Tất cả những lần, khi mà Livermore Có đủ sự kiên nhẫn chờ đợi, để thị trường đạt đến cái mà Ông gọi là “điểm then chốt” trước khi bắt đầu giao dịch. Khi đó, ông luôn kiếm được tiền trong những giao dịch của mình
Tất cả những lần, khi mà Livermore có đủ sự kiên nhẫn chờ đợi , để trường đạt đến cái mà Ông gọi là “điểm then chốt” trước khi bắt đầu giao dịch Khi đó, ông luôn kiếm được tiền trong những giao dịch của mình. Tại sao ? Bởi vì khi đó Ông bắt đầu giao dịch với một tâm lý rằng đây chính là thời gian bắt đầu một đợt biến động lớn. Do đó, Ông không bao giờ lo lắng vì những sự mất mát nhỏ, vì một nguyên nhân đơn giản là Ông hành động nhanh và bắt đầu tích lũy hướng đi dự đoán của mình ngay khi mà những dấu hiệu cần thiết chỉ cho Ông biết nên làm như thế. Tất cả những gì Ông cần làm sau đó – chính là đi theo giao dịch của mình và chỉ việc theo dõi những diễn biến của thị trường có đi theo hướng của mình hay không. Nếu không – đơn giản…, nếu có đi theo – quá tốt, cứ việc hành động tiếp. Bởi Ông luôn tin tưởng rằng, nếu Ông hành động như vậy, thì lúc nào Ông cũng đi cùng hướng thị trường và thị trường sẽ báo cho ông biết thời điểm nào cần thiết ra hoặc vào, cũng như chuyển những khoản lãi trên giấy tờ thành tiền mặt. Và hầu như tất cả những lần mà ông đủ tự tin và kiên nhẫn đợi dấu hiệu thực sự bắt đầu thì tất cả đều diễn ra như Ông muốn. Và hầu như những lần Ông vào thị trường không đúng thời điểm bắt đầu một biến động, thì Ông chẳng bao giờ thu được một lợi nhuận tốt từ giao dịch đó.
Vậy nguyên nhân ở đâu ? Đó bởi vì nếu bạn vào sau điểm biến động (điểm then chốt), bạn sẽ mất đi khoản lợi nhuận “dự trữ”, nếu như bạn có khoản lợi nhuận này thì bạn sẽ sẵn sàng theo nó cho tới khi nào mức lợi nhuận đó chuyển thành thua lỗ Nó giúp bạn tăng lòng dũng cảm và sự kiên nhẫn cho tới khi kết thúc của biến động đó. Bạn luôn phải có tầm nhìn đủ xa, không phải vài ngày mà phải là vài tuần, vài tháng cho tới 1 năm. Tầm nhìn này là vô cùng quan trọng, nó giúp bạn hành động đúng hơn trên những biến động nhỏ. Đầu Cơ Có thể chỉ mua bán trong một ngày, cũng có thể đầu Cơ là 1 năm, quan trọng là bạn Có xác định được thời điểm nào để kết thúc giao dịch hay không ?
