đều đã bị kéo dãn nào kha khá. Điều đó khiến cho những cú phá vỡ này rất dễ bị thất bại (tạm thời).
Dĩ nhiên, chúng ta không nên mất thời gian để bình luận về những vị thế của các nhà giao dịch đồng hành với chúng ta trong cuộc chơi này. Có thể họ là những nhà giao dịch lướt sóng ngắn hạn đang nhắm tới lợi nhuận một vài pip và họ đã thoát lệnh khi giá giảm xuống từ các đỉnh; hay có thể họ đang giao dịch trên một khung thời gian lớn hơn nhiều, với dừng lỗ được đặt an toàn, cách rất xa bên trên hoặc bên dưới mặt bằng chung của thị trường. Nhưng từ góc nhìn của chúng ta, việc giao dịch với những cú phá vỡ không có sự tích lũy động lượng như vậy về cơ bản là một chiến lược thất bại.
Sóng kéo ngược 4-5 chạm lại vùng số tròn đã bị vỡ trước đó (hiệu ứng nam châm ngược), và nó cũng trùng với lần chạm đầu tiên của giá vào đường EMA 25 tính từ thời điểm khởi đầu của con sóng tăng – các dấu hiệu này vẫn luôn đáng để chúng ta lưu tâm tới. Giá đã vượt qua vùng 1.35 một chút nhưng vẫn giữ vững quanh vùng này.
Trong khi giá thường cần tích lũy động lượng một chút để phá vỡ được đường biên của một vùng kháng cự (ít nhất phải có một đoạn giằng Có nhỏ), thì sự đảo chiều của các con sóng kéo ngược là ngược lại, chúng có thể diễn ra rất nhẹ nhàng. Đôi khi, chúng ta chỉ cần một “thanh giá đảo chiều” tại đường EMA 25 là đã tạo ra được một cú đảo chiều có thể giao dịch được (5). Trong một xu hướng tăng, cách giao dịch phổ biến là mua vào khi giá phá vỡ lên phía trên đỉnh của một thanh giá tăng tại đáy của một sóng điều chỉnh, với điểm dừng lỗ dưới đáy của con sóng đó. Tuy nhiên, khi chọn giao dịch theo cách này, các nhà giao dịch cần phải biết phân biệt kỹ giữa một cú đảo chiều xác suất cao với xác suất thấp.
Ví dụ như thanh giá 7, đây là một thanh giá đảo chiều khá kinh điển (được gọi là doji với thân thanh giá rất nhỏ và đuổi thanh giá dài), nhưng lại được thiết lập rất tệ cho một cú phá vỡ. Đầu tiên, vị trí vào lệnh ngay phía trên nó lại rất gần với đỉnh của con sóng trước đó (6), để lại cho giá rất ít khoảng trống để “đảo chiều” trước khi “đâm đầu” vào kháng cự tiềm năng phía trên. Thứ hai, chiều dài của thanh giá 7 yêu cầu một khoảng dừng lỗ khá rộng. Và thứ ba, điểm dừng lỗ này lại nằm tại một vị trí khá khó chịu trên con đường tiến về cục nam châm ngược tại vùng 00. Nếu đem so sánh với cú phá vỡ khỏi thanh giá 5, cú phá lên phía trên thanh giá 7 có xác suất thấp hơn nhiều, nếu không muốn nói là rất tệ.
Bản thân đường EMA 25 chưa bao giờ là một đường hỗ trợ hay kháng cự, nó chỉ là một đường trung bình. Nhưng trong chuyển động liên tục của trung với mức trung bình đóng cửa của 25 thanh giá gần nhất và không hành vi giá, Cực kỳ phổ biến khi thấy một sóng kéo ngược khoảng 40 – 60%.
ví dụ tốt: nó chạm lại cả đường EMA 25 và định của thanh giá 5 đồng thời hiếm khi thấy giả tìm được hỗ trợ quanh đây Đáy của thanh giá 7 là một tạo ra (a) một cú chạm lại trận của mái vòm 4-5-6), (b) một lần chạm lại kỹ thuật của cú phá vỡ trước đó và (c) một sóng kéo ngược 60% của con sóng 5-6 trước đó. Một hỗ trợ quá rõ ràng như vậy chắc chắn đã góp phần khiến cho các nhà giao dịch mua vào một cách hăng hái tại thanh giá 7 (một thủ thuật phổ biến của những nhà giao dịch lướt sóng nhanh). Tuy nhiên, sự hăng hái lại mất đi tại cú phá vỡ khỏi thanh giá 7 này.
Trên đường giảm xuống, Sóng kéo ngược 8-9 xuyên qua đáy của thanh giá 7, nhưng hỗ trợ mạnh hơn tại đây của sóng +5 thì vẫn được giữ vững Điều này có thể đã giúp cho áp lực tăng giá được duy trì tại thời điểm đó, nhưng chúng ta không nên coi thưởng “sức hút nam châm” của vùng số tròn đã khiến giá quay trở lại đó một cách liên tục. Nếu về một đường xu hướng nối hai lần giá đảo chiều tại 2 và 3, thi thanh giá 9 đã phá vỡ xuống dưới phần kéo dài của đường xu hướng mày Tuy nhiên, chúng ta chưa nên vội vàng điều chỉnh lại đường xu hướng ngay lập tức, tốt hơn là cứ cho rằng, đường này đã bị xuyên thủng. Nếu hành vi giá tương lai nằm thẳng hàng với các đáy mới hơn, đó mới là lúc nên điều chỉnh. Khi hành vi giá nén chặt trong hình e líp được hoàn thành sau đó, chúng ta mới chắc chắn rằng đường xu hướng nên được vẽ đúng như biểu đồ phía trên.
Trước khi bàn đến chuyển động trong hình elíp, trước tiên hãy phân tích con sóng tăng 9-10. Sóng tăng này đã vượt lên khá mạnh mẽ nhưng lại bị hụt hơi khi giá tiếp cận định cũ là thanh giá 8. Thanh giá 10 đã từng là một thanh giá tăng có thân lớn, nhưng tôi quay đầu hoàn toàn và đóng cửa gần đáy thấp nhất sau đó. Những thanh giá doji giảm giá tại đình của một con sóng tăng (8 và 10), cũng giống như các thanh giá doji tăng giá tại đây của một sóng giảm (7) có thể gióng lên một hồi chuông báo động. Chúng thường được coi là các thanh giá đảo chiều, nhưng bản thân chúng lại không xứng đáng với cái tên đó. Để đánh giá được sức nặng của chúng, chúng ta phải luôn xem xét chúng dưới góc nhìn bức tranh toàn cảnh.
