Các nguyên tắc nền tảng của hành vi giá chính là những nguyên liệu cơ bản để hình thành một phương pháp giao dịch mang lại lợi thế.
Mặc dù các biến thể của chúng cũng như cách chúng được áp dụng trong một kế hoạch giao dịch là vô hạn, nhưng tất cả đều khởi nguồn từ những khái niệm nền tảng và chúng sẽ xuất hiện lặp đi lặp lại trên bất kỳ biểu đồ kỹ thuật nào. Bộ khái niệm này bao gồm:
- Áp lực kép.
- Hỗ trợ và kháng cự.
- Phá vỡ giả, Phá vỡ mồi và phá vỡ thực.
- Đỉnh giả và Đáy giả
- Sự đảo chiều con sóng kéo ngược
- Cú chạm lại trần giá
- Hiệu ứng vùng số tròn
Hình 2.1 là một lược đồ thể hiện các nguyên tắc cơ bản trong chuyển động giá; nếu được biểu diễn dưới dạng các thanh giá thông thường, rất có thể nó sẽ là biểu đồ khung 5 phút điển hình của cặp EUR/USD trong một vùng phạm vi 50 pip của một phiên giao dịch – hoặc bất kỳ biểu đồ giá nào khác.
Thay vì phân tích ngay các biểu đồ này, chúng ta hãy cùng thiết lập một nền tảng vững chắc cho tất cả các nghiên cứu sâu hơn bằng cách khám phá lần lượt 7 nguyên tắc theo góc nhìn lý thuyết trước tiên.

Hình 2.1. Lược đồ của các nguyên tắc cơ bản trong hành vi giá.
ÁP LỰC KÉP
Không một nhà giao dịch nào có thể tự mình tạo ra những chuyển động thị trường theo hướng mình muốn, mà tất cả đều phụ thuộc vào hành động và phản ứng của các nhà giao dịch khác trên thị trường. Liệu chúng ta chỉ là những con rối treo bên dưới bộ dây điều khiển của thị trường? Không hề. Nhưng chúng ta cần chơi trò chơi này một cách thông minh. Trước khi chấp nhận rủi ro vốn cho bất kỳ ý tưởng giao dịch nào, chúng ta cần cân nhắc một điều kiện quan trọng: để giá có thể tiếp diễn xu hướng một cách rõ ràng, chúng ta cần sự trợ giúp từ cả hai phe trên thị trường. Nếu nhắm đến việc mua lên, chỉ nhờ vào Phe Bò (phe mua vào) thôi là chưa đủ. Chúng ta cần một số lượng người thuộc Phe Gấu (phe bán khống) đóng các vị thế bán khống để thoát khỏi chính thị trường đang tăng giá mà chúng ta đang CÓ ý định mua. Càng nhiều người bị buộc phải mua lại để bù đắp các vị thế bán khống của họ, khả năng giao dịch của chúng ta chạm được đến mục tiêu giá trước khi tình thế thay đổi càng cao hơn.
Khi cả Phe Bò và Phe Gấu tạo áp lực đồng thời lên một phía của thị trường – không cần thiết phải cùng mức độ – chúng ta sẽ có một tình huống được gọi là áp lực kép (double-pressure). Nếu chỉ xem xét các chuyển động ngẫu nhiên này trên một biểu đồ thì sự bất cân xứng giữa cung và cầu này chẳng hề đặc biệt chút nào, và cũng hợp lý khi khẳng định rằng chúng sẽ sớm triệt tiêu lẫn nhau thay vì chuyển hoá thành một xu hướng mạnh mẽ.
Tuy nhiên, trong các điều kiện nhất định thì áp lực kép có thể bắt đầu trỗi dậy, và khi đó bánh xe của thị trường có thể bắt đầu lăn bánh. Nếu thấy giá bắt đầu di chuyển theo một hướng mạnh mẽ hơn hướng còn lại, chúng ta có thể coi nó là sự tiếp diễn (follow-through).
Thay vì phản ứng khi tín hiệu này xuất hiện, một cách tốt hơn để tận dụng sự tiếp diễn là phát hiện trước điểm khởi đầu của nó để vào một vị thế giao dịch ở giai đoạn sớm. Điều này có nghĩa là chúng không hề xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Thực tế, chúng ta có thể khẳng định rằng, trong kỳ phiên giao dịch nào của bất kỳ thị trường nào, sớm hay muộn thì hành vi giá cũng sẽ tích tụ đến một điểm bùng nổ, mà kể từ đó, áp lực sẽ thoát ra theo kiểu nhân đôi như vậy. Phát hiện các điểm khởi đầu này trên biểu đồ – lằn ranh giữa quyết định giao dịch hay đứng ngoài – chính là mục tiêu của phương pháp giao dịch phá vỡ.
Trong khi phần lớn các nhà giao dịch sẽ nhận ra được giá trị của khái niệm áp lực kép, rất nhiều người lại không thừa nhận lợi thế của việc giao dịch phá vỡ. Nhiều người thậm chí còn lập luận rằng, trong các thị trường biên độ hẹp như ngày nay, tỷ lệ thất bại của một cú phá vỡ bình thường (của bất kỳ thể loại nào) cao đến mức phương pháp “từng được đề cao” này hiện giờ là một lựa chọn tối, ít nhất là như vậy. Tất nhiên, những lời chỉ trích này không hẳn là sai. Rất nhiều cú phá vỡ thực sự đã không thể tiếp diễn được.
Nhưng nếu học được cách phân biệt giữa các dạng phá vỡ có xác suất cao và thấp, thì chúng ta không cần phải quá bi quan về việc giao dịch phá vỡ mà hoàn toàn ngược lại. Trong những chương tiếp theo, chúng ta sẽ thấy hàng trăm ví dụ về những cú phá vỡ Có xác suất cao mà chúng ta hoàn toàn có thể giao dịch được.
Nhưng trong tất cả các trường hợp thì bối cảnh thị trường vẫn là yếu tố tiên quyết. Thậm chí, một cú phá vỡ đồng thuận với áp lực chủ đạo cũng có rủi ro thất bại cao nếu nó được đặt trong một bối cảnh kỹ thuật tệ hại. Một quan trọng hơn sự xuất hiện của một cú phá vỡ là cách mà cú phá vỡ đó được hình thành. Nói chung, những cơ hội giao dịch tốt nhất luôn được bắt nguồn từ một đợt giằng co xuất hiện rõ ràng trước khi phá vỡ – một số lượng các thanh giá có chiều dài hẹp di chuyển lên xuống mà tại đó Phe Bò và Phe Gấu đang tranh giành quyền kiểm soát thị trường. Các đợt giằng co này có thể được hình thành theo một số cách khác nhau, nhưng chúng ta chỉ cần một vài thanh giá là đã có thể xác định được điểm khởi nguồn đẹp nhất trên biểu đồ, từ đó dẫn tới một cú phá vỡ mạnh mẽ. Chúng ta có thể xem tiến trình giằng co này là quá trình tích lũy động lượng (buildup) hay áp lực trước phá vỡ (pre-breakout tension).
Hình 2.2 minh họa một quá trình tích lũy động lượng ngẫu nhiên nhưng phổ biến, thường diễn ra trước một cú phá vỡ. Trong một biểu đồ bình thường, các tiến trình đi ngang này có thể khác hình minh hoạ một chút, nhưng các yếu tố cơ bản của một sự tích lũy động lượng thì chưa bao giờ quá khó để phát hiện ra: giá liên tục áp sát và bật nảy khỏi một ngưỡng quan trọng, cho đến khi một trong hai phe phòng thủ hoặc tấn công phải đầu hàng.

Hình 2.2. Áp lực kép xuất hiện sau quá trình tích lũy động lượng (buildup)
Mặc dù mỗi đợt tích lũy đều tồn tại cả Phe Bò và Phe Gấu, nhưng trong phần lớn các trường hợp thì chỉ có một phe chiến thắng. Đây là phe cứng cáp nhất, là phe đứng ra củng cố áp lực trước phá vỡ và chiếm lợi thế lớn hơn. Tuy nhiên, những tín hiệu của phe “không gây ra hành động phá vỡ cũng có thể cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin rất đáng chú ý và có thể CÓ ích trong việc tính toán thời điểm xảy ra cú phá vỡ.
Để mở một vị thế giao dịch, chúng ta cần một sự phá vỡ khỏi một thanh giá cụ thể trong tiến trình tích lũy động lượng, nhưng nó chưa bao giờ là yếu tố duy nhất, luôn luôn có nhiều khía cạnh khác cần phải xét đến. Để đánh giá bất kỳ tình huống nào theo đúng bản chất của nó, chúng ta cần một nền tảng vững chắc về các nguyên tắc của hành vi giá.
HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ
Trong Phân tích Kỹ thuật thông thường, khái niệm hỗ trợ và kháng cự Ý là cội nguồn cho tất cả. Ý tưởng cơ bản đằng sau là: những vùng mà giá đã chạm bật trước đó có thể sẽ được giữ vững khi giá chạm lại sau này, nhưng sẽ bị phá vỡ vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Chúng ta không cần quá nhiều kinh nghiệm trong phân tích biểu đồ mới thấy được giá trị của khái niệm này.
Một hiệu ứng đi kèm thú vị của hỗ trợ và kháng cự là khi những bức tường này bị vượt qua, chức năng trước đó của chúng không nhất thiết phải mất đi. Một khi bị phá vỡ, những mức giá này thường đảo ngược vai trò ban đầu của chúng, có nghĩa là hỗ trợ trước đó có thể trở thành kháng cự trong hiện tại khi được chạm lại từ bên dưới, và kháng cự một khi bị phá vỡ lên trên, có thể đóng vai trò hỗ trợ khi được chạm lại từ phía trên. Đây cũng là một hiện tượng kỹ thuật dễ quan sát và không khó để chỉ ra vô số những chiến lược đã được xây dựng chỉ để khai thác khái niệm này.
Mặc dù vai trò của hỗ trợ và kháng cự trong hành vi giá là không thể phủ nhận, tuy nhiên, tốt nhất là chúng ta nên giữ một cái nhìn trung lập với tất cả những mô hình tạo đỉnh và đáy, và sử dụng chúng chủ yếu như là một nguồn thông tin tham khảo. Đặc biệt, những nhà giao dịch mới không nên áp dụng chiến lược giao dịch ngược xu hướng mạo hiểm: bán khống tại các đỉnh trước đó và mua vào tại các đáy trước đó với kỳ vọng các mức này sẽ được giữ vững; và cũng không nên mua vào một cách mù quáng khi giá tạo đỉnh mới hoặc bán khống khi giá tạo đáy mới với hy vọng những cú phá vỡ này sẽ tìm được sự tiếp diễn.