Để làm được điều đó thì vĩ mô đối với bạn là vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp bạn có một đánh giá tổng thể cho tương lai của thị trường. Nếu bạn dừng lại ở những điều chỉnh không đáng kể quá nhiều lần, có nghĩa là bạn cắt lỗ quả nhiều thì bạn sẽ đánh mất “vị thế” của mình và có thể sẽ phải kết thúc cuộc 66 chơi trong đáng tiếc – Cũng giống như thị trường sẽ cho bạn một dấu hiệu tốt để bắt đầu giao dịch, nếu như bạn có đủ kiên nhẫn để chờ đợi nó – nó dĩ nhiên cũng sẽ cho bạn một dấu hiệu cảnh báo khi cần thoát ra khỏi thị trường. “Thành lũy không phải được xây dựng trong một ngày”, và sẽ chẳng có một biến động mạnh nào kết thúc trong một ngày hoặc một tuần cả. Cần thời gian để nó đi hết những quãng đường cuối của mình
Ví dụ: một cổ phiếu đã ở trong xu hướng giảm giá khá lâu và giảm tới mức giá giảm 40 điểm. Sau đó nó phục hồi nhanh tới 45, rồi lại giảm. Trong 1 tuần tiếp theo nó biến động ngang trong giới hạn vài điểm, rồi sau đó lại tăng lên mạnh cho tới khi đạt số điểm là 49%. Trong vài ngày sau đó, giả sử thị trường trở nên ảm đạm với khối lượng giao dịch thấp. Cổ phiếu của ta cũng thế, nhưng bất ngờ nó đột nhiên lại sôi động trở lại nhưng giá của nó giảm 3 – 4 điểm trong một ngày, và nó sẽ tiếp tục giảm cho tới khi nào đạt tới được gần “điểm then chốt” 40. Chính thời điểm này, là thời điểm mà bạn phải quan sát thị trường một cách cẩn trọng, bởi nếu như cổ phiếu thực sự chuẩn bị rơi vào xu hướng giảm nghiêm trọng thì nó sẽ giảm qua mức điểm then chốt 40 này khoảng 3 tới 4 điểm. Còn nếu như nó bắt đầu cho một sự hồi phục mạnh, thì mốc 40 này phải được khẳng định bằng sự quay đầu đi lên ở đây. Nếu như nó ảng giá sau khi đã xuống qua 40, thì cũng đừng nên mua vội, đó có thể chỉ là một biến động bình thường quay lại mốc 40 trước khi down mạnh. Nhưng nếu như mốc 40 được giữ vững hoặc giá từ thấp vượt lên, thì điểm mua đúng chính là khi giá vượt 40 khoảng 3 điểm
Nếu như xảy ra 1 trong 2 phương án đó, thì phần lớn trường hợp bạn sẽ thấy rằng, nó đánh dấu một xu hướng mới, nếu như xu hướng đó được khẳng định trong một mô hình hay một khuôn mẫu tốt, thì cổ phiếu đó tiếp tục tăng và đạt tới giá cao hơn điểm then chốt thứ 2 khoảng 3 điểm hoặc hơn nữa, Ông không sử dụng thuật ngữ “thị trường con bò” hay “thị trường con gấu” để chỉ một xu hướng xác định, bởi vì Ông cho rằng rất nhiều người khi nghe tới 2 từ đó thì ngay lập tức nghĩ rằng những điều đang diễn ra sẽ tiếp tục diễn ra rất lâu như thế. Và điều đó sẽ khiến anh ta mất đi cơ hội của mình trong những đợt đảo chiều, cho tới khi mọi việc đã quá muộn
Một xu hướng rõ ràng để nói đó là thị trường “con bò” hay “con gấu” theo như mọi người nghĩ, theo ông rất ít khi nó xảy ra như thế, chỉ có 1-2 lần trong vài năm mà thôi. Nhưng trong thời gian đó có rất nhiều xu hướng cụ thể nhưng xảy ra trong một thời gian ngắn hơn. Để tránh nhầm lẫn về mặt tâm lý ngay trong bản thân mình, ông luôn sử dụng từ như “xu hướng tăng” hay “xu hướng giảm” vì nó phản ánh đúng và đầy đủ những gì đang diễn ra tại thời điểm này. Ngoài ra nếu như bạn thực hiện lệnh mua bởi vì bạn nghĩ rằng thị trường đang ở xu hướng tăng, nhưng sau vài ngày bạn thấy thị trường đi xuống, khi đó bạn cũng có thể dễ dàng chấp nhận rằng thị trường đang có xu hướng đi xuống, và bán cổ phiếu đi. Nhưng nếu bạn nói rằng thị trường đang xác định là thị trường “con bò” hay “con gấu” điều đó sẽ làm cho bạn bị ảnh hưởng bởi tin rằng nó còn tăng lâu hơn nữa
Phương pháp của Livermore, đó là sự kết hợp giữa yếu tố giá và yếu tố thời gian, là kết quả của hơn 40 năm nghiên cứu những quy tắc, chính những điều đó đã giúp Ông hình thành nên một chỉ dẫn cơ bản cho những biến động tiếp theo