Câu chuyện đã bắt đầu không được thuận lợi lắm cho Phe Bò. Mặc dù đã nỗ lực không ngừng để vượt qua được vùng 1.35, nhưng cục nam châm ngược không bao giờ mất đi lực hút của nó. Giờ đã có hai đỉnh thấp hơn hiện diện (8 và 10), khiến chúng ta cảm nhận được một cách rõ ràng rằng, nguồn cung đang mạnh lên tại các mức giá thấp hơn. Nếu cứ tiếp tục như vậy, việc Phe Gấu bắt đầu tấn công vào vùng số tròn sẽ chỉ là vấn đề thời gian.
Mặt khác, chúng ta cũng không nên bỏ qua sự thật rằng, ba đáy quan trọng 2, 5 và 9 đều cao dần, vốn là một dấu hiệu của nguồn cầu tiềm ẩn. Hành vi giá tạo ra một trạng thái cân bằng với các định thấp dần xuất hiện cùng với các đáy cao dần, là một mô hình tam giác. Cũng như tất cả các mô hình tam giác khác, tại một thời điểm nào đó chúng đều cần một kết cục ngã ngũ.
Bốn thanh giá trong hình e líp là giai đoạn đầu của một chuỗi những sự kiện sắp diễn ra. Khi giá bị mắc kẹt giữa bên dưới là đường hỗ trợ tăng và bên trên là đường kháng cự EMA 25, nó bắt buộc phải chọn một trong hai hướng. Một khi đường xu hướng giữ được giá thì vẫn còn hy vọng cho Phe Bò, nhưng không khó để tưởng tượng ra kết cục khi nó thất bại.
Phe Gấu dĩ nhiên cũng có nhiệm vụ của riêng họ. Khi những thanh giá bị mắc kẹt trong một cú nén chặt kinh điển, giờ đây họ đã có một đối thủ để đánh giáp lá cà. Họ không được phép để chúng trốn thoát.
Một điều chắc chắn sẽ cải thiện mức độ am hiểu về hành vi giá của bạn bên cạnh việc quan sát những thanh giá từ góc nhìn kỹ thuật, là việc nắm bắt được những áp lực tâm lý đang tồn tại. Trên thị trường, hy vọng và giấc mơ được tạo dựng và phá vỡ chỉ trong một nốt nhạc, và trên chặng đua tâm lý khốc liệt này, không ai biết chắc được là thần may mắn sẽ mỉm cười với bên nào. Chỉ có một điều chắc chắn: thua lỗ của một phe sẽ là lợi nhuận của phe còn lại. Không có một yếu tố kỹ thuật nào có thể mô tả được lằn ranh giữa chiến thắng và thất bại tốt hơn bằng một sự nén chặt tại một vùng hỗ trợ hay kháng cự quan trọng.
Khi giá dao động qua lại giữa đường xu hướng và đường EMA 25, cuối cùng thị trường sẽ phải chọn một trong hai phe. Trong một khoảnh khắc ngắn, Phe Bò có lẽ đã cảm nhận được một chút mùi vị của chiến thắng khi | thanh giá 11 phá được đỉnh của thanh giá tăng trước nó. Nhưng tiếc thay, như chúng ta rất thường thấy trong một đợt nén chặt, sự tiếp diễn gần như không tồn tại, và cú phá vỡ trở thành một cái bẫy giá.
Đây lại là một ví dụ rất đẹp nữa cho thấy một cú phá vỡ giả nhỏ theo một hướng lại có thể báo hiệu một cú phá vỡ lớn hơn theo hướng ngược lại như thế nào. Nếu bạn là một nhà giao dịch đang có vị thế mua và bạn thấy thanh giá 11 phá vỡ lên chỉ để đảo chiều hoàn toàn và đóng cửa tại gần đáy thấp nhất của nó (phần đáy thấp nhất của thanh giá), bạn sẽ cảm thấy thế nào? Và rồi khi thị trường tiếp tục phá vỡ đáy của thanh giá đó, đồng thời phá vỡ một đường xu hướng quan trọng và vùng số tròn, bạn vẫn sẽ giữ lệnh và chờ sự giúp đỡ của Phe Bò đang còn đứng ngoài? Hay bạn sẽ bỏ cuộc? Hay tốt hơn hết là mở một vị thế bán khống ngay lập tức!
Toàn bộ tiến trình nằm trên đường xu hướng cho thấy các đặc tính điển hình của một thị trường đang chuyển mình dần dần từ tăng giá sang giảm giá. Có một điều thú vị cần lưu ý là xuyên suốt tiến trình này, có khá nhiều nhà giao dịch thuộc Phe Bò đã vào lệnh tại điểm cuối của con sóng kéo ngược đến vùng số tròn, và thậm chí họ còn mua thấp hơn vùng đó một chút. Nhưng ngay khi vùng hỗ trợ này thất bại và bị xuyên thủng, giá đã giảm 50 pip mà không có một động thái cản đường nào tới từ Phe Bò. Nó cho chúng ta thấy rất rõ rằng, trên thị trường, giá không phải là thứ quán trọng, mà áp lực mới là thứ quyết định tất cả.
Hình 3.6. Kể từ thanh giá đầu tiên khởi đầu giờ mở cửa phiên Âu lúc 08:00, Phe Bò đã cho thấy ý định của họ một cách mãnh liệt và không hề cho áp lực giảm giá cơ hội nào. Khi giá tăng cao hơn, Phe Gấu đã liên tục cố gắng để tạo ra một đợt giảm, nhưng đều thất bại trước khi giá chạm vào đường EMA 25. Các đợt phản công thất bại này tạo ra một vài Đáy giả trong suốt thời điểm mở cửa, mà thanh giá 1 có lẽ là Đáy giả nổi bật nhất.
Đó thực sự là một cú phá vỡ tệ hại để mở một vị thế bán khống và không cần quá nhiều lực mua thì thị trường cũng đã rũ bỏ được những nhà giao dịch thuộc Phe Gấu đặt tiền vào kèo cược đó.