Thay vì hành động ngay tại các hỗ trợ và kháng cự, bất kể là kỳ vọng một cú phá vỡ hay một cú bật nảy, đầu tiên chúng ta cần phải quan sát hành vi của thị trường quanh các mức này, rồi từ đó mới đưa ra quyết định. Ví dụ, một cú phá vỡ lên phía trên đỉnh cũ có thể có giá trị nhiều hơn khi giá tích lũy động lượng (buildup) ngay bên dưới nó. Lợi thế sẽ giảm đi nhiều khi giá vượt lên từ các mức thấp hơn và rồi tăng tốc để vượt qua đỉnh củ mà không tích lũy động lượng – những loại phá vỡ này thường sẽ mất đà và đảo chiều nhanh chóng. Sau này, chúng ta sẽ nhận ra rằng, có rất nhiều trường phải trên thị trường với “trò chơi” ưa thích không phải là giao dịch thuận theo mà là ngược lại với những cú phá vỡ, đặc biệt những cú phá có bối cảnh không tốt.
Các mức hỗ trợ và kháng cự có thể có nhiều công dụng, nhưng giá trị lớn nhất của chúng là cung cấp cho chúng ta ý tưởng về phe đang thắng thế trên biểu đồ. Đây là thông tin giá trị; nó không chỉ giúp chúng ta đi theo đúng xu hướng mà còn cho chúng ta biết nên tránh giao dịch theo phe nào, bởi chúng ta không nên giao dịch ngược hướng với phe đang thắng thế.
Một cách rất hiệu quả để xác định phe thắng thế đơn giản là dựa trên độ dốc của xu hướng thị trường. Khi thị trường được kiểm soát bởi Phe Bò, thậm chí không cần quá áp đảo, giá sẽ tạo ra các đỉnh mới, và các đợt điều chỉnh giảm sẽ gặp khó khăn trong việc vượt xuống dưới các đáy cũ. Và ngay cả khi giá bắt đầu chững lại, Phe Bò về cơ bản là vẫn đang kiểm soát, miễn là họ có thể tiếp tục giữ cho thị trường di chuyển ở các mức cao hơn hoặc bằng với một đáy quan trọng trước đó.
Chắc chắn rằng tại một thời điểm nào đó, phe thắng thế sẽ hết năng lượng, khiến cho họ không còn khả năng hồi phục sau một đợt tấn công của phe đối địch. Đây có thể là dấu hiệu của một đợt chuyển giao quyền lực sắp tới. Nhưng sự thắng thế trước đó càng áp đảo, thị trường càng ít có khả năng đảo chiều sau lần cố gắng đảo chiều đầu tiên.

Hình 2.3. Thị trường cần thời gian để đảo chiều. Công bằng mà nói, cú phá vỡ tại điểm c mang lại xác suất giảm giá tốt hơn là củ phá vỡ tại điểm a
So sánh hai tình huống trong Hình 2.3. Cho tới điểm b thì cả hai biểu đồ là giống nhau hoàn toàn. Đợt tấn công thất bại của Phe Gấu tại điểm a cho ta thấy sự nguy hiểm của việc giao dịch với một cú phá vỡ được thiết lập ngược lại với áp lực chủ đạo. Vì cú phá vỡ này diễn ra sau một tiến trình tạo đỉnh “điển hình” (mô hình hai đỉnh với một đỉnh thấp hơn), Phe Gấu nôn nóng có thể đã tin rằng, một sự đảo chiều đang đến. Nhưng thực ra họ chỉ đang giao dịch ngược với xu hướng tăng giá chủ đạo, vốn chỉ đang yếu đi trong động lượng mà thôi.
Cú phá vỡ xuống tại điểm c trong Tình huống 2 đã có khả năng tiếp diễn cao hơn. Lợi thế của cú phá vỡ này được thể hiện trong chuyển động giá từ b đến c, nó cho thấy Phe Bò đã thất bại trong việc đảo ngược lại cú phá vỡ của Phe Gấu tại a, điều này sẽ kích thích Phe Gấu chọn bán khống và Phe Bò chọn đóng lệnh mua (áp lực kép). Và một điều không kém quan trọng là phe giao dịch đối lập (contrarians)’ cũng không muốn giao dịch ngược lại với cú phá vỡ này.
Dĩ nhiên, tùy thuộc vào bối cảnh thị trường lớn và các yếu tố mà chúng ta dựa vào để đánh giá, cả cú phá vỡ tại a và c đều có thể kém lợi thế như nhau, hay thậm chí cú phá vỡ tại a cũng có thể giao dịch được. Nhưng khi So sánh hai tình huống với nhau, thì việc giao dịch với cú phá vỡ tại điểm ở rõ ràng là tốt hơn, đơn giản vì lúc đó, chúng ta có nhiều thông tin ủng hộ đà giảm hơn.
Xác định đúng áp lực đang thắng thế là yếu tố quan trọng kỳ phương pháp giao dịch phá vỡ nào. Đặc biệt, các nhà giao dịch tập sự nên chọn giao dịch thuận theo áp lực này, hoặc vào vị thế từ một vùng giá nền trung lập mà cú phá vỡ tại đó có khả năng tạo ra một áp lực chủ đạo mới; nhưng tốt nhất là đừng nên chống lại bất kỳ phe thắng thế nào đang tồn tại.
Tôi không có ý nói rằng giao dịch ngược với áp lực chủ đạo là một phương pháp tệ. Nhưng trước khi lựa chọn cách tiếp cận ngược xu hướng đầy mạo hiểm, tốt nhất bạn nên học cách giao dịch tự tin và có lợi nhuận với việc đi thuận theo áp lực chủ đạo trước tiên.
Mặc dù vậy, các phương pháp giao dịch ngược xu hướng thật sự xứng đáng để chúng ta quan tâm, vì độ mạnh của áp lực ngược xu hướng đóng vai trò quan trọng trong sự thất bại hay thành công của một cú phá vỡ.
Chúng ta càng thấu hiểu tâm lý của các nhà giao dịch đối lập thì càng dễ dàng nhận ra những cú phá vỡ xác suất thấp. Tất cả sẽ được bàn đến trong các phần tiếp theo của quyển sách. Một vài kỹ thuật giao dịch ngược hướng phá vỡ thậm chí có thể trở thành phương pháp ưa thích của bạn, và đem lại lợi thế cho chúng ta trong sự nghiệp giao dịch sau này.
PHÁ VỠ GIẢ, PHÁ VỠ MỒI VÀ PHÁ VỠ THỰC
Ngay cả khi thiết lập giao dịch của chúng ta thuận với áp lực chiếm ưu thế hiện tại, cú phá vỡ vẫn có thể xảy ra theo 3 trường hợp: rất tệ, tệ hoặc tốt. Trước khi bàn về những điểm khác biệt, cho phép tôi một lần nữa nhấn mạnh rằng: cũng như giao dịch phá vỡ là một cách tiếp cận ưa thích của nhiều người tham gia thị trường, phương pháp giao dịch đối lập cũng phổ biến không kém, chứa đựng bên trong nó chính là lối tư duy đi ngược lại đám đông: những nhà giao dịch này tự hào về việc đi ngược lại dòng chảy thị trường.
Ban đầu việc này trông có vẻ khá kỳ dị, trong tất cả những phương pháp giao dịch ngược xu hướng, tại sao họ lại chọn giao dịch ngược với một cú phá vỡ và chịu rủi ro bị cuốn trôi bởi một làn sóng đám đông tạo nên áp lực kép? Câu trả lời không quá khó đoán: các nhà giao dịch đối lập kỳ vọng cú phá vỡ sẽ thất bại.
Các kỹ thuật giao dịch ngược xu hướng chắc chắn không dành cho tất cả mọi người, vì những mối nguy của chúng là dễ thấy. Tuy nhiên, có nhiều “trường phái” đã rèn luyện nghệ thuật giao dịch ngược xu hướng đến mức hoàn hảo. Đó là công việc duy nhất họ làm trong suốt một ngày dài. Và những cú phá vỡ thất bại không phải là cơ hội duy nhất để họ “trổ tài”, mà họ còn sẵn sàng bán thống trong một sóng tăng hay mua vào trong một sóng giảm, miễn là phù hợp.
Với những kẻ thù mạnh luôn rình rập xung quanh, chúng ta không thể chỉ tập trung vào khía cạnh tươi sáng từ các ý tưởng giao dịch của chúng ta – mà nên lưu tâm thêm những khả năng ngược lại. Nhưng cũng đừng quên rằng, những nhà giao dịch đối lập cũng cần đánh giá khả năng thắng của họ trước khi giao dịch ngược chiều với một cú phá vỡ, bởi không có tay chơi nào có thể dễ dàng kiếm lợi nhuận mà không bị thị trường thử thách. Như chúng ta có thể thấy, nhà giao dịch phá vỡ và nhà giao dịch đối lập có thể có những quan điểm trái ngược nhau, nhưng nhiệm vụ của họ về cơ bản là giống nhau: xác định bản chất của cú phá vỡ.
Nếu một cú phá vỡ không được xây dựng một cách hợp lý, khả năng là nó sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục đám đông các nhà giao dịch phá vỡ rằng cú phá vỡ này là thực. Nhiều khi, sự thiếu đồng thuận xảy ra và chính thanh giá dẫn đến cú phá vỡ lại đảo chiều – một khoảnh khắc đau đớn dành cho tất cả những nhà giao dịch đã vào vị thế lúc đó. Nhiều lần khác, chúng ta lại thấy giá tiếp diễn được một chút, rồi mất động lực và đảo chiều ngay sau đó. Bất kể là câu chuyện diễn ra như thế nào, một cú phá vỡ được thiết lập tệ có khả năng thất bại khá cao, đơn giản vì nhiều nhà giao dịch phá vỡ sẽ nhận thấy xác suất là không đủ tốt để giao dịch với kỳ vọng xu hướng tiếp diễn. Cùng lúc đó, rất nhiều nhà giao dịch đối lập sẽ tham gia giao dịch dựa trên các tín hiệu phá vỡ giả.
