Tất cả các chiến lược giao dịch tinh gọn trong cuốn sách này đều có ba phần: Phần đầu là xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự, phần hai là đợi thị trường chạm tới một trong các vùng này, và phần ba là giao dịch khi có một mô hình giao dịch xuất hiện ở một trong các vùng này.
Bây giờ bạn hiểu cách tìm các vùng trên biểu đồ, và bạn sẵn sàng học về các mô hình giao dịch. Các mô hình giao dịch là các mô hình phản ánh hành vi giá mạnh mẽ. Các mô hình đơn giản này gợi ý điều thị trường có thể làm khi thị trường chạm một vùng. Các mô hình biểu đồ này chỉ hữu ích khi chúng xuất hiện trên một vùng các mô hình này nếu không nằm trên các vùng thì chỉ đơn giản là các mô hình biểu đồ hấp dẫn – chúng không phải là các thiết lập giao dịch có xác suất cao. Một mô hình biểu đồ cực kỳ mạnh mẽ và đơn giản là mô hình Nụ Hôn Cuối (Last Kiss).

HÌNH 5.1 Biểu đồ H4 của cặp EUR/USD đang trong giai đoạn tích lũy thường thấy. Hãy chú ý sự chuyển động giá mạnh, không có hướng và dường như không đi đến đâu (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Nếu bạn đã thực hiện công việc giao dịch được một thời gian, bạn có thể quan sát thị trường đủ để biết rằng thị trường có hai tâm trạng cơ bản, được nhận ra ở mọi loại thị trường trên thế giới. Có thị trường bình tĩnh, không có xu hướng, dao động ngang như trong Hình 5.1. Bên cạnh đó, thị trường cũng có thể thể hiện đặc trưng mạnh mẽ, bùng nổ của dạng thị trường có xu hướng như Hình 5.2. Thị trường luôn thể hiện một trong hai tâm trạng này.
Tiếp theo, thị trường thay đổi giữa hai giai đoạn này: thị trường có xu hướng mạnh và thị trường thư giãn, trôi dạt không xu hướng những ngày nóng và lạnh, thị trường cũng có những ngày lười nhác (xem Hình 5.3)

HÌNH 5.2 Biểu đồ H4 khác của cặp EUR/USD, ở đây thị trường chuyển động tăng liên tục trong một giai đoạn có xu hướng mạnh. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Cũng như việc có những ngày thủy triều thấp và cao, (thị trường dao động ngang) và những ngày hoạt động quá mức (thị trường có xu hướng). Các nhà giao dịch kiếm lợi thế từ hai tâm trạng này trong thị trường.
Hầu hết các hệ thống giao dịch sẽ có lợi thế khi thị trường đi ngang hoặc thị trường có xu hướng mạnh. Điều này nghĩa là hầu hết các hệ thống giao dịch sẽ hoạt động tốt trong thị trường đi ngang hoặc thị trường có xu hướng, mà không bao giờ hoạt động tốt trong cả hai tâm trạng thị trường.
Ví dụ, nếu bạn quyết định giao dịch mô hình Đuôi Chuột Túi Thuận Xu Hướng, nhưng thay vì đợi một xu hướng mạnh, bạn quyết định áp dụng mô hình Đuôi Chuột Túi Thuận Xu Hướng vào một thị trường không xu hướng, thì bạn có thể thấy rằng mô hình Đuôi Chuột Túi Thuận Xu Hướng không cung cấp được dạng lợi nhuận tiềm năng mà bạn đang tìm kiếm trong một hệ thống giao dịch (mô hình Đuôi Chuột Túi Thuận Xu Hướng là một thiết lập giao dịch tinh gọn trong thị trường có xu hướng, được mô tả chi tiết trong Chương 10).