Thường thì khi thị trường tạo ra một đợt tăng giá mạnh mẽ, các “tay chơi” ngược xu hướng thông minh hơn sẽ đứng ngoài, ít nhất cho đến khi một vùng hỗ trợ hay kháng cự trước đó được chạm đến. Nếu không có vùng giá nào cách đó một khoảng hợp lý thì các vùng số tròn lại có thể thay thế khá tốt. Tuy nhiên, việc mua hay bán không ngay tại một vùng số tròn với hy vọng giá bật nảy ngay lập tức lại không được khôn ngoan cho lắm.
Bất kể là bạn “kỳ vọng” các vùng giá này sẽ tạo ra được một trận chiến, không hiếm các trường hợp chúng bị phá vỡ trong một nốt nhạc trước khi phe phòng thủ kịp nhập cuộc. Tuy nhiên, cú xuyên thủng vùng 50 tại thanh giá 2 thực ra lại khá khiêm tốn.
Sóng hồi 2-3 đã lấy lại 50% của đợt tăng giá xuất hiện vào giờ mở cửa, đây là điều rất phổ biến đối với cả trong những con sóng đẹp nhất. Hãy để ý việc thanh giá 3 giảm xuống dưới đáy thanh giá 1 một chút, nhưng sau đó nhanh chóng bị lực mua đẩy lên, tạo thành một Đáy giả thú vị. Khi giá tăng lại phía trên đường trung bình, nó chạm phải sự kháng cự của một đường xu hướng giảm được kẻ từ các đỉnh trước đó. Lần xuyên thủng đầu tiên khỏi đường xu hướng này mặc dù thuận với áp lực chủ đạo nhưng lại được tạo dựng rất tệ hại và đó là một dấu hiệu tiềm năng kích thích các nhà giao dịch đối lập nhập cuộc (4).
Đường xu hướng ngang của mô hình nối ba đáy nằm trong tiến trình 1-3-5. Vì giá thường sẽ bật lên sau một sóng kéo ngược 50% của con sóng trước đó và nó diễn ra quá thường xuyên, nên chúng ta hay mặc định rằng, nó sẽ lặp lại điều đó. Nhưng hãy đừng quên, chúng ta cũng cần sự dũng cảm của Phe Bò để điều đó có thể xảy ra (mua vào tại điểm hồi quy 50%).
Nhiều đợt kéo ngược đã đưa giá giảm xuống các mức thấp hơn. Nếu làm | một phép so sánh thì nhiệm vụ của một nhà giao dịch phá vỡ sẽ không cần sự dũng cảm đến vậy, bởi anh ta không nhất thiết phải dây dưa với đoạn tích lũy động lượng. Công việc của anh ta đơn giản là lợi dụng cụ phá vỡ nếu nó xuất hiện theo cách có thể giao dịch được. Vậy thì cú phá vỡ giai khỏi thanh giá 5 sẽ như thế nào? Không khó để thấy được tại sao thanh giá 5 lại là một thanh giá quan trọng. Đáy của nó là một phần của mô hình ba đáy và đỉnh của nó chạm đường xu hướng phía trên (một biến thể của mô hình nén chặt). Khi cả hai đường xu hướng hội tụ lại với nhau như vậy, một cú phá vỡ theo hướng nào đi chăng nữa cũng không thể tránh khỏi. Nếu chúng ta cân nhắc tới áp lực tăng giá chủ đạo từ trước, cộng với việc thanh giá 5 đã đóng cửa rất tốt, thì xác suất đã nghiêng về một cú phá vỡ tăng giá nhiều hơn.
Thanh giá 6 là một đỉnh giả (thất bại trong việc phá vỡ thanh giá 2) và là một dấu hiệu nữa cho thấy sức mạnh của vùng kháng cự số tròn (để ý đuối thanh giá này). Sau khi hoàn tất mô hình hai đỉnh (2-6), giá có khả năng sẽ tạo ra một đợt điều chỉnh giảm; nhưng những nhà giao dịch nào đang có vị thế mua không nhất thiết phải e ngại áp lực giảm tiềm năng tại đó. Thực tế, một đợt điều chỉnh nhẹ nhàng, một cách gián tiếp lại ủng hộ xu hướng, bởi nó cho những “tay chơi” còn đứng ngoài một cơ hội để cùng đi theo xu hướng một cách thuận lợi hơn, và do đó, khiến cho xu hướng có khả năng tiếp diễn cao hơn. Dĩ nhiên không phải sóng hồi nào cũng sẽ “hỗ trợ cho xu hướng, nhưng cũng không phải ngẫu nhiên mà người ta đã thiết kế ra rất nhiều chiến lược đặc biệt chỉ để khai thác những chuyển động mang chất điều chỉnh của thị trường.
Ngay sau khi vùng 50 bị phá vỡ trong con sóng tăng 7-8, áp lực tăng phải chịu thua lực hút của cục nam châm ngược (8-9), nhưng Phe Bò một lần tính nữa đã tự tin và lấy lại thế trận một cách nhanh chóng bằng một đợt tấn được công khác lên phía trên. Tuy nhiên, lần này thì họ không thể vượt qua đỉnh trước đó và tạo ra một đỉnh thấp hơn tại 10.
Chúng ta không thấy gì khác ngoài các đáy cao hơn trên biểu đồ và gia được giao dịch một cách nhất quán bên trên đường EMA 25, không có | bàn cãi về áp lực tăng giá chủ đạo trong phiên này. Trong các tình huống như vậy, các nhà giao dịch thận trọng thường được khuyên từ bỏ tất cả các kèo cược theo hướng bán khống. Tuy nhiên, về khả năng cho các đợt tăng giá tiếp theo, có một dấu hiệu rất rõ rằng, thị trường đã đi vào một vùng kháng cự mạnh mẽ hơn. Hãy xem tiến trình 7-8-9-10-11, đặc biệt là chuyển động phía trên của vùng số tròn. Nó là một biến thể thú vị của mô hình hai đỉnh kinh điển và chúng ta có thể coi nó là một mô hình chữ M. Trước đó, chúng ta đã gặp người anh em của nó, mô hình chữ W tăng giá. Cả hai đều là các dạng mô hình biểu đồ rất thông dụng và không khó để phát hiện; nhưng những cú phá vỡ khỏi mô hình và thuận theo áp lực chủ đạo mới đáng để giao dịch. Tuy nhiên, việc giá phá vỡ theo hướng ngược lại, giống như mô hình chữ M ở đây, cũng có thể sẽ khiến cho thị trường phản ứng quyết liệt, bởi vì sự kiện này có thể đánh động cho nhiều “tay chơi” thoát lệnh. Chúng ta không bao giờ nên coi nhẹ các mô hình này.