Thêm nữa, khi đối diện với một cú phá vỡ không chắc chắn, những người đã có vị thế thuận với nó trước đó, ở bất kỳ mức giá nào, đều có thể đóng các vị thế đang nắm giữ để duy trì sự an toàn, từ đó làm tăng áp lực ngược hướng phá vỡ – dẫn đến khả năng thất bại của cú phá vỡ. Dĩ nhiên không phải cú phá vỡ tệ nào cũng đem về lợi nhuận cho các nhà giao dịch đối lập, nhưng chúng ta vẫn luôn dễ dàng tìm thấy một cú phá vỡ giả nguy hiểm trên bất kỳ biểu đồ giá nào.
Trước khi đánh giá những cú phá vỡ thuận lợi, có lẽ chúng ta nên điểm qua một vài tình huống phá vỡ cần tránh. Có hai dạng phá vỡ nguy hiểm cần lưu tâm. Dạng dễ thấy nhất là phá vỡ giả dạng thứ hai ít nhưng vẫn cần tránh, là phá vỡ mồi. Hãy nhớ rằng, kết cục của những cú phá vỡ không phải là thứ quyết định cái tên của chúng, yếu tố quyết định chính là cách mà những cú phá vỡ này được tạo nên. Nói cách khác, khả năng một cú phá vỡ hoàn hảo không thể tiếp diễn, trong khi một cú phá vỡ tệ hại lại có thể cất cánh và không bao giờ đảo chiều về điểm phá vỡ là hoàn toàn có thể xảy ra. Về mặt xác suất thì kết quả cuối cùng sẽ khiến bạn bất ngờ hơn bạn tưởng.
Quyết định có nên mở vị thế tại một cú phá vỡ hay không phụ thuộc vào những phẩm chất về mặt kỹ thuật của nó có hỗ trợ khả năng tiếp diễn hay không. Có ít nhất ba yếu tố cần được đánh giá trong tất cả các trường hợp: (a) cú phá vỡ thuận hay ngược với áp lực chủ đạo; (b) thị trường đang đi ngang hay có xu hướng (c) có những chướng ngại vật nào nằm trên hay nằm dưới có khả năng ngăn chặn một đợt tăng hay giảm giá không.
Mặc dù đây là những điều kiện cơ bản sẽ quyết định liệu bối cảnh có thuận lợi cho cú phá vỡ hay không chúng ta sẽ bàn chi tiết hơn trong quyển sách này), nhưng bản thân chúng không hề đảm bảo cho các giao dịch của chúng ta. Một yếu tố quan trọng hơn đó là hành vi của thị trường ngay trước sự kiện phá vỡ. Nếu chúng ta không tìm thấy bất cứ hành động tích lũy động lượng nào, tốt nhất nên đứng ngoài.
Xét 3 trường hợp trong Hình 2.4. Tất cả các yếu tố khác là như nhau và giả dụ, các lệnh bán khống tại e là hợp lý về mặt kỹ thuật khi xét đến áp lực chủ đạo, các trường hợp này mô tả rất rõ nguyên lý của phá vỡ giả, phá vỡ mồi và phá vỡ thực, theo thứ tự.

Hình 2.4. Sự khác biệt trong quá trình tích lũy động lượng trước cú phá vỡ không chỉ ảnh hưởng đến xác suất của sự tiếp diễn mà còn đến mức dừng lỗ bảo vệ cho tài khoản.
Trước đó, chúng ta đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của quá trình tích lũy động lượng và vai trò quyết định của nó trong sự thành công hay thất bại của một cú phá vỡ. Không khó để hiểu được giả thuyết đằng sau nguyên tắc này: nếu sự phòng thủ trước khi bị phá vỡ càng quyết liệt, thì chiến thắng cuối cùng sẽ càng thuyết phục. Nhưng còn có một nguyên nhân giải thích vì sao sự vắng mặt của quá trình tích lũy động lượng thường sẽ làm giảm khả năng tiếp diễn của một cú phá vỡ. Đó chính là vị trí đặt dừng lỗ.
Mức dừng lỗ luôn đóng vai trò quan trọng trong một giao dịch. Bạn không thể tham gia thị trường mà không biết khi nào nên thoát ra trong trường hợp giá không thể tiếp diễn. Trong tất cả các trường hợp, luôn có một vị trí mà khi giá vượt qua nó thì một giao dịch không còn hợp lệ nữa và cần phải được đóng lại. Dĩ nhiên là không có quy luật bất di bất dịch nào về vấn đề này, và tất cả sẽ phụ thuộc vào đặc tính của từng chiến lược cũng như cảm quan của nhà giao dịch về tình huống trước mắt. Nhưng chúng ta hãy thử bàn luận một chút về vấn đề điểm vào lệnh/điểm thoát lệnh bằng một kỹ thuật rất phổ biến và cũng khá hợp lý: giả sử bạn đang thực hiện một vị thế bán khống, bạn có thể đặt dừng lỗ ở đâu đó phía trên đỉnh gần nhất và rõ ràng nhất xuất hiện trước điểm vào lệnh.
Nếu áp dụng kỹ thuật này vào ba tình huống trong Hình 2.4, chúng ta sẽ dễ dàng nhìn thấy sự khác biệt. Tất cả các điểm vào lệnh được chọn tại điểm e, nhưng các mức dừng lỗ sẽ dao động từ rộng đến chặt.
Mặc dù không phủ nhận lợi thế của của một điểm dừng lỗ “rộng”, nhưng chúng ta có thể đánh giá một cách tổng quan như sau:
mức dừng lỗ càng rộng để có được sự hợp lý về mặt kỹ thuật, thì cú phá vỡ sẽ trở nên càng kém hấp dẫn hơn theo góc nhìn tiếp diễn, trong khi lại hấp dẫn hơn trong con mắt của những nhà giao dịch đối lập. (Tình huống 1).
Để dễ hiểu hơn, chúng ta hãy cùng phân tích kịch bản phá vỡ mồi trong Tình huống 2. Trong tình huống này, Phe Gấu Có vẻ như đã có một điểm vào lệnh và dừng lỗ tốt hơn. Nhưng giai đoạn tích lũy động lượng vẫn chưa đủ tốt vì nó không thực sự diễn ra tại đường biên dưới của vùng phạm vi giá; mức dừng lỗ cũng nằm cách điểm vào lệnh một khoảng khá xa. Dạng phá vỡ này có khả năng sẽ thu hút nhiều nhà giao dịch thuộc Phe Gấu hơn tình huống bên trái, nhưng nó vẫn là một cơ hội giao dịch khá hấp dẫn dành cho các nhà giao dịch đối lập.
Nói chung, những cú phá vỡ thuộc dạng phá vỡ mồi (chúng ta sẽ thấy dạng này rất nhiều) thực sự có khả năng tiếp diễn khá tốt, nhưng chúng có thể sẽ không làm vậy ngay lập tức, nên chúng mới có cái tên “phá vỡ mồi”.
Như trong Tình huống 2, phản ứng thường thấy của thị trường là phải ngăn chặn cú phá vỡ bằng cách cố gắng đảo ngược nó, nhưng khi giá di chuyển ngược vào trong vùng phạm vi giá, nó có thể chạm phải đáy của bất kỳ vùng tích lũy động lượng nào đó nằm ngay bên trên. Việc bị đè xuống bởi một vùng kháng cự (trước đó là hỗ trợ) như vậy có thể khiến cho giá giảm xuống thêm một lần nữa và thậm chí phá vỡ thành công đường biên dưới của vùng phạm vì giá trong lần cố gắng thứ hai.
Tất cả những kịch bản này có thể diễn biến theo nhiều cách và trong một vài tình huống, lệnh dừng lỗ có thể sẽ được kích hoạt, trong vài tình huống khác thì nó vẫn tồn tại. Điều mà tôi muốn nói đến ở đây là các cú phá vỡ mồi, mặc dù đã tốt hơn nhiều so với các cú phá vỡ tệ hại nhưng nó vẫn đem lại rủi ro lớn cho bất kỳ ai giao dịch với một mức dừng lỗ chặt. Việc sử dụng khoảng dừng lỗ chặt sẽ là một lợi thế chính trong phương pháp của chúng ta (sẽ bàn đến trong Chương 5), nên chúng ta phải cố gắng tìm ra những cú phá vỡ có chất lượng cao nhất để giao dịch.
Kịch bản hoàn hảo để giao dịch với các tín hiệu phá vỡ xuất hiện trong Tình huống 3.
Chúng ta có thể thấy những đặc tính thực sự của một cú phá vỡ chất lượng cao. Cú phá vỡ này không chỉ khởi đầu với một trận chiến của Phe Bò và Phe Gấu ngay tại đường biên, với chiến thắng cuối cùng thuộc về Phe Gấu, mà một nhà giao dịch phá vỡ còn có thể đặt dừng lỗ một cách chặt chẽ bên trên vùng tích lũy động lượng. Cú phá vỡ vẫn có thể thất bại sau đó, nhưng về mặt kỹ thuật thì đây vẫn là bối cảnh thuận lợi nhất.
Một lợi thế khác đó là nguyên tắc hỗ trợ và kháng cự có thể phát huy tác dụng trong trường hợp này. Nếu tại một thời điểm nào đó, giá tăng ngược lên trên để thách thức mức cản bị phá vỡ (đây là một hành vi thông thường của giá). Đường biên bây giờ vừa là cạnh đáy của vùng phạm vi giá mới bị phá vỡ, vừa là cạnh đáy của vùng tích lũy động lượng gần nhất khiến cho nó có tiềm năng ngăn chặn phe giao dịch đối lập cao hơn. Hơn nữa, Phe Bò đang Có vị thế mua có thể tận dụng cơ hội này để đóng lệnh hoà vốn, trong khi những người thuộc Phe Gấu đang đứng ngoài sẽ có cơ hội bán không lần hai. Đó chính là một tình huống áp lực kép nghiêng về hướng giảm.
Như bạn có thể thấy, một cú phá vỡ không đơn thuần là một vùng giá bị phá vỡ mà còn có khá nhiều biến số đi kèm, đó là áp lực hay tâm lý tác động đến cú phá vỡ và tất cả đều phải được xem xét khi đánh giá lợi thế của một giao dịch. Tóm lại, hãy tránh tất cả các cú phá vỡ không được tạo dựng một cách vững chắc.