HÌNH 53 Biểu đồ H4 của cặp EURUSD chuyển từ tâm trạng không xu hướng, trôi dạt sang giai đoạn có xu hướng mạnh. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Điều này đơn giản vì hệ thống mô hình Đuôi Chuột Túi Thuận Xu Hướng được thiết kế để tìm kiếm lợi nhuận trong một thị trường có xu hướng mạnh. Áp dụng hệ thống này vào một thị trường không xu hướng, đi ngang sẽ thường dẫn đến các kết quả không mong muốn. Thực tế đơn giản này có nghĩa là bạn phải nhớ dạng thị trường mà hệ thống giao dịch bạn chọn hoạt động tốt, và cố gắng áp dụng hệ thống giao dịch bạn chọn chỉ với dạng thị trường đó.
[maxbutton id=”5″ ]
Tuy nhiên, có một chiến lược lâu đời hoạt động ở tiếp điểm của quá trình chuyển tiếp từ thị trường đi ngang sang thị trường có xu hướng mạnh. Đó là chiến lược đột phá. Chiến lược giao dịch này cực kỳ phổ biến; hiện có nhiều phiên bản của giao dịch đột phá.
GIAO DỊCH ĐỘT PHÁ LÀ GÌ?
Chiến lược đột phá bao gồm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên bao gồm việc đại thị trường co hẹp lại. Một thị trường có hẹp trở nên rất dao động và không xu hướng, và nhà giao dịch chờ đợi, theo dõi thị trường. Nhà giao dịch theo trường phái đột phá là nhà giao dịch kiên nhẫn. Chiến lược này phần lớn dựa vào việc kiên nhẫn và canh thời điểm.
Có thể bạn đã giao dịch một phiên bản của chiến lược đột phá trong quá khứ. Có nhiều phiên bản của thiết lập giao dịch này, vì vậy bạn có thể đã biết qui trình. Bạn đợi và theo dõi thị trường khi nó tĩnh lặng. Bạn đang đợi khi thị trường đang giao dịch trong một khung giá hẹp. Sau đó, thị trường đột phá và mở rộng bên ngoài khung giá và lao như tên lửa theo một hướng với một dịch chuyển có xu hướng mạnh mẽ, bền vững. Đây là nơi mà điểm mở giao dịch tốt sẽ giúp có lợi nhuận nhanh chóng với rất ít thời gian, và thậm chí có thể là một điểm vào sớm cho một xu hướng mạnh, bền vững sau đó.
Xác Định Sự Chuyển Tiếp
Là một nhà giao dịch đột phá, bạn tận dụng nhịp điệu tự nhiên của thị trường mà cụ thể là sự chuyển tiếp từ chuyển động nhàm chán, bị giới hạn của thị trường đi ngang với chuyển động có lực mạnh của thị trường có xu hướng. Khi nào bạn sẽ biết rằng thị trường đang thay đổi? Cách bạn xác định thời kỳ co hẹp kết thúc là gì? Thị trường có cung cấp bằng chứng khi nó chuẩn bị chuyển sang một giai đoạn có xu hướng không?

HÌNH 5.4 Chiếc hộp này trên biểu đồ H4 của cặp USD/JPY có thể dùng để chứa hành Vì giá thị trường trong suốt giai đoạn thị trường đi ngang. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)

HÌNH 5.5 Vùng co hẹp nên rất rõ ràng. Hãy chú ý cách thị trường bật lại từ vùng hỗ trợ và kháng cự vài lần trên biểu đồ H4 của cặp USD/JPY. Hai lần thị trường tìm thấy hỗ trợ ở đáy hộp và ba lần thị trường tìm thấy kháng cự ở đỉnh hộp. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Liệu có thể xác định khi thị trường kết thúc giai đoạn không xu hướng và bắt đầu giai đoạn xu hướng mạnh không? Câu trả lời là có, và bạn sẽ dùng “người bạn cũ” của mình, các vùng hỗ trợ và kháng cự để hiểu thêm về việc này. Vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ là ngưỡng mà bạn đánh giá các chuyển động của thị trường lại một lần nữa. Lần này vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ vạch ra một sự gợi ý cho phiên bản tinh gọn của giao dịch đột phá – giao dịch mô hình Nụ Hôn Cuối.
Bước đầu tiên của giao dịch mô hình Nụ Hôn Cuối là xác định vùng co hẹp. Một cách để hình dung một vùng co hẹp là vẽ một cái hộp lên biểu đồ.