Đường nét đứt cho ta thấy một ví dụ về cú chạm lại trần kinh điển (đáy 12 chạm lại đỉnh 7), nhưng với mô hình chữ M nằm một cách khó chịu bên trên thì ít có khả năng để giá tạo được một cú bật lên chất lượng.
Hình 3.7. Phe Gấu chỉ cần 5 thanh giá trong buổi sáng của phiên Anh Quốc để tạo ra một sóng giảm mạnh 80 pip và sẽ để lại một dấu hằn không chối cãi được trong phần còn lại của phiên (1-2). Khi hành vi giá chậm lại một chút, Phe Bò đã cố gắng giành lại một phần lãnh thổ, nhưng tất cả những gì họ có thể làm được, thực sự, chỉ là làm chững lại đợt giảm giá. Sự kiện này tạo ra một mô hình thường được gọi là cờ giảm (2-4). Kỳ vọng thông thường là mô hình lá cờ sẽ dẫn tới một cú phá vỡ thuận chiều với phần cán cờ mà nó được treo lên (phá vỡ tiếp diễn). Đây thực sự là một mô hình thường gặp, nhưng cần làm rõ một vài đặc điểm quan trọng của nó; khi hành động quá hăng hái theo kỳ vọng của các mô hình kỹ thuật này chúng ta có thể đánh mất nhiều thứ hơn là kiếm được từ chúng.
Một yếu tố quan trọng đầu tiên để xác định một cú phá vỡ là vị trí của nó tương quan với đường EMA 25. Nhìn chung, điểm vào lệnh càng cách xa so với đường trung bình thì giao dịch sẽ càng có rủi ro cao hơn, đặc biệt khi sử dụng dừng lỗ chặt. Ngay cả trong một thị trường có xu hướng giá sẽ luôn cố gắng điều chỉnh ngược về đường EMA 25, điều này về cơ bản đã biến đường trung bình thành một chiếc nam châm vĩnh cửu. Nắm bắt được điều này, một trong những bộ lọc hiệu quả nhất bạn có thể sử dụng trong phương pháp giao dịch của bạn là đợi chờ giá, trong phần lớn các trường hợp, chạm đường trung bình trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào. Chỉ một bộ lọc đơn giản vậy thôi cũng có thể tăng khả năng thắng của giao dịch lên rất đáng kể.
Một vấn đề nữa cần lưu ý là hình dạng của lá cờ so với kích cỡ của cán cờ. Khi một lá cờ tương đối nhỏ được treo trên một chiếc cán tương đối lớn, những người tham gia thị trường có thể thấy sự lệch pha trong tương quan giữa hai phần này của mô hình, và do đó, sẽ lưỡng lự không giao dịch cú phá vỡ lá cờ. Khái niệm này liên quan tới nguyên tắc hài hoà và chúng ta sẽ phân tích nó kỹ càng hơn trong phần về các kỹ thuật vào lệnh ở Chương 5.
Một ví dụ điển hình về cú phá vỡ khỏi mô hình lá cờ nên tránh giao dịch là cú phá vỡ xuống dưới đáy thanh giá 4. Cú phá vỡ này không chỉ xuất phát từ một lá cờ tương đối nhỏ (so với cán cờ 1-2 của nó), mà hãy nhìn vào khoảng cách của nó so với đường EMA 25 – nó là rất rộng!
Một nguyên nhân nữa thực sự làm tăng thêm mức độ nguy hiểm của việc giao dịch với những cú phá vỡ sớm đó là những nhà giao dịch đối lập luôn sẵn sàng để bắt lấy chúng, đồng thời rất ưa thích giao dịch theo kịch bản của họ. Nói cách khác, bên cạnh việc không thể tìm ra được những người bạn đồng hành cùng hợp lực để đẩy cú phá vỡ tệ hại này đi xa hơn, nhà giao dịch với những cú phá vỡ sớm còn phải đối mặt với rất nhiều kẻ thù từ phe ngược lại. Như thêm dầu vào lửa, những nhà giao dịch đồng hành với anh ta còn thường xuyên trở mặt, ngay khi thấy những dấu hiệu suy yếu trong việc tiếp tiếp diễn xu hướng. Giống như trong chuyển động giá 5-6. Đó không chỉ là hành động đẩy giá lên của Phe Bò, mà còn là hành động giẫm đạp lên nhau của Phe Gấu để tìm kiếm sự an toàn bằng cách thoát lệnh.
Có một điều thú vị nữa là, thị trường chỉ cần một thanh giá để làm sụp đổ hoàn toàn khả năng tiếp diễn giảm của thanh giá (5). Có thể coi một thanh giá cỡ này (so sánh với kích cỡ trung bình của các thanh giá lân cận) là thanh giá thể hiện sức mạnh, có nghĩa là nó mở cửa ở một phía và đóng cửa rất mạnh mẽ ở phía còn lại. Quan sát kỹ hơn, chúng ta sẽ phát hiện thấy một thanh giá tương tự như vậy tại (3). Đó cũng là một thanh giá thể hiện sức mạnh vô cùng mạnh mẽ đi ngược lại áp lực giảm giá, nhưng vì nó là thanh giá xuất hiện đầu tiên, nên nó không đủ sức để làm đảo chiều con sóng giảm trước đó. Ngược lại, thanh giá 5 xuất hiện sau một giai đoạn đi ngang của giá, nơi động lượng giảm đã chậm lại (buildup), và nó được củng cố bởi một cú phá vỡ thất bại khỏi mô hình lá cờ. Khá là dễ hiểu nếu Phe Gấu để ý nhiều hơn tới dấu hiệu ngược xu hướng này, bởi tiến trình 2-5 có đầy đủ những đặc điểm của một mô hình đảo chiều hình chữ W.
