JESSE LIVERMORE – Kinh Nghiệm Trade Chứng Khoán : Phần 2 – Khi Nào Cổ Phiếu Đi Đúng Hướng

“Khi tôi nhìn thấy những dấu hiệu nguy hiểm, tôi không tranh cãi với nó. Tôi thoát ra ! Sau một vài ngày, nếu tôi thấy mọi thứ vẫn bình thường, khi đó tôi luôn có thể trở lại với thị trường. Như vậy tôi được giải thoát khỏi sự lo lắng và thua lỗ.”

Đặc tính của Cổ phiếu giống như tính cách của một con người, có tính cách hiện, có tính cách hay bất thường, và có nét đặc trưng riêng của mình. Một số cổ phiếu – rất dễ bị kích động để làm giá, luôn biến động và rất dễ bị tổn thương. Một số khác – rất cởi mở, rõ ràng và có logic. Mỗi nhà đầu tư khi muốn đầu tư vào một cổ phiếu nào đó phải hiểu được nó và trân trọng những đặc trưng riêng về giá của cổ phiếu. Phải hiểu được những phản ứng đặc trưng của cổ phiếu khi có những điều kiện vĩ mô, vi mô, tình hình công ty đó thay đổi.

Giống như khi bạn muốn thân với một ai lâu dài thì bạn phải hiểu được họ nghĩ gì, làm gì khi có điều gì đó xảy ra. Khi gặp nạn, người bạn đó có phải là người sẽ giúp đỡ bạn hay không hay là chạy đi mất ? Quan sát cổ phiếu cũng giống như quan sát con người vậy. Mà một người bạn tốt thực sự chỉ có thể có được trong những lúc khó khăn. Cổ phiếu cũng vậy thôi, bạn sẽ không thể nào đầu tư thành công nếu như bạn chẳng hiểu gì về nó, chẳng hiểu gì về những biến động mang tính đặc trưng của nó.

Thị trường không bao giờ ngừng biến động. Nó luôn có cảm giác nhàm chán từ lúc này qua lúc khác, nhưng nó không bao giờ nghỉ ngơi ở một mức giá. Nó chầm chậm chuyển động lên hoặc xuống. Khi một cổ phiếu hình thành một kênh giá hay xu hướng, nó sẽ tự động chuyển động theo một kênh giá cụ thể cho tới khi nào có những thay đổi về vĩ mô hoặc tin tức có ảnh hưởng lớn tới nó.

Market makers gom hàng: Khi bắt đầu chuyển động tăng giá, khối lượng giao dịch tăng dần dần và càng ngày càng mạnh hơn cùng với giá tăng trong thời gian vài ngày mà không rõ nguyên nhân Điều chỉnh BINH THƯỜNG: Sau khi tăng giá, sẽ xảy ra một đợt giảm giá mà hầu như chăng có một nguyên nhân gì quan trọng. Đợt giảm giá này là thu nốt những cổ phiếu còn lại trên thị trường. Vào thời gian điều chỉnh này khối lượng giao dịch sẽ giảm mạnh. Một điều chỉnh bình thường khi nó không giam quá 10% – 15% so với đỉnh tăng trước đó.

Điều chỉnh KHÔNG bình thường: Sau khi giá liên tục tăng mạnh, có xuất hiện biến động đầu phiên tăng trần cuối phiên giảm sàn hoặc đầu phiên giảm sàn cuối phiên tăng trần, cộng theo khối lượng không hề giảm đi và giá điều chỉnh vượt qua giới hạn 15%.

Tạo đình lần 2 Bình Thường: Khối lượng tăng mạnh hơn nhiều so với sóng tăng đầu  tiên, giá cũng tăng mạnh hơn nhiều. Thời gian điều chỉnh  trước đó là không lâu và không quá sâu, và quan trọng nhất là giá của nó phải bật nhanh mạnh mẽ qua điềm cao nhất đạt được trước đó

Bẫy tăng giá: Cần ít nhất 3 ngày tăng đề khẳng định. Lượng cổ phiếu ở tăng mạnh (đây là giai đoạn phân phối)
thời điểm này được giao dịch mạnh nhưng giá không Lượng cổ phiếu xả ở đỉnh trước đó rất lớn so với lượng | gom hàng lúc giá tăng thì có thể đây là bây xả hàng còn sót lại của nhà đầu cơ.