Livermore nhớ lại sau khi ông thiết lập những ghi chép đầu tiên mà Ông tìm được, nó hầu như chẳng giúp gì cho Ông ngay khi đó. Sau đó vài tuần thì | trong Ong bắt đầu hình thành những suy nghĩ mới, nó đánh thức trong Ong những sức mạnh mới, Nhưng nó cũng chỉ cho Ông hiểu rằng, những kết quả đầu tiên này vẫn chưa cho Ông những chỉ bảo như Ông muốn. Nhưng trong đầu Ông xuất hiện những ý tưởng mới, Ông ghi chép lại rất nhiều ý tường mới. Dần dần sau khi tạo ra rất nhiều ý tưởng từ chúng, Livermore bắt đầu phát triển ý tưởng mà trước đây chưa từng có, và sau mỗi lần ghi lại Ông lại có những công thức tốt hơn. Cùng với thời gian, Ông bắt đầu liên kết giữa yếu tố thời gian và giá biến động, khi đó những ghi chép của ông đã bắt đầu nói cho Ông nhiều hơn rất nhiều và cuối cùng, nó giúp Ông tạo nên một yếu tố quan trọng – đó là “điểm then chốt”. Dần dần nó bắt đầu thể hiện sự hiệu quả của nó trên thị trường. Có thể nói, khi ông viết ra cuốn sách này thì lý thuyết về điểm then chốt đã thực sự hoàn thành
Khi mà nhà đầu cơ có thể xác định “điểm then chốt” của cổ phiếu và hành động tại điểm đó, khi đó anh ta có thể thực hiện được giao dịch với sự bảo đảm rằng mình bắt đầu tại ngay điểm đầu của biến động Rất nhiều năm trước, Ông bắt đầu thu được lợi nhuận từ những giao dịch dạng đơn giản chỉ theo điểm then chốt. Ông thường thấy rằng khi một cổ phiếu bán ở mức giá 50, 100, 200 thậm chí 300, sau khi vượt qua những điểm đó thì Cổ phiếu sẽ lên nhanh và mạnh. Và ngược lại, nếu tại các mốc 40, 50, 100, 200 … mà giá tiến tới một cách yếu ớt thì đó là dấu hiệu của sự bất ổn
Giao dịch đầu tiên thu được lợi nhuận của Ông dựa trên những điểm then chốt đó là một cổ phiếu già cỗi Anakonda. Tại thời điểm nó bán với giá 100, Ông đã đặt lệnh mua 4,000 cp. Lệnh đó không thực hiện được ở mức 100, mà chỉ được thực hiện vài phút sau khi nó đạt tới giá 105 Ở ngày đó nó được giao dịch gần điểm cao hơn và ngày tiếp theo thì giá tăng rất mạnh. Chỉ Có một hai lần giá điều chỉnh khoảng 7- 8 điểm rồi lại tiếp tục tăng tới 150 điểm trong khoảng thời gian rất ngắn. Điểm then chốt 100 chưa từng bị đe doa
Từ đó, Ông hiếm khi bỏ qua lý thuyết “điểm then chốt” trong những giao dịch lớn của mình. Khi anakonda được bán với giá 200, Ông lại lặp lại giao dịch như khi ở 100, và cả khi nó được bán với giá 300. Nhưng ở quanh mốc 300, giá thể hiện sự không bình thường. Nó chỉ tăng tới 302 A, chững lại và có dấu hiệu quay đầu. Ông quyết định bán ra 8,000 cp rải rác ở các mức giá theo hướng quay đầu. 5,000 cp giá 300 và 1,500 cp giá 299 % 6,500 cp được bán nhanh chóng trong 2 phút. Nhưng cần tới 25 phút sau để bán 1,500 cp theo khối lượng khớp nhỏ giọt 100 hoặc 200 tới mức giá 298 %, là giá đóng cửa ngày hôm đó. Ông rất tin tưởng rằng nếu như giá thấp hơn 300 trong ngày hôm đó, giá của nó sẽ nhanh chóng đi xuống. Sáng hôm sau sự lo lắng với cổ phiếu bắt đầu. Sau khi anakonda bị giảm ở London, thì khi thị trường New York mở cửa nó bị bán tháo, và chỉ sau vài ngày giá của nó chỉ là 225 điểm
Phải chú ý rằng, nếu như cổ phiếu không biến động như đáng ra phải có sau khi cắt qua “điểm then chốt”, đó là dấu hiệu của sự nguy hiểm mà bạn phải đặc biệt quan tâm
Giống như đã nhắc lại trường hợp ở trên, biến động của anakonda sau khi cắt điểm 300 hoàn toàn không giống khi nó qua điểm 100 và 200. Khi qua những mức đó giá của nó tăng nhanh và mạnh ít nhất 10-15 điểm ngay sau khi vượt qua điểm then chốt. Nhưng lúc này tại giá 300 thay vì bình thường nó sẽ rất khó mua được thì trên thị trường lại có quá nhiều người bán ra, hơn nữa ngay khi ông bán, bạn thấy đó vài phút khớp 6,500 cp tại 302 % nhưng phải nửa giờ sau mới khớp 1,500 cp ở mức 299 %. Điều này đủ cho thấy rằng sự thay đổi trong biển động của anakonda đã rõ ràng hơn.