Để hình dung được về mô hình chữ W một cách đầy đủ nhất, bạn hãy bắt đầu với chân sóng giảm bên trái tại 1 tiến xuống đáy của đợt giảm này, sau đó tưởng tượng giá di chuyển lên rồi xuống và cú phá vỡ lên đỉnh thanh giá 5 kích hoạt một đợt tăng giá lên tận điểm 1. Tuy nhiên, trong thực tế, hình dạng cân bằng như vậy lại khá hiếm gặp, và cũng không được hợp lý cho lắm. Trong phần lớn các trường hợp, nhân tố quan trọng nhất trong một mô hình chữ W không phải là con sóng bên phải, mà là tiến trình ở giữa tiếp nối con sóng bên trái (2-5). Nếu giai đoạn này, giá chuyển động càng dày đặc thì khả năng Phe Gấu phải thoát vị thế khi giá phá vỡ lên càng cao. Hơn nữa, với việc xuất hiện một thanh giá sức mạnh ở phía bên phải của vùng giằng co, Phe Gấu với dừng lỗ chặt thậm chí chẳng cần đợi mức đỉnh nằm chính giữa bị phá lên mới dừng lỗ; họ có thể tận dụng cú phá vỡ của thanh giá sức mạnh để thoát lệnh ngay lập tức. (Một cách tự nhiên, quy tắc này cũng có thể áp dụng trong một mô hình chữ M tại đỉnh của một Con sóng tăng.)
Bạn cũng nên nhớ rằng, khi một cú phá vỡ lên khỏi mức đỉnh chính giữa ngược với áp lực chủ đạo, nó thường không thể thu hút được lực mua theo kèm, và có thể biến thành một cái bẫy giá. Trong phần lớn các trường hợp, IN $ TA chúng ta không nên nhảy vào giao dịch những cú phá vỡ này, thay vào đó, nên sử dụng chúng để thoát các vị thế đang có sẵn. (Xem Chương 6 – Các phương pháp thoát lệnh Thủ công.)
Trên con đường lấp đầy khoảng cách với đường trung bình, đợt kéo ngược 5-7 hầu như không gặp kháng cự đáng kể nào của Phe Gấu. Nhưng | những thanh giá tí xíu tại đỉnh của đợt kéo ngược cho ta thấy áp lực tăng giá đang yếu ớt một cách tệ hại. Chắc chắn rằng, vùng số tròn sẽ đóng một vai trò gì đó ở đây, có thể Phe Gấu sẽ bán khống xuống từ vùng số tròn này và sẽ thoát lệnh nếu giá vượt lên trên. Có nhiều cách để giao dịch cú đảo chiều giảm này, nhưng cách an toàn vẫn là chờ đợi một tín hiệu bán khống chất lượng trước. Tín hiệu này xuất hiện khi cú phá vỡ tăng vượt lên thanh giá 7 không thể thu hút được bất kỳ sự tiếp diễn nào và rồi tiếp sau đó là một cú phá vỡ giảm xuống phía dưới (xác nhận Đỉnh giả). Một dấu cộng nữa cho Phe Gấu là cú phá vỡ này trùng với cú phá vỡ khỏi đường xu hướng của sóng kéo ngược (kẻ nét đứt).
Một lần nữa, trên con đường giảm, đột nhiên một thanh giá sức mạnh mang thiên hướng tăng cỡ trung bình xuất hiện và tấn công vùng số tròn từ dưới lên (8). Không dễ chịu chút nào khi thấy một chuyển động giá ngược mạnh mẽ xuất hiện, gây nguy hiểm cho một giao dịch mới thực hiện, nhưng hãy nhớ rằng, thị trường không hề sinh ra để làm bạn dễ chịu. Nếu giữ được thái độ bình thản và tập trung, bạn có thể nhận ra thanh giá tăng khó chịu đó chẳng hề đánh bại được các yếu tố thuận lợi mà chúng ta đang có được. Xu hướng vẫn đang giảm, giá vẫn nằm dưới đường EMA 25, vùng số tròn có thể đóng vai trò kháng cự và cú chạm lại trần tại đáy của thanh giá 7 cũng có thể tạo kháng cự, và nó cũng là một cú chạm lại kỹ thuật của cú phá vỡ trước đó.
Trước những yếu tố giảm giá rõ ràng vừa nêu, có lẽ bạn sẽ cảm thấy khá kỳ lạ khi không hề có sự tiếp diễn nào tại 9, nhưng thực tế thì việc này khá phổ biến. Chúng ta sẽ thấy một cách rất thường xuyên rằng, buổi sáng của phiên Anh Quốc thường xuất hiện các con sóng mạnh mẽ chỉ kéo dài trong vài thanh giá, để rồi bị hấp thụ trong một giai đoạn đi ngang kéo dài cho đến trước giờ mở cửa phiên Mỹ vào lúc 15:30 CET. Trong các giai đoạn đi ngang này, các nhà giao dịch phá vỡ thường sẽ lựa chọn giao dịch cẩn trọng hơn, nhưng nó lại phù hợp với phong cách của các nhà giao dịch đối lập. Chiến lược ưa thích của họ thường là giao dịch ngược lại với một cú phá vỡ đi ngược với áp lực chủ đạo trong một vùng giá hồi quy 40 – 60% (của con sóng trước đó). Ví dụ, bạn hãy để ý đến phản ứng điển hình của giá khi thanh giá 11 đã vượt qua đỉnh của thanh giá 10, hay khi thanh giá 13 phá vỡ đỉnh của thanh giá 7. Những nhà giao dịch đối lập cũng đã ra tay tại cú phá vỡ đáy 2 tại thanh giá 9, bởi nó diễn ra mà không hề có sự tích lũy động lượng nào, nhưng để vào lệnh kiểu này, chúng ta sẽ cần nhiều can đảm hơn, đơn giản vì một cú phá vỡ thuận chiều với áp lực chủ đạo xuyên thủng đáy thấp nhất trong phiên có thể sẽ khiến cho giá giảm sâu hơn.