Điều chỉnh BẤT BÌNH THƯỜNG: Điều chỉnh tới hơn 6% so với định của chính ngày hôm đó cùng theo nó là sự tăng mạnh của khối lượng giao dich.

Khi giá bắt đầu tăng, bạn sẽ nhận thấy khối lượng giao dịch tăng dân và ngày càng mạnh hơn cùng với giá tăng trong thời gian vài ngày mà nguyên nhân chính vẫn còn chưa xuất hiện. Có thể nói ở thời gian này hầu như rất ít nhà đầu tư nào biết nguyên nhân đó là gì ? Lúc đó chính là thời điểm nhà đầu cơ đang gom hàng vì một nguyên nhân nào đó mà họ được biết trước. Họ sẽ gom từ từ và gom tối đa những cổ phiếu trôi nổi trên thị trường để đảm bảo rằng, khi họ bắt đầu kích giá cùng với thông tin được công bố, thì người được hưởng lợi lớn nhất chính là họ. Nhưng ở lần tăng giá đầu tiên, bạn sẽ thấy giá tăng ngày một mạnh hơn, điều này làm cho các nhà đầu tư nhỏ hay lớn khác Cố ôm hàng đợi giá cao hơn rồi bán.

Ngay khi đó sẽ xảy ra một đợt giảm giá mà hầu như chẳng có một nguyên nhân gì quan trọng hoặc một nguyên nhân bình thường bị người ta thổi phồng lên, cái này Livermore gọi đó là “sự điều chỉnh bình thường” (normal reaction”). Đợt giảm giá này có thể hiểu đơn giản là gom nốt những cổ phiếu còn lại trên thị trường, dọa những kẻ nhát gan phải bán ra cổ phiếu và cũng là cái bẫy cho những người bán khống. Họ cứ tin rằng giá đã đến lúc giảm mạnh và bán không một lượng cổ phiếu lớn, nhưng khi họ nhận ra thì đã quá muộn. Họ sau này cũng sẽ là một động lực để thúc đẩy giá tăng, vì khi đó họ phải mua lại bằng mọi giá để bù lại lượng bán chống trước đó.

Vào thời điểm điều chỉnh này, khối lượng giao dịch sẽ giảm mạnh so với những ngày tăng trước đó, nhưng đây cũng là lúc nhà đầu cơ dễ gom hàng nhất. Khi điều chỉnh, đa phần tâm lý nhà đầu tư sẽ hoặc bán ra ngay chốt lời hoặc giữ lại chờ hôm sau rồi hôm sau nữa cho tới khi anh ta không chờ được nữa rồi cũng bán ra, những hàng được bán ra chốt lời sẽ được gom hết, nhưng nếu lượng bán ra quá lớn thì nhà đầu Cơ cũng sẽ chỉ mua một phần để làm sao lượng mua lớn đó không làm gia tăng lên ngay. Những nhà đầu tư khác thì thấy giá cổ phiếu giảm cũng không dám mua vào, cho nên giai đoạn điều chỉnh bình thường này khối lượng giao dịch sẽ có xu hướng giảm dần. Đó là một điều chỉnh bình thường – một hiện tượng bình thường khi giá không giảm quá 10% – 15% so với đỉnh tăng trước đó.

Đừng bao giờ sợ hãi những điều chỉnh bình thường, nhưng sẽ vô cùng nguy hiểm với những biến động không bình thường Điều chỉnh không bình thường là điều chỉnh sau khi giá liên tục tăng mạnh, nhưng khi có biến động, trong cùng một ngày Cổ phiếu được giao dịch với một mức trần nhưng cuối phiên xuống sàn kèm theo khối lượng giao dịch đột biến, không dừng lại ở đó, giá tiếp tục giảm theo cách đầu phiên tăng cuối phiên giảm hoặc đầu phiêm giảm cuối phiên tăng cộng theo khối lượng không hề giảm đi và giá vượt qua giới hạn 15%, thì đó chính là điểm không bình thường trong điều chỉnh