Tin tốt là có rất nhiều cú phá vỡ được thiết lập tệ hại đến mức mà chúng ta hoàn toàn có thể tránh được chỉ với những hiểu biết cơ bản về phá vỡ. Ví dụ, một cú phá vỡ không có quá trình tích lũy động lượng như đã bàn trong Tình huống 1 là một giao dịch nên được bỏ qua. Lằn ranh giữa giao dịch một cú phá vỡ mồi với phá vỡ thực đôi khi có thể rất mong manh. Chúng ta sẽ bàn luận chi tiết hơn về các điểm khác biệt này trong phần phân tích trên biểu đồ 5 phút.
ĐỈNH GIẢ VÀ ĐÁY GIẢ
Khi một thanh giá phá vỡ đỉnh hoặc đáy của thanh liền trước, chúng ta sẽ gọi nó là một thanh giá phá vỡ. Nếu thanh tiếp theo nữa phá vỡ thanh giá phá vỡ đó theo hướng cũ, thì nó được gọi là thanh giá phá vỡ mới, và cứ như vậy. Điều thú vị hơn sự xuất hiện đơn thuần của một cú phá vỡ là cách thị trường phản ứng với sự kiện đó như thế nào. Ví dụ, một cú phá vỡ tăng được tiếp nối bởi một cú phá vỡ tăng khác là dấu hiệu của sự tiếp diễn và là tín hiệu của động lực tăng, cho đến khi nó kết thúc. Nếu chúng ta thấy thị trường phản ứng với một cú phá vỡ tăng bằng một thanh giá giảm và thanh giá này sau đó bị phá vỡ xuống bởi một thanh giá khác, thì về mặt kỹ thuật, chúng ta đang thấy một Đỉnh giả. Nó được coi là giả bởi vì cú phá vỡ tăng không thể tiếp diễn và được tiếp nối bởi một cú phá vỡ giảm ngay sau đó.
So với một cú phá vỡ thất bại sau một quá trình tích lũy động lượng chặt chẽ, cú phá vỡ thất bại khỏi một thanh giá duy nhất sẽ kém quan trọng hơn – nhưng dù sao nó vẫn là một phá vỡ giả. Để tránh khiến bạn đọc bị bối rối, trong phần lớn các trường hợp chúng ta sẽ coi các cú phá vỡ thất bại khỏi các đường xu hướng là phá vỡ giả (thường chứa nhiều thanh giá), và coi sự phá vỡ thất bại khỏi một thanh giá đơn, hoặc sự phá vỡ thất bại khỏi một đỉnh hoặc đáy, là Đỉnh giả hoặc Đáy giả.
Một Đỉnh hoặc Đáy giả trong một con sóng dài có thể chỉ khiến áp lực chủ đạo chững lại một chút, và gây nên tác động nhỏ tới bối cảnh xu hướng hiện tại. Nhưng khi nằm tại một vị trí quan trọng, ví dụ như một vùng tích lũy động lượng, một Đỉnh hoặc Đáy giả có thể là một gợi ý quan trọng về kết cục có khả năng cao nhất của trận chiến tại thời điểm đó. Chứng kiến cú phá vỡ theo hướng mình chọn bị thất bại, phe chịu ảnh hưởng nặng nề sẽ không còn cảm thấy tự tin để mà nắm giữ vị thế hiện tại nữa. Nếu áp lực ngược chiều diễn ra mạnh hơn, họ thậm chí sẽ tất toán các vị thế đang nắm giữ. Theo góc nhìn này, một Đỉnh hoặc Đáy giả có thể là một tín hiệu áp lực (nhân đôi) theo hướng còn lại.
Để hiểu giá trị của khái niệm này, hãy tưởng tượng tình huống như sau: Chúng ta đang kỳ vọng thị trường bắt đầu đảo chiều tăng quanh một vùng hỗ trợ, và chúng ta sẽ mua sau khi giá phá vỡ lên; nếu hành vi giá hiện tại là các thanh giá nhỏ đi ngang trong một vùng phạm vi hẹp (tích lũy động lượng), liệu bạn có cảm thấy tuyệt vời khi Phe Gấu đã tạo một cú phá vỡ xuống dưới đáy của vùng giằng co này, chỉ để bị Phe Bò phản công và đảo ngược tình thế? Tình huống này có thể dẫn đến một sự chuyển biến theo thiên hướng tăng:
(a) khi thấy cú phá vỡ xuống bị thất bại, những nhà giao dịch thuộc Phe Gấu đang đứng ngoài thị trường có thể sẽ chú ý và quyết định giữ nguyên “đội hình” – tiếp tục đứng ngoài thị trường;
(b) những nhà giao dịch thuộc Phe Gấu đang có vị thế sẽ có cùng thông điệp và nhiều khả năng họ sẽ thanh lý lệnh, nếu không phải ngay lập tức thì có thể tại cú phá vỡ tăng xuất hiện đầu tiên (xác nhận sự kiện Đáy giả);
(c) cùng lúc đó, những nhà giao dịch thuộc Phe Bò đang đứng ngoài quan sát sẽ rất phấn khích với những gì họ đang thấy và cũng có thể quyết định hành động tại cú phá vỡ tăng đầu tiên;
(d) những nhà giao dịch thuộc Phe Bò đang có vị thế, một vài trong số họ đã chuẩn bị thanh lý các lệnh mua, giờ lại có thể thở phào nhẹ nhõm (vẫn chưa có đủ áp lực bán từ phe này).
Chúng ta có thể thấy, khi những áp lực thuận lợi này tác động và hoà quyện với nhau, khả năng phá vỡ tăng càng mạnh hơn.
Dễ hiểu rằng, các Đỉnh và Đáy giả sẽ càng có giá trị hơn khi chúng xuất ì hiện tại các mức quan trọng trên biểu đồ. Một Đáy giả tại hỗ trợ là một tín hiệu đáng chú ý và một Đỉnh giả tại kháng cự cũng vậy. Để hiểu rõ hơn về Cơ chế của chúng, chúng ta hãy cùng đánh giá một vài tình huống lý thuyết nhưng khá thường gặp trong Hình 2.5.

Hình 2.5. Các Đỉnh giả và Đáy giả có thể gây mất niềm tin rất mạnh mẽ và thường báo hiệu một đợt đảo chiều
Trong Tình huống 1, giả sử thị trường hiện tại là thị trường tăng (với các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn) và do đó, cú phá vỡ thất bại tại điểm 1 Có thể coi là một Đỉnh giả thuận theo áp lực xu hướng hiện tại. Bởi vì tất cả các con sóng gia tại thời điểm nào đó cũng sẽ cần điều chỉnh, một Đỉnh giả tại một định không nhất thiết phải báo hiệu sự kết thúc của xu hướng tăng nhưng nó là dấu hiệu của động lượng đang suy yếu. Từ đó có thể suy ra rằng, có sự ngập ngừng của Phe Bò trong việc mua lên; hay ít nhất chúng ta có thể nói rằng, sự hăng hái của họ đang tạm thời bị áp đảo bởi áp lực theo hướng ngược lại, Phe Bò đang chốt lời và Phe Gấu đang thực hiện các lệnh bán khống. Nói cách khác, Cung đang áp đảo Cầu. Nhưng với xu hướng tăng hiện tại, Phe Bò rất có thể sẽ quay trở lại với nguồn năng lượng mới một khi giá đã điều chỉnh đến các mức “hấp dẫn” hơn.
Do đó, Đỉnh giả tại điểm 1 cho chúng ta thông tin giá trị liên quan đến động lượng, nhưng nó không phải là tín hiệu của một đợt chuyển giao lớn về áp lực chủ đạo.
GHI CHÚ: Cần phải hiểu là một cú phá vỡ thuận theo phe áp đảo hầu như không hề đảm bảo rằng sự tiếp diễn sẽ xảy ra. Thực tế, trong rất nhiều trường hợp nó dẫn tới một hiệu ứng ngược lại. Những nhà giao dịch đối lớp giỏi sở hữu khả năng thấu hiểu áp lực và động lượng tuyệt vời, kế hoạch điển hình của họ là tấn công bất cứ khi nào họ cảm thấy một chuyển động giá nào đó đã đuối sức. Nhưng phần lớn thời gian họ sẽ chờ đợi và không hành động cho đến khi thị trường thiết lập một cú phá vỡ thất bại – lúc đó họ sẽ tốn Công Và họ sẽ thực hiện mạnh mẽ hơn nếu cứ phá vỡ đang xem xét không đi kèm với quá trình tích lũy động lượng (ví dụ: bẫy phá vỡ giả).
Như đã nói, không phải lúc nào những nhà giao dịch đối lập cũng là người ở “kèo trên” trong trận chiến nhằm phân định cú phá vỡ là thất bại hay tiếp diễn. Nếu anh ta đánh giá thấp áp lực kép của một cú phá vỡ, lệnh dừng lỗ của anh ta có thể sẽ bị kích hoạt. Tóm lại, chúng ta có một đơn giản như sau: COTT sống trước đó càng kéo dài và củ phá vỡ tại điểm cuối cùng của nó được thiết lập càng tệ, khả năng thành công của cú phá vỡ ngày Càng thấp, ít nhất là vậy.
Giờ chúng ta hãy xem xét Đáy giả tại điểm 2, Áp lực tổng quan vẫn là tăng và gia đang tìm lại vùng giá của một đáy trước đó. Tại đây, có rất nhiều nhà giao dịch thuộc Phe Bò đang đứng ngoài chờ đợi để mở các vị thế mua với kỳ vọng một sóng tăng mới bắt đầu. Những nhà giao dịch táo bạo có thể đã mua ngay tại mức giá này với hy vọng một cú bật lên ngay lập tức sẽ xuất hiện, nhưng sự táo bạo như vậy lại chứa đầy rẫy nguy hiểm, đặc biệt với các giao dịch có dừng lỗ chặt. Và kế hoạch tốt hơn là quan sát cách thị trường phản ứng tại vùng giá này trước. Điều này không chỉ cho chúng ta thêm thời gian để đánh giá tình hình, mà những nhà giao dịch đồng hành với chúng ta cũng có thể có lợi từ phần thông tin thêm này. Hãy luôn nhớ rằng, chúng ta muốn cả Phe Bò và Phe Gấu hợp tác trong cuộc chơi và để có được điều này, chúng ta cần một mức độ đồng thuận nhất định.