Điều đó đủ cho thấy sự nguy hiểm khi cố gắng giữ cổ phiếu này thêm nữa. Nó chỉ ra rằng có một nguyên nhân nào đó trong đó mà ta chưa biết, khi nó cắt điểm then chốt thì điều đó đã được thể hiện ra phần
nào Một lần khác, Ông nhớ lại khi Ông đợi 3 tuần trước khi bắt đầu mua CỐ phiếu Bethelenhem Steel 7/4/1915, nó đạt tới điểm cao nhất trong quá khứ của nó 87 %. Sau đó, nó điều chỉnh bởi lượng chốt lời quả lớn. Nhưng chỉ vài ngày giá lại quay đầu đi lên, Ông nhận thấy giá đi qua điểm then chốt này rất vững chắc và thể hiện một tiềm năng nhanh chóng tăng mạnh, Ông tin tưởng nó sẽ vượt qua mốc 100, ngày 8/4 Ông thực hiện lệnh mua đầu tiên khi nó ở giá từ 99 tới 99 điểm %. Trong ngày hôm đó giá nhanh chóng tăng đến 117 điểm. Tới 13/04/1929, sau 5 ngày giá đã lên tới 155 điếm – trong thời gian tăng đó nó không hề dừng lại, ngoại trừ những điều chỉnh không đáng kể trong ngày. Đó lại là một sự mô tả cho những ai có đủ lòng kiên nhẫn chờ đợi và sử dụng điểm then chốt cho giao dịch của mình
Nhưng đó chưa phải là tất cả. Ông lặp lại giao dịch của mình ở những mức giá 200, 300 và giá lại đạt tới điểm làm con người ta chết đứng vì vui mừng hoặc tiếc nuối 400. Vẫn chưa hết, Ông tin rằng sự tăng giá này có phần quá mức do tâm lý hưng phấn thái quá và những sai lầm của những kẻ bán không trước đó. Khi Ông đang mua theo giá lên thì Ông lại đang tìm những điểm then chốt cho bán khống của mình. Ông dừng lại ở mức giá 400 điểm, Ông chờ đợi sự đi xuống khi giá qua điểm then chốt của mình
Ông đã học được bài học của mình rằng, điều quan trọng – phải theo quá trình tới cùng. Ông đã thấy cách có thể dễ dàng vào và thoát khỏi giao dịch sau khi cổ phiếu cắt qua điểm then chốt nhưng thiếu động lực
Ông nhắc lại rằng, mỗi lần Ông đánh mất sự kiên nhẫn, không ở trong trạng thái chờ đợi tới “điểm then chốt” hoặc hành động quá sớm hoặc nhảy sang những giao dịch khác tìm kiếm những lợi nhuận dễ hơn, khi đó Ông đều thua lỗ
Có những cách khác nhau để xác định “điểm then chốt”. Ví dụ, giả sử rằng cổ phiếu mới nào đó được định giá lại 2 tới 3 năm một lần, giả sử giá cao nhất của nó là 20 điểm trong thời gian đó, hoặc bất kỳ mức giá nào khác
Nếu như công ty đó làm được một cái gì đó đột biến và giá trị của nó được phản ánh trong sự tăng giá của cổ phiếu, thường thì sẽ an toàn khi mua vào thời điểm đó, khi mà nó đạt tới một đỉnh cao mới hơn mức giá cao cũ
Cổ phiếu Có thể tăng tới 50, 60 hoặc 70 điểm, sau đó giảm xuống khoảng 30-40 điểm và giá dao động quanh mức kênh giữa giá cao nhất ví dụ 70 điểm và giá thấp nhất 20 điểm điểm trong vòng 1 hoặc 2 năm. Sau đó, nếu như lúc nào đó Cổ phiếu giao dịch dưới mức thấp nhất, khi đó Cổ phiếu đó sẽ có xác suất giảm thêm mạnh hơn. Có lẽ công ty đó có cái gì đấy không bình thường đang diễn ra bên trong