Sau vài ngày, sự sôi động lại được khôi phục trên thị trường, khối lượng giao dịch lại tăng dần lên nhưng mức độ tăng mạnh hơn nhiều so với sóng tăng đầu tiên. Sự tăng lại này đơn giản có thể giải thích qua các nguyên nhân như nhà đầu cơ đã gom được lượng hàng cần thiết cộng với chỉ số chính đã biến động tăng, cũng có thể nhà đầu cơ không dám đánh xuống quá thấp qua vùng tâm lý, bởi nếu điều đó xảy ra thì không ai khác chính họ là những người chịu thiệt hại nặng nề nhất. Khối lượng tăng lên mạnh một phần nhờ những nhà đầu tư mới tham gia vào khi giá tăng, và một phần số người trước đó đã ôm hàng bây giờ sợ hãi nên bán ra do suy nghĩ rằng, lần trước giá lên đỉnh mình không bán sau đó thì bị giảm không bán được, do sợ quá nên ngay khi có cơ hội bán là ngay.

Nhưng sự tăng mạnh khối lượng nguyên nhân thực sự nằm ở nhà đầu cơ, họ vừa bán ra vừa mua vào để tạo thanh khoản và làm tăng khối lượng. Điều này sẽ làm cho những nhà đầu tư khác nảy sinh lòng tham và nhảy vào thị trường bằng mọi giá. Và như vậy, lần này thì giá sẽ tăng mạnh hơn nhiều và khối lượng giao dịch cũng vậy.

Nếu điều đó – là biến động thực sự chứ không phải bây tăng giá để xả hàng, thì biến động này ngay lúc đầu đã phải tăng mạnh kèm theo khối lượng giao dịch lớn, thời gian điều chỉnh trước đó là không lâu và không quá sâu, và quan trọng nhất là giá của nó phải bật nhanh mạnh mẽ qua điểm cao nhất đạt được trước đó, đây là điều vô cùng quan trọng trong biến động của một cổ phiếu được coi là bình thường.

Vậy làm thế nào để biết đó là bẫy tăng giá ? Bạn phải chờ ít nhất 3 ngày tăng này để khẳng định, vì nếu là bẫy tăng giá để xà hàng thì lượng cổ phiếu ở thời điểm này được giao dịch mạnh nhưng giá không tăng mạnh hay nói cách khác đây là giai đoạn phân phối. Nhưng còn có một cách khác đó là quan sát cách phân phối xả hàng của nhà đầu cơ ở quanh đỉnh trước đó và thời điểm khi gom hàng. Nếu như lượng gom trước đó là rất lớn trong khi lượng xả ở đỉnh trước đó không nhiều thì có thể khẳng định rằng đây không phải là bẫy xả hàng, vì nếu là bẫy xả thì đã xả hết và mạnh ở đỉnh trước đó chứ không cần tới thời điểm này mới xả. Còn nếu lượng cố phiếu xả ở đỉnh trước đó rất lớn thì coi chừng đây là bẫy xả hàng còn sót lại của nhà đầu cơ.

Hướng biến động này cần phải thật mạnh và tiếp diễn trong thời gian vài ngày với sự điều chỉnh bình thường không đáng kể trong ngày, các bạn nhớ là điều chỉnh trong ngày tức là giá tăng mạnh trong ngày đạt tới định giá mới nhưng sau đó bị giảm nhẹ và đóng cửa gân mức mức giá cao nhất trong ngày. Sớm hay muộn nó sẽ đạt tới những điểm, mà ở đó sẽ xảy ra sự điều chỉnh bình thường khác. Khi điều đó xảy ra, tất cả sẽ xảy ra giống như ở lần điều chỉnh bình thường đầu tiên, bởi vì đó là một biến động tự nhiên của bất kỳ cổ phiếu hay thị trường nào trong một xu hướng. Sự điều chỉnh này chỉ là một cú lấy đà trước biến động mạnh sau đó mà thôi. Trước một cơn bão lớn bao giờ cũng biển lặng trời yên. Vào thời điểm mới bắt đầu của biến động đó, khoảng cách giữa 2 đỉnh giá cạnh nhau là không lớn, Nhưng theo thời gian bạn sẽ nhận thấy, cổ phiếu sẽ tăng rất nhanh và mạnh sau này.

Livermore mô tả nó như sau: Lấy một cổ phiếu khi nó bắt đầu từ mức giá 50. Ở sóng đầu tiên nó sẽ lên từ từ và giao dịch ở mức giá 54. Sau một vài ngày điều chỉnh bình thường, giá của nó là 52 hoặc gần mức đó. 3 ngày trôi qua và giá lại bắt đầu tăng. Lần này giá có thể leo lên tới 59 hoặc 60 trước khi xảy ra lần điều chỉnh tiếp theo.