HÌNH 5.6 Biểu đồ H4 này của cặp USD/CHF cho thấy một giao dịch đột phá tiêu chuẩn. Giao dịch được kích hoạt khi thị trường dịch chuyển ra ngoài vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Trong ví dụ này, thị trường đột phá theo hướng tăng, báo hiệu một giao dịch mua vào. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Hộp này sẽ chứa các biến động của thị trường không xu hướng. Hộp này nên bao gồm chuyển động của thị trường trong suốt giai đoạn thị trường dao động, trôi dạt (xem Hình 5.4).
Điều quan trọng cần nhớ ở đây là chiếc hộp chứa hành vi thị trường được hình thành bởi cả một vùng hỗ trợ và một vùng kháng cự. Chiếc hộp hành vi thị trường này nên nổi bật trên biểu đồ – nó nên hiển thị rõ ràng rằng thị trường bị nghẽn giữa hai vùng. Thông thường, sẽ có một vài lần chạm ở cả hai mặt của hộp. Trong Hình 5.5 chúng ta thấy có ba lần chạm vào đỉnh hộp (thị trường gặp kháng cự) và hai lần chạm vào đáy hộp (thị trường gặp hỗ trợ).
Giai đoạn co hẹp trong hộp có thể tiếp tục trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, khi thị trường đột phá qua vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, thì nhà giao dịch mô hình Nụ Hôn Cuối cần chú ý. Với nhiều nhà giao dịch đột phá, dịch chuyển ra ngoài hộp co hẹp sẽ kích hoạt một giao dịch. Tuy nhiên, giao dịch mô hình Nụ Hôn Cuối không được kích hoạt ở giai đoạn này.
[maxbutton id=”6″ ]
Một ví dụ gần gũi về một giao dịch đột phá tiêu chuẩn, điển hình có thể phải tuần tự. Chiến lược đột phá điển hình sẽ tuân thủ theo một chuỗi các sự kiện. Đầu tiên, thị trường co hẹp lại, và một chiếc hộp được vẽ xung quanh vùng co hẹp. Thứ hai, thị trường được đẩy bật ra ngoài vùng hỗ trợ hoặc kháng cự để kích hoạt một giao dịch (xem Hình 5.6).
Sự dịch chuyển ra ngoài vùng này là một tín hiệu giao dịch. Trong thực tế, các nhà giao dịch kiểu đột phá tiêu chuẩn thường đặt lệnh buy stop bên trên vùng kháng cự, và lệnh sell stop bên dưới vùng hỗ trợ để chờ đợi sự đột phá. Tất nhiên, có nhiều khác biệt giữa các chiến lược đột phá, tuy nhiên, nguyên lý cốt lõi của các chiến lược giao dịch đột phá là đây: Khi thị trường đột phá ra ngoài vùng co hẹp thì một giao dịch được kích hoạt.
Tuy nhiên, các chiến lược giao dịch đột phá tiêu chuẩn có một vấn đề rất phổ biến. Nhiều giao dịch đột phá kết thúc là các giao dịch thua lỗ vì chúng bị kích hoạt bởi một Phá Vỡ Sai (Fake-out).
Vậy Phá Vỡ Sai là gì?
Phá Vỡ Sai là kẻ thù của nhà giao dịch đột phá. Đây là vấn đề lớn nhất với hầu hết các chiến lược giao dịch đột phá. Nhiều tín hiệu đột phá cung cấp các cơ hội giao dịch tuyệt vời, còn các tín hiệu khác bị kích hoạt bởi Phá Vỡ Sai. Một Phá Vỡ Sai (fake-out) là một chuyển động giá ra ngoài vùng co hẹp trông như một đột phá, nhưng thay vì tiếp tục theo hướng của một xu hướng mạnh, thị trường quay lại vào bên trong vùng co hẹp.

HÌNH 5.7 Phá Vỡ Sai này được đánh dấu bằng mũi tên trên biểu đồ H4 của cặp USD/ CHFThị trường chuyển động lên cao hơn đỉnh hộp, nhưng sau đó nhanh chóng quay lại bên trong hộp. Với hầu hết các hệ thống đột phá tiêu chuẩn thì đây sẽ là một giao dịch thua lỗ. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
[maxbutton id=”6″ ]
Phá Vỡ Sai luôn kết thúc bằng việc thị trường cuối cùng rơi lại vào trong vùng được xác định bởi 2 mức hỗ trợ và kháng cự (quay lại vào bên trong chiếc hộp). Biểu đồ H4 của cặp USD/CHF trong Hình 5.7 là một ví dụ về Phá Vỡ Sai. Chuyển động mạnh ra ngoài hộp (đánh dấu bởi mũi tên) được giả sử là một đột phá, nhưng thị trường quay lại và cuối cùng rơi lại vào trong hộp.
Vì vậy, một fake-out là một sự đột phá được kích hoạt bằng một nến xác nhận vượt ra bên ngoài một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Hành động này được tiếp tục bởi sự đảo chiều của thị trường, dịch chuyển quay ngược lại vào bên trong vùng hộp co hẹp (xem Hình 5.8). Khi thị trường quay lại vào bên trong hộp co hẹp sau một Phá Vỡ Sai, giá sẽ thường chững lại bên trong hộp một khoảng thời gian.