Hành vi giá chững lại tại đáy của một sóng kéo ngược nằm ngang với một vùng hỗ trợ chắc chắn sẽ gây sự chú ý của những người tham gia thị trường. Nó cho một gợi ý rằng, Phe Bán không còn nằm trên cơ Phe Mua nữa và dự báo một sự trỗi dậy của áp lực tăng giá bất kỳ lúc nào. Nhưng cẩn trọng vẫn là trên hết, bởi vì trận chiến tại điểm chuyển giao của một sóng kéo ngược có thể khó lường và chúng ta cần một điểm dừng lỗ chặt hơn.
Một hành vi giá có thể củng cố niềm tin cho Phe Bò đó là giá phá vỡ xuống nhưng sóng kéo ngược không thể tiếp diễn và một cú phá vỡ tăng xuất hiện ngay sau đó. Nếu Phe Gấu không thể giúp cho cú phá vỡ được tiếp diễn, để rồi phải chịu đựng một cú phá vỡ theo hướng ngược lại, thì đó là một gợi ý về phe đang thắng thế trên thị trường.
Mặc dù các Đỉnh và Đáy giả thực sự cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin quý giá, nhưng tự bản thân chúng không phải là nguyên nhân để chúng ta giao dịch. Trong Tình huống 1, cách kết hợp Đáy giả vào một quyết định giao dịch là vào lệnh mua khi giá phá vỡ mức 3. Trong thiết lập giao dịch này, Đáy giả tại 2 là một tín hiệu đảo chiều tuyệt vời, nhưng chính vùng tích lũy động lượng sau đó mới là lợi thế thực sự cho giao dịch mua.
So với Đỉnh giả tại điểm 1, Đỉnh giả tại 4 trong Tình huống 2 sẽ có tác động lớn hơn đến động lượng tăng sau này. Giai đoạn tích lũy động lượng xuất hiện trước khi phá vỡ tăng cho thấy Phe Bò đã cố gắng hơn rất nhiều trong việc thiết lập cú phá vỡ của họ, chỉ để chứng kiến nó thất bại không lâu sau đó. Đó không hề là một kết quả lạc quan. Nếu giá không thể tiến xa hơn ngay cả sau khi phá vỡ thành công từ một vùng tích lũy động lượng, thì sẽ có nhiều mối nguy hơn đang chờ phía trước. Sự kiện này không nhất một thiết dự bảo một đợt đảo chiều hoàn toàn của thị trường, nhưng nó là vấn đề lớn với Phe Bò và do đó, là một lý do chính đáng cho tất cả các nhà giao dịch đứng ngoài để Nếu giá không thể đứng vững được sau sự kiện Đỉnh giả và thay vào đó đối mặt với một cú phá vỡ giảm nữa, như trong trường hợp phá vỡ khỏi mức 5, thì chúng ta sẽ có một thông điệp mạnh mẽ hơn.
Tóm lại, với những ví dụ mang tính lý thuyết nhưng lại rất thường gặp này, chúng ta có thể khẳng định rằng
(a) một cú phá vỡ giả tại điểm cuối của một con sóng thuận theo áp lực chủ đạo có thể là khởi đầu của một sự điều chỉnh tạm thời điểm 1);
(b) một cú phá vỡ giả tại điểm cuối của một đợt điều chỉnh có thể là dấu hiệu cho thấy áp lực chủ đạo đang hồi phục (điểm 2); và
(c) một cú phá vỡ được xây dựng một cách chặt chẽ bởi phe đang nắm áp lực chủ đạo hiện tại nhưng cuối cùng lại thất bại có thể là dấu hiệu của một đợt chuyển giao quyền lực quan trọng hơn sắp tới (điểm 4).
SỰ ĐẢO CHIỀU CỦA CON SÓNG KÉO NGƯỢC
Nếu chúng ta thực hiện một đợt khảo sát các nhà giao dịch sử dụng phân tích kỹ thuật để xem thiết lập giao dịch nào là phổ biến nhất, thì bất kỳ biến thể nào của một cú đảo chiều của con sóng kéo ngược rất có thể sẽ chiếm thử hạng cao trong danh sách. Không quá khó để thấy được sự hấp dẫn của nó nếu chúng ta xét đến mức độ mà thiết lập này được đề cao trong lịch sử đầu Cơ và mức độ dễ dàng để chọn ra những ví dụ hoàn hảo từ hầu như bất kỳ biểu đồ nào. Nhưng nó có xứng đáng với độ phổ biến của nó hay không?
Trước khi trả lời câu hỏi trên, hãy xem xét các đặc tính của một sóng kéo ngược trước tiên. Về cơ bản, nó là một con sóng điều chỉnh di chuyển ngược lại với xu hướng chủ đạo. Có rất nhiều biến thể của một sóng kéo ngược và phần lớn trong số đó hầu như không liên quan gì đến việc đi ngược một “xu hướng”. Ví dụ như thị trường đi ngang, nó chứa toàn những hành vi giá dao động qua lại và một nửa trong số đó là các sóng kéo ngược, cho dù bạn quan sát theo hướng nào đi chăng nữa. Và rồi còn có những đợt va “điều chỉnh mang yếu tố thời gian” (giá đi ngang với biên độ cực kỳ hẹp và kéo dài), cũng là các sóng kéo ngược. Hơn nữa, vấn đề chuyển động giá nào mạnh hơn hay yếu hơn sẽ phụ thuộc vào cảm quan mỗi người và khung thời gian được chọn, nên câu hỏi đúng sẽ là: phe nào đang giao chiến với phe nào trên bức tranh toàn cảnh?
Dĩ nhiên, công việc đầu tiên của một nhà giao dịch là tìm ra con đường ít cản trở nhất trên biểu đồ của anh ta. Nếu chúng ta có thể thấy được áp lực chủ đạo trong bức tranh toàn cảnh, bất kỳ đợt điều chỉnh nào trong nó đều đáng lưu tâm. Nhưng vẫn còn một vấn đề nan giải khác cần phải giải quyết: chính xác thì khi nào giá sẽ điều chỉnh đủ để chúng ta kỳ vọng một sự đảo chiều thuận xu hướng xuất hiện?
Trong phần bàn luận về các Đỉnh và Đáy giả, chúng ta đã nhắc đến một kỹ thuật giao dịch đảo chiều, đó là giao dịch với một cú phá vỡ khỏi vùng tích lũy động lượng nhỏ quanh vùng đáy của con sóng điều chỉnh (Hình 2.5, Tình huống 1, điểm vào lệnh phía trên 3). Trong các trang tiếp theo, chúng ta sẽ đào sâu hơn về kỹ thuật nhận diện điểm đảo chiều.
Trong số các kỹ thuật giao dịch tận dụng sự đảo chiều của con sóng kéo ngược, chúng ta thấy hai chiến lược phổ biến nổi bật hơn cả, và cả hai đều chứa đựng các yếu tố có thể áp dụng được trong kế hoạch giao dịch của chúng ta. Cách tiếp cận phổ biến nhất là đo chiều dài của con sóng trước đó và đợi sóng kéo ngược hồi quy một con số phần trăm của nó. Nếu con sóng thuận xu hướng kéo dài 10 điểm, ví dụ vậy, thì nhiều nhà giao dịch sẽ không mở các vị thế cho đến khi họ thấy một đợt hồi quy 4 đến 6 điểm, như vậy các mức hồi quy truyền thống là 40%, 50% và 60%.
Bất kể là kỹ thuật này đã chứng minh được sự hiệu quả của nó về mặt thống kê, rất dễ để chỉ ra điểm yếu lớn nhất của nó: cần một điểm dừng đối rộng để sống sót qua khỏi tất cả các đợt điều chỉnh sâu hơn kỳ vọng.
Để giảm thiểu sự không chắc chắn đến một mức nào đó, một kỹ thuật phổ biến là đợi sóng kéo ngược chạm một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự của Con sóng trước đó – tốt nhất là nằm tại một mức điều chỉnh 40% hoặc 60% – và rồi vào lệnh tại đó, kỳ vọng một cú bật nảy thuận xu hướng xuất hiện.
Kỹ thuật này có thể được gọi là chờ đợi một cú chạm lại kỹ thuật. Vì phần lớn các con sóng sẽ có vài lần chững lại trên con đường tăng hay giảm giá, thường là khoảng giữa của con sóng hoặc gần đó, các đợt điều chỉnh ngược về các mức này có thể tạo ra các cú bật nảy khá ấn tượng.
Một cú chạm lại kỹ thuật đáng chú ý không nhất thiết phải theo kiểu cổ điển, với một xu hướng rõ ràng đi kèm với một con sóng điều chỉnh hoàn hảo. Bất kỳ sự điều chỉnh nào về một mức hỗ trợ hoặc kháng cự trước đó, dù là mức quan trọng hay thứ cấp, vẫn được coi là một cú chạm lại kỹ thuật và do đó chứa đựng bên trong nó tiềm năng cho một cú bật nảy. Nếu bạn chỉ muốn giao dịch đảo chiều mà không cần chờ đợi sự tích lũy động lượng diễn ra, thì vào lệnh tại một cú chạm lại kỹ thuật dĩ nhiên vẫn sẽ tốt hơn vào lệnh tại một khoảng không bất kỳ. Nhưng cách này vẫn mang tính mạo hiểm cao.
Một cách tiếp cận thận trọng hơn, và là cách chúng ta sẽ đào sâu hơn sau này, không phải là mua hoặc bán ngay tại một điểm hồi quy hay một cú chạm lại kỹ thuật, mà là quan sát cách giá phản ứng tại vùng đảo chiều tiềm năng này trước tiên. Kỹ thuật “tọa sơn quan hổ đấu” này dựa trên giả thuyết rằng, phần lớn các sóng kéo ngược sẽ không đảo chiều sau một cú chạm duy nhất. Trên khung thời gian 5 phút, chúng ta thường thấy ít nhất trên một hoặc hai thanh giá, nếu không phải nhiều hơn, phản ánh một trận chiến nho nhỏ giữa Phe Bò và Phe Gấu ngay tại điểm được kỳ vọng là điểm cuối cùng của đợt điều chỉnh. Điều này không chỉ cho chúng ta nhiều thời gian hơn để đánh giá tiềm năng đảo chiều, nó còn tạo nên áp lực cần thiết và cho ta góc nhìn tốt hơn về vị trí chính xác của cú phá vỡ.