Nhưng ở lần điều chỉnh tiếp theo này cổ phiếu đó sẽ điều chỉnh mạnh hơn so với điều chỉnh trước đó. Và sau một vài ngày xuống mạnh, cầu ít thì cổ phiếu đó lại bất ngờ bắt đầu tăng giá, nhưng mà bạn sẽ nhận ra một điều là khối lượng giao dịch sẽ không lớn như khi mới bắt đầu biến động và sau lần điều chỉnh thứ nhất. Điều này có thể giải thích về mặt tâm lý như sau: khi một cổ phiếu tăng, lòng tham lấn át và người bán sẽ chẳng muốn bán cổ phiếu của mình vì họ tin rằng giá còn lên cao nữa

Những người đã bán cổ phiếu quá sớm thì lúc này hối hận và lại muốn mua trước khi giá tăng quá cao. Như vậy họ lại làm cho giá tăng mạnh hơn nữa mà chưa chắc mua được đủ cổ phiếu. Điều này làm cho khối lượng giao dịch giảm đi một cách đáng kể so với lúc bắt đầu biến động. Trong trường hợp này, bạn sẽ nhận thấy giá tăng rất nhanh và mạnh, không lâu sau đó, bạn sẽ thấy một định giá mới cao hơn định giá trước đó. Cổ phiếu dễ dàng tăng qua mức đỉnh cũ 60 và tăng tới 68 hay 70, mà không gặp phải điều chỉnh bình thường nào. Nhưng nếu ở đây xảy ra điều chỉnh, thì cổ phiếu sẽ điều chỉnh khá sâu so với 2 lần trước, nếu sự điều chỉnh này làm cho giá trở về đỉnh cũ 60 điểm thì nó là điều chỉnh rất mạnh, và nên bán nó khi sự điều chỉnh này vượt qua đỉnh 60 đó. Nhất là khi sự điều chỉnh này xảy ra trong nhiều ngày

Nhưng nếu cổ phiếu đó chỉ điều chỉnh không quá 15% so với đỉnh mới vừa đạt được và chỉ trong ít ngày rồi hồi phục và tạo lên một đỉnh giá mới. Chính lúc này, tại mức giá này xuất hiện yếu tố thời gian.

Đừng bao giờ cho phép cổ phiếu làm mất sự tập trung của bạn. Khi đạt tới một mức lợi nhuận đáng kể, trong bạn cần phải có sự kiên nhẫn, nhưng cũng đừng cho phép sự kiên nhẫn đó sinh ra trong bạn sự lạc quan thái quá và bỏ qua những dấu hiệu nguy hiểm,

Cổ phiếu lại tiếp tục tăng giá, mức tăng lên tới 6 -7 điểm một ngày và kích hoạt cho ngày tăng giá tiếp theo có thể cao hơn nữa với một sự sôi động cao thể hiện qua khối lượng giao dịch. Nhưng giả sử trong một ngày Cổ phiếu đang giao dịch sôi động, người mua kẻ bán đua nhau đặt lệnh, khi đó đột nhiên cổ phiếu tăng mạnh lên giả sử 10 điểm ngay trong ngày hôm đó mà chẳng có nguyên nhân gì quan trọng. Bước nhảy giá này chắc chắn không bình thường. Buổi sáng tiếp theo cổ phiếu bị điều chỉnh lại một vài điểm sau đó lại tăng và đóng cửa ở mức cao. Nhưng trong ngày tiếp theo nữa, nó vì nguyên nhân nào đó mà ta chưa biết không giữ được mức tăng đó, giả trong ngày hôm đó đạt tới đỉnh giá mới rồi quay đầu đi xuống, giá đóng cửa thấp hơn cả giá đóng cửa ngày hôm trước cùng theo nó là sự tăng mạnh của khối lượng giao dịch