HÌNH 5.8 Một Phá Vỡ Sai khác, lần này trên biểu đồ D1 của cặp AUD/USD. Thị trường phá xuống bên dưới đáy hộp, kích hoạt một giao dịch bán, nhưng sau đó nhanh chóng quay lại vào bên trong chiếc hộp co hẹp. Đây sẽ là một giao dịch đột phá thất bại cho hầu hết các hệ thống đột phá tiêu chuẩn. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Phá Vỡ Sai thực ra khá phổ biến, và chỉ cần nhìn lướt vào biểu đồ, bạn sẽ thấy mức độ thường xuyên xảy ra của nó.
Các đột phá thất bại này, các fake-out, là nguyên nhân chính khiến các nhà giao dịch thấy khó khăn trong việc áp dụng các hệ thống giao dịch đột phá một cách nhất quán. Các hệ thống đột phá đơn giản là sai quá thường xuyên. Các hệ thống đột phá có thể đôi lúc bắt được một xu hướng lớn sớm, nhưng các fake-out dẫn đến nhiều giao dịch thua. Tại sao lại như vậy? Tại sao các fake-out quá phổ biến?
Hãy hỏi bất kỳ chuyên gia giao dịch nào câu hỏi thị trường có thường xuyên tạo xu hướng không?” và tùy vào chuyên gia, bạn sẽ nhận được câu trả lời rằng thị trường có xu hướng khoảng 15 – 30% thời gian.
Đây chính xác là lý do tại sao các hệ thống giao dịch đột phá truyền thống thường thất bại. Hầu hết thời gian, thị trường không sẵn sàng bắt đầu xu hướng; chúng dành phần lớn thời gian trôi dạt không xu hướng.
Đây là lý do tại sao các giao dịch đột phá thường thất bại.
Sẽ thật tuyệt nếu bạn có thể nói khi nào một đột phá sẽ tiếp tục đi tiếp ra bên ngoài chiếc hộp co hẹp đúng không? Nếu có một cách để tránh các fake-out đáng sợ thì sao? Bạn muốn một hệ thống giao dịch để xác định các đột phá thường sẽ tiếp tục theo hướng của xu hướng không? Có một hệ thống như vậy, và nó được gọi là giao dịch mô hình Nụ Hôn Cuối. Nụ Hôn Cuối là một dạng cụ thể của đột phá mà nó có thể gợi ý khả năng một đột phá sẽ phát triển thành một chuyển động có xu hướng mạnh.
[maxbutton id=”5″ ]
NỤ HÔN CUỐI LÀ GÌ?
Nụ Hôn Cuối là một mô hình biểu đồ được thiết kế đặc biệt để tránh các phá vỡ sai. Nếu bạn đã giao dịch các hệ thống đột phá trong quá khứ, thì bạn biết các phá vỡ sai này sẽ thường xảy ra ra sao. Dù Nụ Hôn Cuối không đảm bảo tránh toàn bộ các phá vỡ sai, nhưng nó sẽ cung cấp cho bạn một phương pháp giá trị để lọc nhiều phá vỡ sai tồi tệ nhất mà sẽ thất bại nhanh chóng. Giao dịch mô hình Nụ Hôn Cuối là một phương pháp đơn giản xác nhận sự hợp lệ của tín hiệu đột phá, và nó dựa trên một nguyên lý giao dịch tinh gọn đúng đắn. Đây còn được gọi là nguyên lý Chạm Lại (retouch).
Một sự xem xét kỹ lưỡng về mô hình Nụ Hôn Cuối sẽ minh họa cách giao dịch này cùng với nguyên lý chạm lại. Hãy xem biểu đồ ở Hình 5.9 nơi một cây nến đột phá xuất hiện sau khi thị trường giao dịch giữa hai vùng trong một khoảng thời gian.
CHẬM LẠI
Thị trường chuyển động vượt khỏi một vùng trước khi quay lại vùng từ phía bên kia để xác nhận sự quan trọng của vùng.