Nếu như bạn biết kết hợp giữa giá cổ phiếu và thời gian, bạn sẽ tìm thấy được rất nhiều điểm then chốt, ở đó bạn có thể mở một giao dịch cho một biến động mạnh. Nhưng giao dịch theo những điểm then chốt này đòi hỏi bạn phải có lòng kiên nhẫn. Bạn phải đặt thời gian vào những nghiên cứu ghi chép trong cuốn sổ của bạn. Bạn phải tự tay mình ghi chép lại để xem giá sẽ đạt tới điểm then chốt nào
Nghiên cứu những điểm then chốt, giống như bạn tìm thấy một mạch mỏ vàng cho những nghiên cứu của mình, giúp cho bạn có những quyết định dũng cảm. Từ những giao dịch thành công, trên nền tảng những lập luận của bạn, bạn sẽ tìm thấy trong đó sự hài lòng và hạnh phúc. Bạn sẽ thấy rằng lợi nhuận mà bạn kiếm được sẽ dễ chịu hơn rất nhiều một lợi nhuận nào khác mà bạn kiếm được từ những lời mách nước hay thông tin của ai đó trong ban điều hành công ty. Nếu như bạn làm được những giao dịch của bản thân mình, bạn biết được sở thích giao dịch của bản thân, kiểm tra tính kiên nhẫn, sẽ luôn theo những dấu hiệu nguy hiểm, và như vậy sự phá sản của bạn chỉ có thể có trong tưởng tượng mà thôi
Trong phần cuối sách, Livermore sẽ giải thích rõ hơn về phương pháp của mình, cách xác định những điểm then chốt phức tạp hơn trong sự liên kết Với phương pháp giá và thời gian
Có một số người khi nào đó giao dịch theo những lời chỉ bảo ngẫu nhiên hoặc lời đề nghị của người khác. Họ sẽ luôn cầu nguyện có được thông tin nhưng khi họ có thì họ chẳng biết làm gì với nó, Có một lần, có một quý bà tìm tới Ông với lời đề nghị hãy cho bà lời khuyên về thị trường. Ông thể hiện sự yếu mềm khi khuyên bà mua cổ phiếu Cerro De PasCO, ở thời điểm đó nó vừa cắt qua điểm then chốt. Buổi sáng hôm sau và cả tuần sau đó cổ phiếu tăng lên 15 điểm với chỉ một vài sự điều chỉnh không đáng kể. Sau đó Cổ phiếu biểu hiện những dấu hiệu nguy hiếm Ông nhớ lại yêu cầu của quý bà và nhanh chóng sắp xếp để vợ mình gọi cho bà ấy khuyên bán cổ phiếu đó. Nhưng thật ngạc nhiên khi mà quý bà đó không mua theo lời khuyên của Ông. Theo ý bà thì bà cần phải biết lời khuyên đó là thật đã trước khi hành động. Đó chính là đặc điểm chung của những lời mách nước và tiếp nhận lời mách nước trên thị trường
Hàng hóa thường xuyên thể hiện sự cuốn hút của Ông qua những điểm then chốt. Cacao giao dịch tại thị trường New York Cocoa Exchange. Trong rất nhiều năm sự biến động của hàng hóa đó không thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu cơ. Thế nhưng, khi xem xét đầu cơ giống như là kinh doanh, mỗi người phải luôn theo sát tất cả các thị trường để thu được nhiều nhất có thể