Đây chính là một dấu hiệu rất nguy hiểm. Trong quá trình tăng giá, cổ phiếu đó thể hiện rất bình thường với những điều chỉnh rất tự nhiên và bình thường. Sau đó đột nhiên xảy ra sự điều chỉnh không bình thường – sự không bình thường ở đây theo Livermore chính là sự điều chỉnh tới hơn 6% điểm so với đỉnh của chính ngày hôm đó (nến giống như một ngôi sao băng với cái đuôi dài hoặc là một mô hình “phong tỏa” với một cây nến đen dài), cái mà từ khi bắt đầu tăng giá chưa từng xảy ra, cái đó chính là một dấu hiệu nguy hiểm mà chúng ta không nên bỏ qua

Nếu như bạn vẫn đang trong cuộc chơi tới thời điểm này, có nghĩa là bạn đã luôn có sự kiên nhẫn với cổ phiếu trong khoảng thời gian tăng giá tự nhiên khá dài, thì bây giờ bạn phải có đủ dũng cảm và sự sáng suốt trong suy nghĩ để coi trọng dấu hiệu nguy hiểm báo hiệu sự đảo chiều đang và sắp diễn ra

Livermore không khẳng định rằng dấu hiệu nguy hiểm này lúc nào cũng đúng, giống như ở trên Ông đã nói, không có một quy tắc nào dự đoán sự biến động giá cổ phiếu chính xác 100%. Nhưng nếu như bạn luôn quan tâm tới nó và theo dõi nỎ, thì cuối cùng bạn sẽ có một khoản lợi nhuận đáng kể

Một nhà đầu cơ thiên tài đã từng nói với ông: “Khi tôi nhìn thấy những dấu hiệu nguy hiểm, tôi không tranh cãi với nó. Tôi thoát ra ! Sau một vài ngày, nếu tôi thấy mọi thứ vẫn bình thường, khi đó tôi luôn có thể trở lại với thị trường. Như vậy tôi được giải thoát khỏi sự lo lắng và thua lỗ.”

Để rõ hơn, Ông giả dụ thế này: Khi tôi đang đi trên đường ray tàu điện, tôi nhìn thấy một tàu điện đang lao về phía tôi với vận tốc khoảng 60 km/h, tôi sẽ trở thành một tên đại ngốc nếu như không thoát khỏi đường ray để cho tàu điện đi qua.

Sau khi nó đi qua, tôi quan sát thấy không còn chiếc tàu nào đang tới gần trong thời điểm đó nữa thì tôi hoàn toàn có thể quay lại đường ray và dạo bước trên đó nếu như tôi còn muốn Ông luôn coi đó là một tấm gương của một nhà đầu cơ khôn ngoan. Một nhà đầu cơ khôn ngoan luôn phải rõ vị thế của mình. Nói tới vị thế chắc các bạn chưa hiểu ngay về 2 từ “vị thế”. Đó chỉ có 2 từ nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một nhà đầu cơ sau khi quan sát thị trường, và cổ phiếu mình muốn đầu tư. Sau khi đã có những phương án đầu tư của mình thì anh ta sẽ hành động ngay vào một thời điểm thích hợp. Khi đó anh ta đã đứng ở một vị thế cao hơn những người bình thường, anh ta có thể quan sát dễ dàng những biến động xảy ra và đánh giá mức độ của nó tới thị trường. Những lời mách nước, đe dọa từ kẻ khác với anh ta khi đó chẳng có ý nghĩa gì. Lúc đó chỉ Có anh ta và thị trường mà thôi

Mỗi một nhà đầu cơ thông minh đều có trong mình một sự cảnh giác với những dấu hiệu nguy hiểm. Cũng thật lạ là tại sao sự khó tiếp nhận những tín hiệu nguy hiểm của đa phần nhà đầu cơ lại nằm trong chính bản thân họ. Khi họ phải cố gắng có một sự dũng khí lớn để kết thúc giao dịch của mình khi mà thị trường đã cho họ tín hiệu rất xấu và họ không còn cách nào khác ngoài cách đó. Đáng ra họ phải nhanh chóng và sẵn sàng cho việc đó khi bắt đầu nghê đâu Cơ. Họ luôn dao động, và trong thời gian dao động đó họ nhìn thấy thị trường đang chống lại họ bằng sự sụt giảm đã mạnh lên. Khi đó họ thường nói: “ở lần tăng giá tiếp theo tôi sẽ thoát!” Khi xảy ra sự hồi phục tiếp theo, vì điều đó sớm muộn cũng sẽ trường xảy ra, họ lại quên những gì họ đã quyết định trước đó, vì họ tin rằng thị bắt đầu dậy sóng. Thế nhưng sự hồi phục này chỉ mang tính thời gian giống như một cái bẫy, nó nhanh chóng quay đầu và lần này còn mạnh hơn lần trước. Và họ, những người đầu cơ thiếu quyết đoán đó lại một lần nữa nằm trong sự giảm giá do chính sự dao động của họ