Sẽ luôn tồn tại các cơ hội vào lệnh mua và bán trong bất kỳ thị trường nào, nhưng để tìm được những sự tiếp diễn sau phá vỡ chất lượng (ví dụ ít nhất 20 pip), tốt nhất chúng ta chỉ nên mở các vị thế thuận chiều với áp lực chủ đạo. Trong một đợt điều chỉnh đi ngang kéo dài, một cú phá vỡ theo kiểu xác suất cao sẽ cần nhiều thời gian để hình thành, nhưng đừng để điều này khiến bạn nản lòng mà đánh mất sự tập trung. Sớm hay muộn thì CƠ hội cũng sẽ đến, nên việc đơn giản mà chúng ta cần làm đó là vẽ một đường xu hướng đi qua các đỉnh hoặc đáy hợp lý nhất và rồi kéo dài nó sang phải để phân tích tương lai (đoạn 9-12-14 kéo dài); một khi đã có một đường xu hướng tốt, việc còn lại cần làm chỉ là quan sát thật kỹ giai đoạn tích lũy động lượng của giá.
Bạn đọc hãy để ý các thanh giá ngay lập tức chuyển sang đi ngang quanh giờ mở cửa phiên Mỹ lúc 15:30, đây cũng là hành vi giá thường thấy quanh giờ mở cửa phiên Âu và Anh Quốc. Năm thanh giá trong hình e líp đại diện cho một trận chiến quanh đường xu hướng. Mặc dù đường EMA 25 lại di chuyển mượt mà xung quanh vùng giá này, nhưng đây vẫn là một biến thể của một cú nén chặt, bởi vì các thanh giá đang mắc kẹt giữa hỗ trợ của đường xu hướng và kháng cự của vùng số tròn. Tuy đường xu hướng cũng đã bị xuyên thủng tại thời điểm ban đầu, nhưng Phe Bò đã cố hết sức để ngăn chặn cú phá vỡ được tiếp diễn (hãy để ý ba đáy nằm tại cùng một mức giá xuyên ra ngoài đường xu hướng), để rồi cuối cùng cũng buộc phải đi theo cú phá vỡ.
Hình 3.8. Chúng ta có thể dựa trên độ dốc của đường EMA 25 phía bên trái để nhận định rằng, đã có một đợt bán tháo nặng nề xuất hiện trong giai đoạn đầu phiên Á. Tiếp sau đó là một trận chiến tại vùng số tròn 50 kéo dài tới tận thời điểm bắt đầu phiên Anh Quốc. Khoảng 7:00 thì áp lực giảm giá vẫn là không thể chối cãi, nhưng khi thời điểm mở cửa phiên Âu và Anh Quốc sắp tới (08:00 và 09:00), việc xu hướng giảm trong phiên Á có được duy trì trước những áp lực ngược hướng mạnh mẽ được hỗ trợ bởi khối lượng giao dịch lớn hay không vẫn là một dấu chấm hỏi.
Sóng hồi 2-3 là đợt tấn công đầu tiên của Phe Bò, nhưng ngay khi áp lực đuối sức cách phía trên vùng số tròn một chút, thị trường lại bán tháo thêm lần nữa (3-T). Cú xuyên thủng cạnh dưới vùng giá tại T lại là một cú phá vỡ loại tệ. Nó được xem là một cú phá vỡ mồi, nhưng chúng ta cũng có thể phân loại nó thành một bẫy phá vỡ giả (không tích lũy động lượng trước khi phá vỡ). Nó đã khiến cho Phe Gấu phải gặp nguy hiểm, ngay giờ mở cửa phiên Âu lúc 08:00. Phản ứng tăng giá T-4 là câu trả lời chuẩn sách giáo khoa cho các tình huống như vầy.
GHI CHÚ: Trước khi đáy 6 chạm lại đáy 2, chúng ta đã có thể vẽ đường biên dưới của chiếc hộp như trên hình. Bất kể khi nào có một Đỉnh hoặc Đáy giả xuất hiện (T), hãy đặt cạnh giới hạn của chiếc hộp tại mức giá trước khi có sự xuyên thủng Đáy hoặc Định giá đó. Tại các lần chạm bật tiếp theo, thị trường thường sẽ tôn trọng đáy hoặc đỉnh trước đó nhiều hơn (6 chạm trùng với 2 thay vì T). Một lý giải hợp lý theo phân tích kỹ thuật khi giá đã xuyên qua các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ để tạo ra Đảy hoặc Đỉnh giả, đồng nghĩa với việc nó đã xác nhận mức cản này là hợp lệ. Một ví dụ khác, bạn có thể thấy đỉnh của thanh giá 9 trùng với đỉnh của thanh giá 1 và đã bỏ qua đỉnh F.
(Một ví dụ khác nữa bạn có thể xem trong Hình 3.6 và tình huống 1-3-5) Mặc dù quy tắc trên có thể áp dụng được trong bất kỳ tình huống nào cần vẽ hộp, nhưng nó chỉ có thể thực sự phát huy tác dụng trong việc đánh dấu vùng giá quan trọng nhất khi hoạt động tích lũy động lượng bắt đầu hình thành. Dĩ nhiên, khi hành vi giá sau này bắt đầu nằm ngang với mức Đáy giả trước đó, sẽ không vấn đề gì nếu ta điều chỉnh lại các đường biên của chiếc hộp sao cho hợp lý.
NIL Khi đỉnh thanh giá 4 chạm lại đáy thanh giá 3, chúng ta có một cú chạm lại trần và giờ thì tuỳ thuộc vào Phe Gấu có thể tận dụng nó hay không. Giá đã có một chút dao động quanh vùng số tròn và một Đỉnh giả nhỏ được hình thành tại 5, sau đó Phe Bò đã phải rút lui, và không lâu sau đó nữa, giá đã tiếp tục quay đầu và chạm lại cạnh đáy chiếc hộp một lần nữa (6).
Ở giai đoạn này, chúng ta có thể tưởng tượng được rằng, Phe Gấu đang cảm thấy một chút thoả mãn với câu chuyện đang diễn ra. Họ không chỉ phòng thủ thành công đợt tấn công đầu tiên của Phe Bò vào giờ mở cửa phiên Âu (T-5), mà còn khiến cho giá quay trở lại vùng đáy thêm một lần nữa. Họ không hề biết rằng, đang có một con sóng ngầm chuẩn bị trỗi dậy.
Trớ trêu thay, mặc dù con sóng tăng mạnh mẽ 6-F đã đập vỡ hoàn toàn mọi hy vọng về việc thị trường sẽ giảm giá sâu hơn, nhưng nó lại kết thúc bằng một bẫy giá tăng kinh điển (F). Hãy để ý rằng, phản ứng giá F-8 gần như là một hình ảnh phản chiếu ngược của đoạn giá T-4 tại đường biên đối diện của chiếc hộp.