Dĩ nhiên, bạn cần hiểu rằng, việc kiên nhẫn hơn một chút không có nghĩa là sẽ không bao giờ bị dừng lỗ hay vào lệnh sớm – hay bỏ lỡ hoàn toàn con sóng đằng sau, nhưng nếu chúng ta nhắm đến việc giao dịch đảo chiều với một khoảng dừng lỗ chặt, cách tiếp cận thận trọng này chắc chắn có lợi thế hơn so với việc mua bán một cách mù quáng trên thị trường mà không đợi giá chững lại trước tiên. Chúng ta hãy phân tích vài ví dụ để hiểu hơn về cách áp dụng các kỹ thuật này vào thực chiến.
Trong Tình huống 1 của Hình 2.6, sóng kéo ngược d-e cho thấy một cú đi 848 chạm lại kỹ thuật kinh điển tại mức b, vốn là một phần của hành vi gia trước đó trong xu hướng tăng a-d.

Hình 2.6. Các cú đảo chiều của con sóng kéo ngược thường xuất hiện tại một mức hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng. Thay vì giao dịch ngay tại các mức này với kỳ vọng có một cú bật nảy ngay lập tức (hai lần tại điểm e), việc cho thị trường thêm một chút thời gian để tích lũy động lượng sẽ rất có giá trị.
Chúng ta có thể khẳng định rằng mức b đóng vai trò quan trọng trong biểu đồ này:
(1) nó là khởi nguồn của một sóng tăng tiếp theo trong xu hướng;
(2) nó đóng vai trò là một cục nam châm tạo nên sóng kéo ngược sau đó;
(3) nó cung cấp một mức chạm lại kỹ thuật trong đợt điều chỉnh về ngưỡng 40%/50%;
(4) nó cung cấp một chiến trường cho cả Phe Bò và Phe Gấu để xác định mức đáy “cuối cùng” của đợt điều chỉnh, làm tiền đề cho một đợt đảo chiều của con sóng kéo ngược mà động lượng đã được tích lũy (e-f).
Chúng ta đã lờ mờ đoán ra rằng, việc chờ đợi giá tích lũy động lượng đồng nghĩa với việc thường xuyên bỏ lỡ những sự đảo chiều. Thực tế việc này xảy ra khá thường xuyên. Nhưng nó sẽ cứu chúng ta khỏi những lần rũ bỏ nhanh chóng của thị trường. Nói chung, sự kiên nhẫn sẽ là một người bạn tốt hơn sự nôn nóng, và chúng ta sẽ thấy điều này trong rất nhiều các ví dụ được mô tả ở các chương tiếp theo. Ở Tình huống 1, sự tích lũy động lượng giữa e và f là một tiến trình rất phổ biến, và cũng thuận lợi cho chúng ta. Nó chạm một cách nhẹ nhàng vào ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật tại b, trong f khi xây dựng áp lực ngay dưới mức f. Nếu áp lực thoát ra theo hướng tăng, rất có thể nó sẽ tạo ra áp lực kép.
Bất kể là vào lệnh theo cách nào, bạn cần lưu ý rằng, điểm vào lệnh cao hơn (phía trên f) không nhất thiết là bất lợi hơn so với điểm vào lệnh sớm (tại e). Trước tiên, quá trình tích lũy động lượng dưới f cung cấp nhiều tín hiệu xác nhận hơn về khả năng đảo chiều, vốn đã là một điểm cộng. Nhưng có một vấn đề cần lưu tâm khác sẽ ảnh hưởng đến xác suất thành bại của cả hai giao dịch, đó là các mức dừng lỗ bảo vệ và mục tiêu chốt lời tương quan với điểm vào lệnh. Nếu chúng ta xem việc giao dịch với cú bật nảy tại e và giao dịch phá vỡ phía trên f đều được bảo vệ một cách rất kỹ thuật” bởi một điểm dừng lỗ nằm dưới đáy trước điểm vào lệnh, thì sẽ có một vài điều thú vị để chúng ta bàn tới.
Nếu chúng ta vào lệnh trên mức f, đáy quan trọng gần nhất phía trước điểm vào lệnh nằm tại mức b. Nên lệnh dừng lỗ có thể được đặt thấp hơn mức này một chút.
Nếu chúng ta vào lệnh tại e sau khi giá bật nảy, bạn có thể đặt dừng lỗ dưới đáy đầu tiên bên trái, dưới điểm c. Chúng ta cùng giả định rằng cả hai nhà giao dịch đều nhắm tới đỉnh d là điểm chốt lời. Nếu giá chạm vào điểm chốt lời thì nhà giao dịch táo bạo Có thể kiếm được nhiều pip hơn bởi vì điểm vào lệnh của anh ta thấp hơn, nhưng không nhất thiết sẽ có nhiều lợi nhuận hơn tính theo phần trăm. Để hiểu được điều này, chúng ta cần phải cân nhắc đến tỷ lệ giữa rủi ro và lợi nhuận. Ví dụ, nếu mức dừng lỗ cho giao dịch bật nảy này được đặt cách 16 pip so với điểm vào lệnh và mục tiêu Cách 32 pip, thì giao dịch này sẽ đạt tỷ lệ giữa rủi ro và lợi nhuận là 1:2. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng, nhà giao dịch thận trọng cũng có thể có được một tỷ lệ tương đương thế này, bất kể là điểm vào lệnh của anh ta nằm cao hơn. Khoảng cách từ f đến mức mục tiêu bây giờ sẽ là khoảng 24 pip, nhưng dừng lỗ dưới d cũng cách một khoảng thấp hơn. Nếu nó cách khoảng 12 pip so với điểm vào lệnh, thì giao dịch này cũng đem lại tỷ lệ 12.
Ngay cả khi tuân theo một chiến lược vào lệnh “thận trọng hơn”, lần ranh giữa việc vào lệnh quá sớm hay vào lệnh quá trễ đều có thể rất mong manh, dĩ nhiên, thị trường không phải lúc nào cũng tốt đến mức cho chúng ta điểm vào lệnh thuận lợi nhất khi chúng ta biết kiên nhẫn. Việc tranh cãi xem cách nào tốt hơn về mặt thống kê thì cũng chẳng được lợi ích gì, bởi vì rốt cuộc, vấn đề tùy thuộc vào góc nhìn của nhà giao dịch về thị trường vào thời điểm đó. Từ góc nhìn của bản thân, chúng ta chỉ có thể đánh cách tổng quát rằng, một điểm vào lệnh sẽ là “nguy hiểm” hơn khi ít có sự tích lũy động lượng xuất hiện trước cú phá vỡ.
Tình huống 2 trong Hình 2.6 mô tả chính xác điều mà chúng ta cần tránh khi chờ đợi một sự tích lũy động lượng. Sóng giảm 4-d về cơ bản chỉ là hình ảnh phản chiếu của xu hướng tăng trước đó trong Tình huống 1, nhưng lần này, sự đảo chiều của con sóng kéo ngược xảy ra theo cách khác đi một chút. Về mặt phân tích kỹ thuật, một lần nữa mức b cho thấy nó là ứng cử viên tốt nhất làm tiền đề cho một đợt đảo chiều (một sóng hồi 50%/60% về một vùng hỗ trợ trước đó nay trở thành kháng cự), nhưng một lệnh bán khống được thực hiện ngay lập tức tại điểm e sẽ khiến những nhà giao dịch táo bạo gặp rắc rối nghiêm trọng trước khi sự đảo chiều thực sự đến.
Hãy chú ý rằng, trong trường hợp này, giá một lần nữa đã chạm lại vùng kháng cự trước khi đảo chiều, nhưng thay vì chọn một mức hỗ trợ cũ tại (b), thị trường lại chọn một vùng kháng cự cao hơn để thực hiện cú đảo chiều (tại f, trùng với c). Cả (e) và (f) đều là các lần chạm lại hợp lệ theo phân tích kỹ thuật và đều xuất hiện khá thường xuyên. Nhưng bởi vì chúng ta không có cách nào biết trước thị trường sẽ chọn mức nào để đảo chiều trong một tình huống bất kỳ, cách tốt nhất là đứng ngoài cho đến khi có nhiều dấu hiệu hơn. Không phải lúc nào thị trường cũng sẽ cung cấp cho chúng ta các thông tin bổ sung thêm, nhưng nó sẽ thường xuyên như vậy, để chúng ta xem trọng sự kiên nhẫn, vốn là một nguyên liệu quan trọng trong công thức vào lệnh.
Với cách vào lệnh thận trọng như trong Tình huống 2, một lệnh bán khống dưới mức g và một điểm dừng lỗ chặt phía trên mức f chắc chắn sẽ khiến Phe Gấu hài lòng.
CHẠM LẠI TRẦN
Trong phần bàn luận về sự đảo chiều của con sóng kéo ngược, chúng ta đã công nhận những lần chạm lại của giá sẽ là một bước đệm để giá tạo cú bật nảy (hiệu ứng bật nảy). Tuy nhiên, một khả năng khác cũng không kém phần thú vị của nó đó là kích hoạt sự tiếp diễn của sóng điều chỉnh (hiệu ứng nam châm).
Để thấy được sự hợp lý trong quy tắc nam châm và bật này cũng như cách chúng hoạt động cùng với nhau, bạn hãy tưởng tượng có một con Sóng tăng từ A đến B, sau đó giá chững lại một chút tại B rồi tăng thêm một Sóng nữa đến C. Nếu chúng ta đang đứng ngoài và có nhận định tăng giá với thị trường này, đồng thời thấy giá bắt đầu di chuyển xuống từ đỉnh C, một kịch bản giao dịch tốt sẽ là gì? Dĩ nhiên, chúng ta chỉ có thể trả lời câu hỏi này một cách chung chung, nhưng sẽ khá là hợp lý khi chờ giá chạm lại mức B rồi mới vào lệnh. Điều này ngầm định rằng, chúng ta đang xem mức B là một vùng giá “an toàn hơn” để vào lệnh so với việc vào lệnh phía trên B, khi mức giá này chưa được chạm lại. Vấn đề ở đây là, nếu chúng ta thấy được sự hợp lý trong kịch bản giao dịch này, dựa theo phân tích kỹ thuật, thì rất nhiều “tay chơi” khác trên thị trường cũng sẽ thấy được điều đó, và họ cũng sẽ không mua cho đến khi mức giá đó được chạm đến. Do đó, theo một cách logic, sự thiếu hụt trong tâm lý muốn mua vào này chính xác là thứ khiến đợt điều chỉnh giảm tiếp diễn cho đến khi chiếc nam châm chúng ta đã đề cập đến trong câu hỏi lúc nãy (B) hút giá về.