Nếu như họ đã sử dụng những quy tắc đã biết, kinh nghiệm đã dạy bảo hộ làm nền tảng cho giao dịch thì có thể nó đã chỉ cho họ biết cần phải làm gì, chứ không phải kiểu như, anh ta cố gắng vất vả 3 năm với những công thức, chỉ bảo, mô hình rồi tới khi những điều đó xảy ra, nhưng anh ta lại bị chi phối bởi cảm xúc thăng hoa hoặc bị quan quá đà, và anh ta lại bỏ hết nó ra phía sau và chạy theo cảm xúc. Cho tới khi anh ta nhận được một bài học vô cùng đắt giá, anh ta hiểu ra được giá trị của kinh nghiệm và kiến thức. Nhưng vào một ngày mưa bão, thị trường dậy sóng thần, anh ta là một người nhát gan nhưng vì tham cảm giác lạ nên lao ra lướt sóng. Lợi nhuận quá lớn khiến anh ta quên rằng mình đang cười trên một con rồng bay, và tới ngày con sóng đó hết động lực, bị dập tắt nhanh chóng. Anh ta khi đó sẽ chẳng nhớ gì tới bài học trước kia nữa khi mà bài học lần đó đang báo cho anh ta sự nguy hiểm. Anh ta sẵn sàng lao vào sai lầm đó một lần nữa mà không một chút nghi ngờ. Chính vì thế trên thị trường luôn có những kẻ đánh cuộc với cả mạng sống của mình

Một lần nữa Jesse Livermore nhắc lại, chính bản chất tự nhiên của con người – tham lam, sợ hãi, hy vọng là kẻ thù lớn nhất cho bất kỳ một nhà đầu tư hay đầu cơ nào. Tại sao Cổ phiếu lại không tăng giá sau khi nó đã xuống khá sâu trong một thời gian dài, mà trước đó nó cũng đã tăng rất mạnh ? Tất nhiên sớm hay muộn nó cũng tăng ở một mức giá nào đó. Vậy thì tại sao bạn lại hy vọng rằng tại đúng thời điểm mà bạn muốn cổ phiếu sẽ tăng giá ? Cổ phiếu sẽ theo ý muốn của bạn sao ? Câu trả lời đa phần là không, và nếu như nó thực sự không như bạn muốn, nếu bạn là một nhà đầu cơ thiếu quyết đoán, bạn có thể sẽ không thể sử dụng tín hiệu đó trong suy nghĩ của bạn

Những gì mà Livermore đang có gắng đưa ra là một cái nhìn rõ hơn về một phần của vô số những điều mà một nhà đầu cơ thực sự muốn đạt tới. Để biến đầu có thành một hoạt động kinh doanh nghiêm túc, Ông nhắc lại một cách nghiêm túc rằng – không nên cố gắng để trở thành một nhà đầu cơ thành công bằng cách giao dịch ngày qua ngày, tuần qua tuần; chỉ nên một vài lần trong một năm, có thể là 4 hoặc 5 lần, khi mà bạn có một tâm lý tốt, có thể cho phép mình thực hiện bất kỳ một giao dịch nào. Trong một khoảng thời gian bạn nên cho phép thị trường tự nó hình thành lên những mô hình và xu hướng cho sự chuyển động mạnh tiếp theo, Nếu như bạn tính toán đúng sự chuyển động giá, giao dịch đầu tiên của bạn cho bạn một lợi nhuận ngay từ đầu. Từ thời điểm đó, tất cả những gì cần ở bạn đó là phải cảnh giác, quan sát theo những dấu hiệu nguy hiểm xuất hiện, điều mà cảnh báo cho bạn nên thoát khỏi thị trường và chuyển những khoản lợi nhuận trên giấy tờ thành tiền mặt

Hãy nhớ rằng khi bạn không giao dịch, thì luôn có những nhà đầu cơ khác tin rằng họ cần phải giao dịch để nắm lấy cơ hội nào đó. Chính họ sẽ vạch cho bạn con đường đi tiếp theo của mình, bạn sẽ thu được những món lợi dựa trên sai lầm mà họ đã chỉ cho bạn