với Trong 1934 giá cao nhất trên option tháng 12 (giá trên giấy tờ khi mua hoặc bán hàng hóa trong thời gian định trước nào đó) là 6,23, thấp nhất là trong tháng 10 ở mức giá 4,28. Năm 1935 giá cao nhất vào tháng 2 là 5,74, và thấp nhất là vào tháng 6 với giá 4,54. Giá thấp nhất năm 1936 là vào tháng 3 i giá 5,13. Nhưng vào tháng 8, vì một nguyên nhân nào đó mà thị trường Cacao hoàn toàn thay đổi. Hoạt động rất mạnh. Nó được bán với giá 6,88 vào tháng đó, nó cách khá xa so với đỉnh của 2 năm trước đó và cao hơn 2 điểm then chốt cuối cùng là 6,23 và 5,13. Vào tháng 9 nó được bán với giá cao nhất là 7,51; vào tháng 10 giá cao nhất là 8.706 tháng 11-10.80; bạn có thể thấy nó tăng tới 600 điểm trong 5 tháng và chỉ có một vài điều chỉnh nhỏ không đáng kể
Rõ ràng đó là một nền tảng mạnh cho sự tăng giá, bởi vì năm này qua năm khác chỉ có những biến động bình thường mà thôi. Nguyên nhân sau đó được biết là không đủ lượng cacao cần thiết. Nhà đầu tư bắt đầu theo sát thị trường bằng những điểm then chốt và tìm thấy một khả năng lớn trong thị trường này
Khi bạn ghi chép giá vào trong cuốn sổ của bạn và quan sát những mẫu hình, giá bắt đầu nói chuyện với bạn. Đột nhiên bạn nhớ rằng bức tranh mà bạn vẽ ra có một hình dạng xác định. Nó bắt đầu cho bạn biết bản chất thực sự của thị trường. Bạn hãy xem lại những ghi chép của mình để tìm xem sự biến động quan trọng nào có cùng những điều kiện như hiện nay. Giá có tính chu kỳ và lặp lại. Tất cả những điều đó nói với bạn rằng, sự phân tích cẩn thận và tin tưởng vào những lập luận của mình bạn có thể tự cho mình một chính kiến. Những mẫu hình giá làm cho bạn nhớ rằng – những biến động quan trọng đó chỉ là những sự lặp lại những chuyển động giá mà khi nào đó bạn đã biết nó trong quá khứ, bạn sẽ có khả năng dự đoán trước và hành động với sự tin tưởng vào lợi ích
Livermore muốn nhấn mạnh rằng ông không xem sự ghi chép là hoàn hảo cho tất cả, ngoại trừ nó phục vụ ông. Ông thực sự biết rằng ở đó có nền tảng cho sự mong đợi biến động giá trong tương lai và nếu ai đó nghiên cứu – những ghi chép do chính họ tự thực hiện, anh ta không thể nào không ở trong trạng thái có thể thu được lợi nhuận trong những giao dịch của mình
Livermore sẽ không ngạc nhiên nếu như có người sau này theo những phương pháp ghi chép của Ông, Có thể đạt tới những thành công lớn hơn
Điều đó khẳng định nền tảng mà ông đã tạo ra trước đây bằng sự phân tích của mình, khi một ai dùng phương pháp đó thành công hơn, có thể do họ tìm thấy được cái gì đó còn thiếu mà ông đã bỏ qua. Livermore mở rộng sự giải thích của mình rằng, Ông không phải đi tìm những thứ mà người ta sẽ dùng tốt trong tương lai, bởi vì với một thời gian xác định thì những phương pháp giao dịch có thể khác nhau, khác nhau cả về mục đích
Nhưng người nào đó có thể phát triển từ nền tảng của phương pháp này những cái mới, cái mà sẽ được sử dụng phù hợp với thời gian tương xứng, nó sẽ làm tăng nền tảng cơ bản phương pháp của ông theo mục đích của anh ta
[maxbutton id=”2″ ]