HÌNH 5.9 Chiếc hộp co hẹp hình thành trên biểu đồ D1 của cặp EUR/GBP tiếp theo là một cây nến đột phá. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Giao dịch mô hình Nụ Hôn Cuối không được kích hoạt ở cây nến đột phá đầu tiên này mà là sau đó. Giao dịch đột phá tiêu chuẩn được kích hoạt khi thị trường dịch chuyển ra ngoài một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Giao dịch mô hình Nụ Hôn Cuối không kích hoạt cho đến sau đó. Tại sao việc chờ đợi lại quan trọng?
[maxbutton id=”6″ ]
Hãy xem những giao dịch thua lỗ ở các trang trước. Bạn có chú ý chúng có cùng một dạng chung? Các biểu đồ trước, biểu đồ H4 của cặp USD/ CHF trong Hình 5.7 và biểu đồ D1 của cặp AUD/USD trong Hình 5.8 minh họa vấn đề với nhiều giao dịch đột phá. Các giao dịch này thường thất bại nhanh chóng khi thị trường quay lại vào trong chiếc hộp co hẹp.
Không chỉ vậy, thị trường thường quay lại vào trong chiếc co hẹp một cách nhanh chóng. Thiên hướng này, thiên hướng các đột phá thất bại nhanh chóng quay lại vào bên trong chiếc hộp co hẹp, là hành vi đặc biệt quan trọng để giao dịch mô hình Nụ Hôn Cuối.

HÌNH 5.10 Giao dịch mô hình Nụ Hôn Cuối được báo hiệu trên biểu đồ D1 của cặp EUR/GBP khi thị trường quay lại cạnh hộp để chạm lại. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)

HÌNH 5.11 Biểu đồ D1 của cặp EUR/USD cho thấy hai phá vỡ sai trước Nụ Hôn Cuối. Nụ Hôn Cuối được kích hoạt khi thị trường đột phá lên bên trên chiếc hộp có hẹp, và sau đó quay lại cạnh hộp để chạm lại. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Hầu hết các đột phá thất bại sẽ nhanh chóng quay lại vào trong chiếc hộp co hẹp. Tuy nhiên, một đột phá thực sự – các chuyển động thị trường mở rộng ra bên ngoài chiếc hộp co hẹp và sau đó đi tiếp – sẽ thường quay lại các vùng hỗ trợ và kháng cự để chạm lại. Giao dịch mô hình Nụ Hôn Cuối là một dạng cụ thể riêng biệt của giao dịch đột phá. Không phải mọi giao dịch đột phá là một giao dịch mô hình Nụ Hôn Cuối, nhưng tất cả giao dịch mô hình Nụ Hôn Cuối đều là giao dịch đột phá.
Nói cách khác, giao dịch mô hình Nụ Hôn Cuối dựa trên nguyên lý chạm lại. Thị trường sẽ thường quay lại một vùng quan trọng sau khi đã mở rộng vượt ra ngoài vùng, và giao dịch mô hình Nụ Hôn Cuối được thiết kế để tận dụng lợi thế của hành vi thị trường điển hình này (khi thị trường quay lại về chiếc hộp co hẹp)

HÌNH 5.12 Thị trường tiếp tục có xu hướng đi lên cao hơn sau Nụ Hôn Cuối trên biểu đồ D1 của cặp EUR/USD. Chú ý cách chạm lại là một cây nến tăng giá đẹp. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Nguyên nhân cho việc chờ đợi thị trường quay lại chiếc hộp co hẹp là để xác nhận rằng thị trường thực ra sẽ tôn trọng các vùng biên vốn được hình thành bởi chiếc hộp co hẹp. Bằng cách này, nhà giao dịch sẽ nhảy vào giao dịch chỉ khi thị trường quay lại hôn chiếc hộp co hẹp (xem Hình 5.10).
Đây là lý do tại sao giao dịch được gọi là Nụ Hôn Cuối. Giao dịch chỉ được kích hoạt khi thị trường quay trở lại chiếc hộp co hẹp để hôn một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự hình thành trong khi co hẹp. Đây rõ ràng là một điểm kích hoạt giao dịch rất khác biệt với chiến lược giao dịch đột phá tiêu chuẩn.
[maxbutton id=”6″ ]
Cách tốt nhất để hiểu phương thức giao dịch mô hình Nụ Hôn Cuối là khám phá một vài ví dụ. Hãy xem biểu đồ D1 của cặp EUR/USD trong Hình 5.11.
Ở đây chúng ta thấy cặp EUR/USD đã có hai phá vỡ sai trước Nụ Hôn Cuối trong Hình 5.11. Phá vỡ sai đầu tiên là một đột phá thất bại theo hướng lên trên, nhưng thị trường nhanh chóng rơi lại vào trong chiếc hộp.
Phá vỡ sai thứ hai theo hướng giảm, nhưng thị trường trôi dạt trở lại vào trong chiếc hộp ngay sau đó. Đột phá cuối cùng là một đột phá đúng và nó cũng là một thiết lập Nụ Hôn Cuối. Thị trường chuyển động ra ngoài hộp theo hướng tăng, và sau đó quay lại cạnh hộp để tìm hỗ trợ trước khi tiếp tục đi theo hướng đột phá trước đó (xem Hình 5.12).