Không cần phải nói chắc bạn cũng biết, điều đó không có nghĩa là cục nam châm sẽ được chạm vào, nó chỉ đơn giản là khả năng, nhưng trên thị trường, khả năng xảy ra đơn thuần của một sự kiện thường đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra sự kiện đó. Nó tạo nên vẻ đẹp tuyệt vời của hành vi giá.
Quan sát cho thấy rằng, quy tắc “hút về & bật nảy” này không chỉ đúng với những trường hợp cổ điển (một xu hướng rõ ràng đi kèm với một con sóng điều chỉnh), về cơ bản nó tồn tại trong bất kỳ chuyển động nào mà chúng ta có thể thấy được trên biểu đồ, ngay cả trong các mô hình kỹ thuật nhỏ nhất. Điều chúng ta cần phải bàn luận là làm sao để tận dụng được cơ chế này trong các chiến lược giao dịch ở tương lai. Để làm được điều đó, chúng ta cùng bàn tới một “người anh em” xa hơn của khái niệm chạm lại, đó là chạm lại trần.
Một cách rất hay để mô tả khái niệm chạm lại trần là quan sát tình huống giá phá vỡ ra khỏi một vùng đi ngang. Bạn đọc hẳn vẫn còn nhớ 3 mức độ đánh giá chúng ta thường dùng để xếp hạng khả năng tiếp diễn sau phá vỡ: một cú phá vỡ rất tệ, tệ hoặc tốt (có sự tích lũy động lượng). Một cách khác để đánh giá những cú phá vỡ này là xác định xem chúng phá vỡ rất sớm, phá vỡ hơi sớm, hay là sẵn sàng phá vỡ hoàn toàn . Rõ ràng là cách đánh giá thứ hai sẽ hữu dụng hơn, vì cách này sẽ cho chúng ta thấy sự quan trọng của việc tích lũy động lượng trước khi phá vỡ. Dạng phá vỡ rất sớm thì ít có khả năng gây ra sự lưỡng lự cho bạn, vì nó không có sự tích lũy động lượng phía trước, nên chúng ta chỉ đơn giản là loại bỏ nó mà không cần suy nghĩ nhiều. Còn tình huống khó đưa ra quyết định nhất là những cú phá vỡ hơi sớm, vì nó chỉ cho thấy một chút tiềm năng tiếp diễn nhưng vừa đủ để khiến một nhà giao dịch mắc bẫy và vào lệnh hơi sớm một chút.
Khi đối mặt với một cú phá vỡ thuộc dạng này (một cú phá vỡ mối tiêm năng), tốt nhất là từ chối vào lệnh, nhưng chúng ta không nên rời mắt khỏi thị trường ngay lúc đó mà nên quan sát tiếp tục. Nếu giá thực sự không thể tiếp diễn được sau cú phá vỡ đầu tiên nhưng cũng không điều chỉnh ngược lại hoàn toàn, chúng ta sẽ sớm thấy phe tạo ra cú phá vỡ cố gắng tấn công thêm một lần nữa. Nếu kịch bản đó xảy ra, một yếu tố có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định có nên giao dịch với cú phá vỡ sau đó hay không là sự hiện diện hay vắng mặt của một lần chạm lại trần. Chúng ta sẽ cùng xem vài ví dụ minh họa để hiểu thêm.

Hình 2.7. Nguyên tắc chậm lại trong một thị trường đi ngang đều xuất hiện tại điểm 5)
Đầu tiên, để hiểu được khái niệm trần giá, hãy quan sát hình minh họa phía trên và tưởng tượng nó như một cái mái vòm, sau đó chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết cấu tạo của mái vòm đó. Trong Hình 2.7, Tình huống 1, tiến trình 1-2-4 mô phỏng lại một cái mái vòm cong xuống. Theo kiến trúc, bất kỳ một cái mái vòm nào, để uốn cong xuống đều cần một cái khung phía bên dưới (khi nhìn lên chúng ta sẽ gọi nó là trần), ngay cả khi nó chỉ bao gồm một thanh cấu kiện duy nhất (mái vòm nhọn). Trong trường hợp này, đỉnh của mái vòm sẽ là kháng cự (2), trong khi đó, khung của mái vòm này sẽ hình thành nên một cái trần, thực tế là một vùng hỗ trợ nhỏ (3). Tương tự vậy, trong một cái “mái vòm ngược” có dạng hình chữ U hoặc chữ V, mức “trần nhà” này sẽ nằm tại đỉnh trong khi mái vòm sẽ nằm tại đáy. Để cho dễ thì trong trường hợp này, chúng ta sẽ gọi chúng là “trần” luôn.
Kéo dài mức 3 sang phải, chúng ta có thể thấy tại một thời điểm nào đó, 1 chạm lại vùng cản nhỏ này theo hướng từ dưới lên (5). Đây là một ví dụ đúng chuẩn sách giáo khoa của một lần chạm lại trần xuất hiện sau một cú phá vỡ mồi, và nó là một kịch bản có xác suất cao trong trường hợp này. Thực tế, chính xác suất này là một trong những lý do chính khiến chúng ta đánh giá cú phá vỡ tại 4 là phá vỡ sớm.
Nhưng các nhà giao dịch tại cú phá vỡ mồi có thể không phải là những tay chơi duy nhất đang chịu rủi ro của chiếc nam châm đang “hút giá” lên phía trần nhà. Phe Gấu đang đứng ngoài, những người đã từ chối vào lệnh tại cú phá vỡ đầu tiên cũng sẽ gặp rắc rối nếu họ quá hăng hái quyết định tận dụng cơ hội vào lệnh thứ hai khi giá hồi quy về vùng cản phía trên (chỗ khoanh tròn). Cách vào lệnh này đã không tuân thủ một khái niệm phân tích kỹ thuật mà tốt nhất là không nên xem nhẹ khi giao dịch với các mức dừng lỗ chặt: thay vì giả định giá quay đầu tại mức hỗ trợ dễ thấy nhất trước đó (mức cản vừa bị phá vỡ), hãy giả định giá sẽ hồi quy lên mức hỗ trợ tiếp theo, ngay cả khi mức giá đó ít quan trọng hơn trên bối cảnh lớn (mức số 3).
Chúng ta có thể nói, thị trường đã “lấp đầy” khoảng không giữa vùng cản và mức trần giá. Về cơ bản, đây là một chức năng của hiệu ứng nam châm bạn đã đọc ở phần trước, và nó xảy ra rất thường xuyên trên biểu đồ giá.
Trong khi các nhà giao dịch nôn nóng luôn phải chịu rủi ro bởi hiệu ứng nam châm, thì những nhà giao dịch kiên nhẫn lại có thể tận dụng chúng cực kỳ hiệu quả. Nếu giá bật lại từ một cú chạm lại trần và tiếp tục tấn công đường biên dưới của vùng phạm vi giá lần thứ hai, nó cho thấy một sự kiên trì của phe đang theo đuổi một cú phá vỡ. Kết quả là phe phòng thủ tại đường biên dưới sẽ ngày càng sợ hãi hơn, khiến họ dễ dàng chấp nhận thanh lý các vị thế mua của mình khi cú phá vỡ thực sự xảy ra.
Tình huống 2 trong Hình 2.7 cho bạn thấy một biến thể của cùng quy tắc đó. Mái vòm ở đây là tiến trình giá 1-2-4. Đỉnh của vùng phạm vi giá bị phá vỡ tại 4, nhưng không phải từ một vùng tích lũy động lượng được hình thành ngay bên dưới đường biên trên của vùng phạm vi giá, như vậy cú phá vỡ này thuộc dạng phá vỡ mồi (Các trường hợp khác cũng tương tự).
Sau khi từ chối vào lệnh ngay tại 4, Phe Bò có thể đã nghi ngờ về khả năng tiếp diễn ngay sau đó, nhưng không nhất thiết phải nghi ngờ về tiềm năng tăng giá nói chung. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán rằng, họ đang hy vọng cú phá vỡ mồi này sẽ thất bại. Sau tất cả, nếu giá thực sự giảm sau cú phá vỡ mồi này, khả năng cao là giá sẽ giảm ngược trở lại một vùng hỗ trợ nằm bên trong vùng phạm vi giá (đáy tại 5 là một cú chạm lại trần được tạo ra bởi đỉnh trước đó tại 3). Và đó có thể là một cơ hội tuyệt vời để lên kế hoạch cho chiến lược mua lên.
Lưu ý rằng, cái “trần nhà” này (đây là một cái mái vòm ngược) không nhất thiết phải nằm tại phần sâu nhất của Mái vòm 1-2-4; mức giá này là vùng kháng cự gần nhất nằm trong vùng phạm vi giá, nên nó là chiếc nam châm đầu tiên đủ điều kiện làm hỗ trợ tiềm năng mà giá sẽ bị hút về sau khi hình thành cú phá vỡ mồi. Các nhà giao dịch táo bạo có thể mua ngay tại mức giá này với kỳ vọng giá sẽ bật lên ngay (5); các nhà giao dịch thận trọng hơn nên quan sát thị trường phản ứng với lần chạm lại trần trước rồi mới vào lệnh; các nhà giao dịch còn lại có thể quyết định đứng ngoài cho đến khi họ thấy đường biên trên của vùng phạm vi giá bị phá vỡ lần hai (điểm 6).
Tất cả các ví dụ trên không phải là để khẳng định rằng những cú phá vỡ mồi chỉ là một sự trì hoãn của cú phá vỡ chính sau đó, nhưng bối cảnh đó xảy ra rất thường xuyên, đặc biệt khi áp lực thị trường lúc đó lại nghiêng về hướng của cú phá vỡ. Tóm lại, sự vắng mặt hay có mặt của cú chạm lại trần có thể đóng vai trò rất lớn để đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối vào lệnh khi gặp một cú phá vỡ. (Chi tiết cách vào lệnh sẽ được trình bày trong Chương 5.) Cũng giống như phần lớn các tình huống hành vi giá khác, nguyên tắc chạm lại trần không bị giới hạn trong bất kỳ bối cảnh thị trường đặc biệt nào. Nó tồn tại trong cả thị trường đi ngang và có xu hướng và đóng những vai trò nhất định trong hầu như bất kỳ dạng đảo chiều hay phá vỡ nào. Tình huống 1 trong Hình 2.8 cho chúng ta thấy một ví dụ điển hình nữa của một cú chạm lại trần, khi đáy 4 chạm lại phần đỉnh của vùng nền nằm phía trong mái vòm 1-2-3.