Đầu cơ thực sự quá là hấp dẫn bởi lợi nhuận mà nó mang lại. Phần lớn những nhà đầu cơ vây quanh những môi giới hoặc thường xuyên gọi điện tới đó chỉ để nghe ngóng một tin gì đấy, và sau ngày làm việc họ nói về thị trường với bạn bè trong bất kể cuộc gặp nào. Họ luôn nghĩ về những giao dịch chứng khoán. Họ bị cuốn vào những sự tăng giá và giảm giá không đáng kể, và bỏ lỡ mất những biến động giá lớn hơn. Thông thường có rất nhiều nhà đầu Cơ giao dịch theo hướng ngược lại cải xu hướng lớn đang tiến về phía trước. Nhà đầu Cơ, người CỐ điều khiển mình, để được những lợi nhuận nhỏ từ những biến động không đáng kể của giả trong ngày, sẽ không bao giờ có thể tập trung những chú ý của mình vào những chuyển động quan trọng trên thị trường tiếp theo, khi mà điều đó xảy ra.

Những yếu điểm đó có thể sửa chữa bằng cách tìm hiểu và nghiên cứu những ghi chép chuyển động của giá cổ phiếu trong quá khứ, xem xét đặc trưng chuyển động của nó và gắn chặt với yếu tố thời gian là vô cùng quan trọng
Rất nhiều năm trước, Livermore đã từng nghe về một nhà đầu cơ rất thành công, người mà sống tại California. 2 hay 3 lần trong một năm, anh ta liên hệ với người môi giới của mình ở tận SanfransiCo để đặt lệnh mua hoặc bán các giao dịch của anh ta trên thị trường. Bạn của Livermore, người làm trong phòng môi giới, cảm thấy rất hứng thú với sự kỳ lạ đó nên đã tiến hành thăm dò.

Sự ngạc nhiên của bạn Ông lại tăng lên khi biết nhà đầu cơ này rất xa thị trường và hầu như không có được sự phục vụ nào của thị trường cũng như của nhà môi giới. Anh ta hỏi nhà đầu cơ này bằng một sự tò mò rằng: “tại sao Anh có thể đầu tư thành công trong một hoàn cảnh ở xa và cô lập như vậy?”
Nhà đầu cơ đó trả lời: “tôi đang đầu cơ. Tôi có thể sẽ bị phá sản nếu như tôi để mất phương hướng và cho phép bản thân bị che mắt bởi những thay đổi không đáng kể. Tôi thích ở thật xa, nơi mà tôi có thể suy nghĩ mà không bị những biến động, tin đồn của thị trường làm phiền.

Anh có thể thấy tôi luôn tính toán dựa trên những sự kiện đã xảy ra, và điều đó cho tôi khá rõ ràng bức tranh đang xảy ra trên thị trường. Biến động giả không kết thúc ở ngày, khi mà nó bắt đầu. Để kết thúc một biến động dài và lớn thì cần có thời gian. Nằm trong những ngọn núi, tôi đang ở trong một vị thế cho phép những biến động đó có thời gian mà nó cần thiết. Nhưng tới một ngày, khi mà tôi thu được những mức giá nào đó và viết chúng vào những ghi chép của tôi. Nếu tôi nhận thấy giá vừa ghi chép không tương ứng với những mô hình biến động giá, cái mà rất rõ ràng trong thời gian trước đây. Khi đó, ngay lập tức tôi đưa ra quyết định của mình. Tôi đi vào trong thành phố và bắt | gian đầu hành động”

Chuyện này xảy ra đã lâu. Người ở trong những ngọn núi trong thời dài và thu được những lợi nhuận đáng kể từ thị trường chứng khoán. Anh ta chính là người đem lại cảm hứng cho ông. Ông bắt đầu làm việc một cách say mê, nghiêm túc không ngừng nghỉ để có thể kết nối yếu tố thời gian với những yếu tố khác mà ông đã đúc kết được từ kinh nghiệm của mình. Với những nỗ lực không ngừng cùng với những ghi chép của mình đã giúp Ông đạt được một trình độ kinh ngạc trong việc dự đoán biến động gần nhất của thị trường.

[maxbutton id=”2″ ]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Main Menu