Khi đối mặt với một cú phá vỡ thất bại, phe tấn công cơ bản phải chọn một trong hai phương án: họ có thể rút lui hoàn toàn hay tấn công lại lần nữa. Bên cạnh áp lực chủ đạo của thị trường, một yếu tố đóng vai trò lớn trong tình huống này là cú phá vỡ đầu tiên có được tích lũy đủ động lượng hay không. Trong trường hợp cú phá vỡ thất bại mà không có sự tích lũy động lượng đi kèm, như bạn thấy tại T và F, khả năng cao là phe tấn công sẽ thực hiện thêm một lần nữa.
Có một thứ luôn làm bệ đỡ để cho giá hồi sức lại từ một cú phá vỡ giả là một mức hỗ trợ hoặc kháng cự bên trong vùng phạm vi giá. Trong trường hợp này, Phe Bò chẳng có lý do gì phải than phiền về bệ đỡ họ nhận được.
Khi đáy thanh giá 8 chạm lại vùng giằng co 4-7 (hỗ trợ kỹ thuật), nó trùng khớp với một cú chạm tại vùng số tròn và đường EMA 25; và quan trọng 78 THẤU HIỂU HÀNH VỊ GIA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH hơn, sóng kéo ngược này đã chạm lại mức hồi quy 50-60% của sóng 6-F.
Nếu chúng ta xét tới khối lượng giao dịch lớn của phiên Anh Quốc đổ vào | tại cùng thời điểm đó (8), chúng ta đang có tất cả các nguyên liệu cần có cho một đợt tấn công mạnh mẽ của Phe Bò vào đường biển trên của vùng phạm vi giá, tạo ra tiền đề cho một cú phá vỡ không lâu sau đó, Công bằng mà nói , tất cả những yếu tố này có thể kháng cự lại áp lực giảm giá của phiên Á trước đó, nhưng kết quả hiếm khi ngã ngủ trong giờ mở cửa phiên Anh Quốc. Để phân tích kỹ hơn sự thay đổi quan trọng nhất của thị trường, bạn hãy để ý mô hình chữ W kéo dài – và mô hình ba đáy bên trong nó (1-1); bản thân đây chính là một dấu hiệu quan trọng về đợt chuyển giao từ áp lực giảm giá sang tăng giá. Cùng với đó là tiến trình 3-F, một mô hình chữ W bên trong một mô hình chữ W lớn hơn. Và cuối cùng, nằm tại con sóng bên phải của mô hình này là một cú nén chặt với hai thanh giá, động lượng đang được tích lũy giữa đường EMA 25 và cạnh trên của chiếc hộp (8-9).
Bởi vì quá trình tích lũy động lượng trước khi phá vỡ chỉ bao gồm hai thanh giá, và có độ rộng không được chặt lắm, nên việc những nhà giao dịch thận trọng nhận xét hành động mua vào tại thanh 9 có phần quá đà là chính xác; thực sự, sẽ tốt hơn khi cú nén chặt này phẳng ra thêm một chút và kéo dài thêm một hay hai thanh giá nữa, tốt nhất là với biên độ ngày càng giảm dần. Mặc dù vậy, chúng ta biết rằng, giờ mở cửa phiên Anh Quốc thường sẽ đẩy mọi thứ đi nhanh hơn một chút.
Hình 3.9. Chúng ta hãy cùng đi qua một ví dụ cuối cùng về các nguyên tắc hành vi giá trên biểu đồ thực chiến trước khi đi sâu hơn vào các cơ chế hoàn thiện hơn của phương pháp giao dịch này.
Ban đầu, cạnh trên của chiếc hộp này đã được vẽ đi qua đỉnh 1 và 2. Điều đó sẽ biến đỉnh 3 thành một Đỉnh giả, hoặc một phá vỡ mồi tùy cách bạn gọi. Nhưng không lâu sau đó, đỉnh 3 bị chạm lại một lần nữa, và giá điều chỉnh từ đó, một mô hình hai đỉnh mới được hình thành (3-4), điều này cho phép ta thử nghiệm dịch chuyển cạnh trên của chiếc hộp sang vị trí mới như hình vẽ.
Với tất cả các thanh giá đóng cửa trên đường EMA 25, Phe Bò đã giữ cho hành vi giá di chuyển thuận lợi nhất có thể kể từ thời điểm mở cửa phiên Âu lúc 08:00, và áp lực đó còn trở nên mạnh mẽ hơn trước giờ mở cửa phiên Anh Quốc lúc 09:00. Nhiệm vụ của họ đã khá rõ ràng: đó là khiến giá tăng mạnh và vượt lên trên vùng số tròn. Hãy cùng xem xét họ làm việc đó như thế nào.
Tiếp nối mô hình hai đỉnh 3-4, thanh giá 5 đã giảm nhẹ xuống dưới đường EMA 25 nhưng đã đóng cửa trở lại phía trên, đây là một chút dấu hiệu của áp lực tăng giá. Nó cũng đánh dấu một đáy cao hơn ở phía trong chiếc hộp.
Từ vùng nền giá nhỏ là thanh giá 6, Phe Bò đã phá vỡ được cạnh trên chiếc hộp bằng một thanh giá sức mạnh (T). Những cú phá vỡ mồi này đôi lúc lại rất khó chịu. Một mặt chúng thiếu đi sự tích lũy động lượng, nhưng chúng lại không hề kém hấp dẫn, điều này có thể khiến nhiều nhà giao dịch phá vỡ bối rối không biết nên giao dịch hay bỏ qua. Từ góc nhìn của chúng ta, những đợt xuyên thủng do phá vỡ mồi tốt nhất nên được coi là phá vỡ sớm, nhưng chúng ta không nên bỏ qua hành vi giá tiếp sau chúng.
Trước đó, chúng ta đã bàn qua tầm quan trọng của một thanh giá sức mạnh và ý nghĩa mạnh mẽ của nó khi bị phá vỡ; một thanh giá cũng thú vị không kém đó là người anh em của thanh giá sức mạnh, gọi là Thanh Nằm trong (Inside bar). Về định nghĩa, Thanh giá Nằm trong là thanh giá không vượt qua cả đỉnh và đáy của thanh giá liền trước nó. Vậy thì, một Thanh giá Nằm trong cũng có thể có chiều dài đáng kể nếu thanh giá trước nó quá lớn, nhưng nhìn chung, chúng khá nhỏ và do đó, khá dễ nhận ra trên biểu đồ.