HÌNH 5.13 Với các giao dịch Nụ Hôn Cuối tăng giá, một lệnh buy stop được đặt trên đỉnh của cây nến chạm lại tăng giá. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)

HÌNH 5.14 Với các giao dịch Nụ Hôn Cuối giảm giá, như giao dịch này trên biểu đồ D1 của cặp CAD/JPY, thì một lệnh sell stop được đặt dưới đáy của cây nến chạm lại giảm giá. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Hãy chú ý cách thị trường xuất hiện một cây nến tăng giá rất đẹp ở cạnh chiếc hộp co hẹp trong Hình 5.12. Việc thị trường chỉ chạm lại vùng và dừng lại là không đủ; thị trường phải xuất hiện một cây nến tăng giá mạnh theo hướng đột phá để kích hoạt Nụ Hôn Cuối. Các nến có bóng lớn như nến Nụ Hôn Cuối ở Hình 5.12 được đề cập trong Chương 6.
Giao Dịch Với Sự Chạm Lại
Khi thị trường quay lại cạnh của chiếc hộp co hẹp, nó phải xuất hiện một cây nến mạnh theo hướng của đột phá. Vì vậy, nếu là đột phá tăng, thì cây nến chạm lại phải là một cây nến tăng mạnh. Một lệnh buy stop được đặt bên trên (xem mũi tên) đỉnh của cây nến tăng giá này (xem Hình 5.13).
[maxbutton id=”6″ ]
Tương tự, với các đột phá giảm, khi thị trường quay lại chạm lại cạnh của chiếc hộp co hẹp, thị trường phải xuất hiện một cây nến giảm giá. Điểm kích hoạt giao dịch của Nụ Hôn Cuối là một lệnh sell stop đặt dưới đáy (xem mũi tên) của cây nến giảm giá, như bạn thấy ở Hình 5.14.
Khi thị trường chuyển động vượt qua mức giá lệnh chờ, giao dịch mô hình Nụ Hôn Cuối được kích hoạt. Có hai cách thức cắt lỗ cho giao dịch mô hình Nụ Hôn Cuối.

HÌNH 5.15 Cắt lỗ khẩn cấp cho giao dịch Nụ Hôn Cuối được đặt ở điểm giữa của chiếc hộp co hẹp. Với biểu đồ H4 của cặp CAD/JPY này, giao dịch Nụ Hôn Cuối có cắt lỗ là 87.09. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)

HÌNH 5.16 Tính toán cắt lỗ khẩn cấp cho giao dịch Nụ Hôn Cuối trên biểu đồ H4 của cặp CAD/JPY. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Cách thức cắt lỗ đầu tiên là cắt lỗ khẩn cấp, và được đặt ở điểm giữa của chiếc hộp co hẹp. Trong hầu hết các tình huống thì cắt lỗ này sẽ không bị khớp.
[maxbutton id=”5″ ]
Cách tính cho cắt lỗ khẩn cấp này khá đơn giản.
- Lấy vùng kháng cự trừ đi vùng hỗ trợ.
- Ghi lại số pip, đây là độ rộng của chiếc hộp co hẹp.
- Chia độ rộng của chiếc hộp co hẹp cho 2.
- Cộng con số này vào vùng hỗ trợ.
Mức giá này là cắt lỗ khẩn cấp của bạn (như Hình 5.15).
Giao dịch Nụ Hôn Cuối trên biểu đồ H4 của cặp CAD/JPY là một ví dụ tuyệt vời (xem Hình 5.16). Đầu tiên, lấy vùng kháng cự 88.23 trừ đi vùng hỗ trợ 85.95 (88.23 – 85.95 = 228 pip). Chia con số này cho 2 (228 pip / 2 = 114 pip).
– Tiếp theo, cộng 114 pip vào vùng hỗ trợ 85.95 để tìm giá trị của cắt lỗ khẩn cấp. 85.95 + 114 = 87.09, vì vậy cắt lỗ khẩn cấp được đặt ở 87.09 với giao dịch Nụ Hôn Cuối trên biểu đồ H4 của cặp CAD/JPY (xem Hình 5.17).
Có một cách thức thoát giao dịch khác cho mô hình Nụ Hôn Cuối mà thường bị kích hoạt hơn cắt lỗ khẩn cấp. Nếu thị trường đóng cửa quay lại bên trong hộp sau khi giao dịch Nụ Hôn Cuối được kích hoạt, thì thoát giao dịch. Điều này có nghĩa là mức chịu lỗ sẽ nhỏ hơn nhiều cắt lỗ khẩn cấp (xem Hình 5.18).