Hình 2.8. Vài ví dụ nữa về nguyên tắc chậm lại trần (4 và 8)
GHI CHÚ: Nếu bạn tìm các đáy cao hơn và đỉnh thấp hơn trên biểu đồ, cả lớn hay nhỏ, bạn sẽ phát hiện rằng rất nhiều đợt đảo chiều đều được kích hoạt bởi một cú bật nảy hoàn hảo sau khi chạm lại trận. Đặc biệt khi thị trường cho thấy tiềm năng tiếp diễn xu hướng cao, ví dụ khi xu hướng là tăng, thì một sóng điều chỉnh có thể sẽ không kéo giá giảm về tận đáy trước đó, bởi vì Phe Bò đã mua vào khi giá chạm lại trận rồi.
Một biến thể thú vị nữa của hiện tượng chạm lại trần được mô tả trong Tình huống 2. Trong biểu đồ này, xu hướng tăng giá chủ đạo bị đe dọa khi đáy 6 bị phá vỡ. Khi Phe Bò đánh trả lại để lật ngược tình thế, một sóng kéo ngược hình thành, tạo điều kiện cho Phe Gấu đang đứng ngoài một cơ hội để bán không từ vị trí cao hơn. Những nhà giao dịch thuộc Phe Gấu bán khống tại 7, mức kháng cự đi ngang qua đáy 5 kéo dài có thể đã có một vị thế tốt, nhưng họ cũng tự đặt bản thân mình vào tình thế nguy hiểm khi giá thực hiện một cú chạm lại trần tại 8. Bởi vì các đáy tại 6 là vùng hỗ trợ gần nhất liền trước, nên chúng đã trở thành một chiếc nam châm mạnh mẽ hơn hút giá ngược về trong con sóng hổi và có khả năng khiến giá đảo chiều tốt hơn (tất nhiên là về mặt xác suất).
HIỆU ỨNG SỐ TRÒN
Việc tạo nên xu hướng của bất kỳ cặp tiền tệ nào là cuộc chơi của những tay chơi lớn. Khối lượng giao dịch cần thiết để di chuyển thị trường tiền tệ đơn giản là vượt quá tưởng tượng của bất kỳ một nhà giao dịch nhỏ lẻ nào, ngay cả khi anh ta đang giao dịch với quy mô lệnh được cho là lớn theo tiêu chuẩn của các nhà giao dịch nhỏ lẻ. Ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương, các tổ chức và quỹ phòng hộ là các phe phái lớn đấu đá nhau một cách quyết liệt trên chiến trường Forex. Việc cố gắng hiểu được động lực của các tổ chức này tại một thời điểm nào đó thì chẳng có ích gì. Họ CÓ thể đang phân tích các báo cáo kinh tế vĩ mô, phân tích cơ bản, các quyết định lãi suất, phân tích kỹ thuật ..vv.. Ngay cả khi chúng ta biết một Tay To đang định làm gì, gần như chắc chắn sẽ có hàng loạt các Tay To khác làm ngược lại. Chính vì thế, tốt nhất là chúng ta nên tập trung vào biểu đồ giá. Sau tất cả, những gì được mua hay bán thì đều được phản ánh toàn bộ lên hành vi giá.
Để hoàn tất chuỗi các nguyên tắc cốt lõi của hành vi giá, chúng ta hãy cùng tìm hiểu hiệu ứng số tròn. Chúng ta không cần phải quan sát biểu đồ quá lâu để phát hiện rằng hành vi giá thường có xu hướng tìm về, và rồi di chuyển xung quanh hoặc đảo chiều tại một vùng số tròn. Bất kể là nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này thì điều gì xuất hiện một cách thường xuyên trên biểu đồ đều xứng đáng được đem ra mổ xẻ phân tích.
Đâu là một vùng số tròn trên biểu đồ của một cặp tiền tệ? Phần lớn các cặp tiền tệ đều có báo giá gồm 4 con số đằng sau dấu phẩy (đừng quan tâm tới số pint – con số thứ 5 sau dấu phẩy) và bất kỳ mức giá nào có số cuối cùng là 0 thì có thể được coi là một vùng số tròn. Trên một khung thời gian thấp, ví dụ 1 phút, thì giá 1.2630 có thể được coi là một số tròn, và số tròn tiếp theo sẽ là 1.2620 hay 1.2640. Trên một khung thời gian trong ngày lớn hơn, ví dụ biểu đồ 2 hoặc 3 phút, các mức số tròn thường di chuyển theo quãng lớn hơn và chúng ta thường thấy hành vi giá di chuyển qua lại quanh các mức quảng cách “20 giá” (1.2600, 1.2620, 1.2640, vv.) Nhưng các con số tròn đáng chú ý nhất trên bất kỳ biểu đồ cặp tiền tệ nào, những con số mà chúng ta sẽ quan sát chặt chẽ trên khung thời gian 5 phút là những số tròn hoặc tròn nửa cent, ví dụ 1.2600, 1.2650 và 1.2700. Chúng ta sẽ coi chúng là các mức 00 và 50.
Dường như trong tất cả các phiên giao dịch, sớm hay muộn thì một mức 00 hoặc 50 sẽ được chạm đến. Rất thường xuyên, chúng ta sẽ thấy hành vi giá giằng co quanh các con số này trong nhiều giờ cho đến cuối phiên. Sẽ có những phe xuất hiện và tấn công chúng, và cũng sẽ có những phe xuất hiện và bảo vệ chúng. Chúng ta sẽ không bao giờ biết được chính xác kết cục của những trận chiến này, nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng, không thể nào tránh được những cái bẫy được giăng ra để lừa và làm nhụt chí đối thủ Đặc biệt trong giai đoạn đầu của một trận chiến tại một vùng số tròn, tốt nhất là không nên quá tin tưởng và đi theo một phe nào đó.
Giống như bất kỳ một trận chiến giằng co nào, tại một thời điểm nào đó, những trận chiến tại các vùng số tròn cần phải có một kết cục (không nhất thiết phải diễn ra ngay trong phiên đó). Từ góc nhìn an toàn của một nhà giao dịch đang đứng ngoài, nhiệm vụ của chúng ta là phát hiện và đánh giá rất nhiều dấu hiệu cũng như gợi ý để chọn ra một phe lợi thế hơn. Tất cả những việc này sẽ được bàn luận đến trong những chương tiếp theo.
Nếu nói xu hướng của thị trường thực sự là do những thế lực tối thượng nào đó điều khiển, hay nói đó là do tổng hòa của tất cả các hoạt động giao dịch cộng lại, thì cũng đều không hợp lý. Trong bất kỳ trường hợp nào, không thế lực nào đủ khả năng thao túng và điều khiển thị trường kiểu cá lớn nuốt cá bé được. Ngay cả những Tay To đều biết rất rõ ràng tại một thời điểm nào đó, họ có thể chạm trán phải một Tay To lớn hơn và bị phản Công. Trên hết, họ cũng chỉ là con người và hoàn toàn có thể mắc phải những sai lầm ngớ ngẩn, các quan niệm sai lầm hay những lỗi trong quá trình vào lệnh cũng giống như bất kỳ nhà giao dịch bình thường nào đang giao dịch tại nhà của anh ta. Do đó, thay vì sợ hãi những Tay To quyền lực này, chúng ta nên hoan nghênh sự hiện diện của họ, bởi vì nếu không có khối lượng giao dịch của họ, giá sẽ chẳng di chuyển liên tục và nhanh chóng như chúng ta thường thấy.
Một hiệu ứng rất thú vị khác của các vùng số tròn là chúng cũng có xu hướng hoạt động như những chiếc nam châm hút giá. Nếu một giao dịch được thiết lập một cách đúng đắn, thuận với áp lực chủ đạo, dường như không có kịch bản giao dịch nào tốt hơn là đi theo áp lực kép tại mức cách 20 pip so với một vùng giá 00 hoặc 50. Đây cũng chính là một biến thể của hiệu ứng nam châm mà chúng ta đã bàn trước đây. Tuy nhiên, cùng ý nghĩa như vậy, lực hút của một vùng số tròn quan trọng có thể tác động theo hướng ngược lại, khiến giao dịch của bạn vào thế nguy hiểm; và chúng ta có thể gọi đây là hiệu ứng nam châm ngược.
Theo cả hai cơ chế này, một trong những mục tiêu của chúng ta là thiết lập các giao dịch sao cho thuận với những chiếc nam châm này, trong khi Cố gắng tránh hiệu ứng hút ngược của một vùng giá 00 hoặc 50 tốt nhất có thể. (Có rất nhiều ví dụ trong các chương tiếp theo.) Trong các bối cảnh thị trường bình thường, cặp tiền tệ EUR/USD có biên độ dao động trung bình hàng ngày hơn 100 pip, có nghĩa là hầu như không có phiên giao dịch nào trôi qua mà không xảy ra một trận chiến quan trọng tại một vùng số tròn. Để lưu ý lại những vị trí thường xảy ra các trận chiến này, bạn có thể đánh dấu các mức giá 00 và 50 ngay từ đầu.
LƯU Ý: Trong một thị trường có biến động giá thấp và có thể kéo dài dai dẳng, giá sẽ gặp khó khăn nhiều hơn khi di chuyển qua lại giữa các mức 00 và 50, do đó thị trường sẽ ít chú ý hơn đến các mức 00-50 mà tập trung hơn vào khoảng cách “20 giá”. Mặc dù điều này không hề ảnh hưởng gì đến bản chất của hành vi giá hay tính chất của những trận chiến tại vùng số tròn, chúng ta cần phải thích ứng với trò chơi khi mức độ biến động hẹp hơn. Trong Chương 11, chúng ta sẽ nghiên cứu quy trình thích ứng này từ góc nhìn của một vài biểu đồ trong ngày trên một vài thị trường phổ biến.
Đây là điểm cuối của phần bàn luận về lý thuyết các nguyên tắc cốt lõi nhất của hành vi giá. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu vào các khái niệm này, nhưng từ góc nhìn của biểu đồ khung thời gian 5 phút.
[maxbutton id=”6″ ]