Giống như cú phá vỡ khỏi thanh giá sức mạnh, một cú phá vỡ khỏi Thanh giá Nằm trong cũng có thể gây tác động lớn đến hành vi giá. Đặc biệt, khi thanh giá này nằm tại một vị trí quan trọng, cú phá vỡ của nó có khả năng thúc đẩy một vài nhà giao dịch vào hoặc thoát khỏi vị thế của họ. Với suy nghĩ này, chúng ta có thể coi nó như là một sự tích lũy động lượng chỉ gồm một thanh giá.
Mặc dù phần lớn các thanh giá trong biểu đồ này đều có chiều dài trung bình, tuy nhiên vẫn có một vài Thanh giá Nằm trong thú vị mà bạn cần chỉ ý. Đầu tiên, thanh giá 6 là điểm khởi đầu cho một cú phá vỡ với thanh giá sức mạnh tại T; tiếp theo là thanh giá 7, kể từ thanh giá này, thị trường đã phản ứng bằng một sóng kéo ngược về vùng hỗ trợ. Cuối cùng là thanh, gla 9 trở thành khởi đầu cho sự đảo chiều của con sóng kéo ngược tại đỉnh của vùng giá vừa bị phá vỡ.
Thanh giá 9 thực sự là một thanh giá thú vị. Nó nằm kế bên thanh giá 8, vốn cũng là một thanh giá mang ý nghĩa quan trọng của riêng nó: có thể gọi đáy của thanh giá 8 là một cú chạm bộ tam (người dịch: được hỗ trợ bởi ba yếu tố cùng lúc). Đây là một cú chạm cùng lúc vào đường EMA 25, vùng số tròn và một kháng cự vừa bị phá vỡ. Bởi đáy của thanh giá 8 chạm lại đỉnh của thanh giá 6, cú chạm kỹ thuật này cũng là một cú chạm lại trần.
Trong một biểu đồ mang áp lực tăng giá, một cú chạm bộ tam mang trong nó sức mạnh hỗ trợ gấp ba lần, và có rất nhiều nhà giao dịch thuộc Phe Bò sẽ mua ngay khi thấy nó. Trong một biểu đồ mang thiên hướng giảm giá, một cú chạm bộ tam rất có thể là khởi đầu cho một đợt bán khống. Tuy nhiên, chính yếu tố cú chạm kỹ thuật là thứ tạo ra cú bật nảy của cú chạm bộ tam này, chứ không phải vì đường EMA 25 hay vùng số tròn (nguyên tắc hỗ trợ và kháng cự). Đây là lý do giá thường không thể bật nảy một cách mạnh mẽ với một cú chạm bộ nhị yếu ớt (đường EMA 25 và vùng số tròn), mà tại đó thiếu đi mất cú chạm kỹ thuật. Một cú chạm bộ nhị bao gồm đường EMA 25 và một cú chạm lại trần có thể sẽ mạnh mẽ hơn nếu nó bao hàm yếu tố chạm kỹ thuật trong đó (bộ nhị mạnh). Nhưng các cú chạm bộ tam chắc chắn là những thiết lập tạo ra được cú bật nảy mạnh mẽ nhất. Bạn có thể xem lại một cú chạm bộ tam tuyệt hảo xuất hiện trong biểu đồ liền trước (Hình 3.8: cú chạm bộ tam xuất hiện khi đáy của thanh giá 8 chạm đường EMA 25, vùng số tròn và cũng là một lần chạm lại kỹ thuật tại định của đoạn giằng co 4-7).
Nếu không có vùng số tròn nào nằm lân cận, mà thay vào đó là mức hồi quy 50 – 60% của con sóng trước đó, thì đó cũng là một cú chạm bộ tam (chỉ cần nó trùng với một lần chạm lại đường EMA 25 và cũng là một cú chạm lại kỹ thuật). Chúng ta sẽ cùng nhau đi qua rất nhiều ví dụ khác trong các trang sách và chương tiếp theo.
Bạn cũng có thể xét hai thanh giá doji nhỏ tại 10 như là Thanh giá Nằm trong. Mặc dù Thanh giá doji thứ hai về cơ bản là một Thanh giá Nằm trong đối với thanh giá đầu tiên, nhưng cả hai đều là Thanh giá Nằm trong của thanh giá sức mạnh lớn nằm bên trái (thực ra chúng hơi vượt ra ngoài một chút, nhưng điều đó không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của cụm giá). Và dĩ nhiên, nếu một trong hai đã tạo ra được áp lực giá, thì cả hai sẽ tạo ra áp lực giá mạnh mẽ hơn. Cú phá vỡ xuống dưới thanh giá doji thứ hai là một cơ hội vào lệnh lướt sóng ngược xu hướng phổ biến để kiếm vài pic lợi nhuận trên đường giảm xuống vùng hỗ trợ (10-11).
Mặc dù biểu đồ này không hề tồn tại xu hướng rõ ràng, nhưng cũng khá dễ để chúng ta xác định được phe nào đang áp đảo. Từ 07:00 trở đi, hành vi giá chỉ liên tục tạo ra các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn, một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Phe Bò đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro vốn của họ tại các mức giá cao hơn. Điều này không chỉ gợi ý rằng, chúng ta nên giao dịch thuận theo nó, mà cũng có nghĩa là, chúng ta nên thực sự cẩn trọng nếu muốn giao dịch theo hướng ngược lại (tốt nhất là nên tránh xa).
Ngoài ra, hãy để ý thêm rằng, Phe Bò đã hai lần tận dụng các con sóng kéo ngược về đường biên trên của chiếc hộp, cùng với đường EMA 25 đang dốc lên, để vào lệnh mua.
Ví dụ này đã kết thúc những phần bàn luận của chúng ta về các nguyên tắc cơ bản của hành vi giá. Xuyên suốt các chương sách tiếp theo, chúng ta sẽ còn gặp lại chúng, bởi vì không có một biểu đồ nào mà không có những khối kiến thức nền tảng này. Nhiệm vụ của chúng ta hiện giờ là tìm cách đưa những nguyên tắc này vào một phương pháp giao dịch thực chiến.
[maxbutton id=”6″ ]