HÌNH 5.17 Cắt lỗ khẩn cấp của giao dịch Nụ Hôn Cuối trên biểu đồ H4 của cặp CAD/JPY là 87.09. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)

HÌNH 5.18 Đây là giao dịch Nụ Hôn Cuối trên biểu đồ W1 của cặp GBP/USD. Mũi tên đầu tiên đánh dấu cây nến Nụ Hôn Cuối, nơi kích hoạt giao dịch bán. Mũi tên thứ hai đánh dấu cây nến đóng cửa bên trong hộp, kích hoạt việc đóng giao dịch. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Tín hiệu thoát khỏi giao dịch này thường được kích hoạt với mức thua lỗ nhỏ hơn nhiều so với mức cắt lỗ khẩn cấp. Biểu đồ W1 của cặp GBP/ USD trong Hình 5.18 cho thấy một giao dịch Nụ Hôn Cuối xuất hiện tín hiệu thoát giao dịch dạng này. Giao dịch kết thúc khi một cây nến đóng cửa trở lại bên trong chiếc hộp. Hầu hết các giao dịch Nụ Hôn Cuối thất bại sẽ được thoát với quy tắc này. Trong hầu hết các tình huống, mức cắt lỗ khẩn cấp ở điểm giữa của chiếc hộp co hẹp sẽ ít bị chạm hơn. Mức cắt lỗ thứ hai sẽ thường bị khớp, nghĩa là mức thua lỗ trung bình của giao dịch Nụ Hôn Cuối là khá nhỏ. Đây là một điểm hấp dẫn của giao dịch Nụ Hôn Cuối. Nhiều nhà giao dịch tinh gọn thích giao dịch mô hình Nụ Hôn Cuối vì mức cắt lỗ thứ hai này giảm đáng kể mức độ các giao dịch thua lỗ.
Tìm Kiếm Lợi Nhuận Sau Các Nụ Hôn
Một điểm thoát giao dịch đơn giản cho các giao dịch Nụ Hôn Cuối có lợi nhuận là thoát ra ở vùng tiếp theo. Có các phương pháp khác, phức tạp hơn để thoát giao dịch Nụ Hôn Cuối được đề cập trong Chương 11.
GIAO DỊCH NỤ HÔN CUỐI .
Mô hình Nụ Hôn Cuối là một cách tuyệt vời để giao dịch các đột phá xác suất cao. Đây là các bước của giao dịch Nụ Hôn Cuối:
- Đợi giá co hẹp trong một chiếc hộp giữa hai vùng.
- Chiếc hộp nên có ít nhất hai chạm ở cả hai vùng.
- Đợi giá phá vỡ bên ngoài một trong hai vùng.
- Khi giá quay lại chiếc hộp co hẹp, đợi thị trường xuất hiện một cây nến Nụ Hôn Cuối ở cạnh hộp.
- Với chiều bán, một lệnh sell stop được đặt dưới đáy của cây nến Nụ Hôn Cuối. Với chiều mua, một lệnh buy stop được đặt trên đỉnh của cây nến Nụ Hôn Cuối.
- Cắt lỗ khẩn cấp được đặt ở điểm giữa của chiếc hộp co hẹp.
- Mục tiêu lợi nhuận là vùng gần nhất.
Hãy thử nghiệm giao dịch Nụ Hôn Cuối; bạn có thể ngạc nhiên về việc hệ thống giao dịch này lọc các phá vỡ sai tốt như thế nào.
[maxbutton id=”6″ ]