Bạn phải chú ý chặt chẽ vào một thứ trên biểu đồ nếu bạn giao dịch bằng phương pháp tinh gọn: đó là giá. Giá là vua. Giả sẽ nói với bạn tất cả những gì bạn cần biết. Điều tuyệt vời mà tất cả các thị trường đều có chính là: lịch sử. Thị trường sẽ nói với bạn đâu là điểm nhạy cảm trên biểu đồ. Các điểm nhạy cảm này sẽ là nền tảng của mọi thể giá thứ mà bạn làm khi bạn là một nhà giao dịch tinh gọn.
Điểm nhạy cảm trên biểu đồ là một vùng hỗ trợ và kháng cự. Bạn có quen thuộc với khái niệm hỗ trợ và kháng cự, tuy nhiên, các vùng hỗ trợ và kháng cự khác với những gì các nhà giao dịch coi là hỗ trợ và kháng cự. Tôi sẽ gọi các vùng hỗ trợ và kháng cự này bằng một từ các vùng.
Tám đặc trưng quan trọng của các vùng như sau:
- Các vùng là một khu vực giá, chứ không phải một điểm
- Các vùng giống như rượu vang, càng lâu đời càng ngon.
- Các vùng là các điểm trên biểu đồ, nơi mà giá đảo chiều lặp đi lặp lại.
- Các vùng có thể là các đỉnh hoặc đáy trên biểu đồ.
- Các vùng là nơi các nhà giao dịch tinh gọn tìm các cơ hội giao dịch.
- Các vùng hỗ trợ và kháng cự hiếm khi cần điều chỉnh.
- Các biểu đồ dạng đường (line chart) giúp các nhà giao dịch tinh gọn tìm các vùng.
- Các vùng thường được nhiều nhà giao dịch nhìn thấy.
Bạn có thể muốn xem xét kỹ hơn mỗi đặc trưng nói trên. Việc bạn hiểu cách vẽ các vùng, tại sao bạn nên về các vùng lên biểu đồ, và hiểu khi nào các vùng này trở nên quan trọng với việc giao dịch của bạn là cực kỳ quan trọng.
CÁC VÙNG LÀ CÁC BỤNG BIA BÉO BỰ
Một vùng đơn giản là một bụng bia béo bự. Nhiều nhà giao dịch có các quan niệm sai về các vùng. Các nhà giao dịch có thể quen thuộc với khái niệm hỗ trợ và kháng cự nhưng không may là, nhiều người áp dụng sai khái niệm này với việc giao dịch theo phân tích kỹ thuật. Nhà giao dịch tinh gọn hiểu rằng các vùng là một khu vực trên biểu đồ. Đây là một khái niệm rất phân biệt với một đường hỗ trợ và kháng cự. Một đường hỗ trợ và kháng cự xác định một mức giá cụ thể trên biểu đồ, còn các vùng là một thứ gì đó khác. Các vùng không phải là một mức giá cụ thể. Thay vì thế, các vùng là một khu vực, một phạm vi, hay tôi thích gọi là một bụng bia.
[maxbutton id=”5″ ]
Để tôi giải thích, tôi thích nghĩ về các vùng này trên biểu đồ như chúng là các bụng bia hơn. Trước khi bạn phản đối ý tưởng này, hãy xem xét xem bụng bia là gì: bụng bia là thứ gì đó chắc chắn, có thể đàn hồi, và có vài đặc trưng có thể dự đoán được. Bạn tôi Jason có cái bụng bia. Anh ấy khá tự hào về nó, anh ấy nói với tôi nó khá đắt đỏ, khi anh ấy đã chi nhiều tiền vào bia và rượu để nuôi bụng bia đó. Nếu tôi ấn vào bụng bia của Jason (tôi sẽ không bao giờ ấn vào bụng bia mà không xin phép, và tôi khuyên bạn cũng nên vậy), tôi sẽ thấy sự kháng cự. Ngay cả nếu đầu tiên tôi không thấy sự kháng cự, thì cuối cùng có một điểm mà bụng bia sẽ chặn việc ấn tiếp của tôi lại. Đây là một đặc trưng quan trọng để tôi biết rằng tôi có thể ấn thêm một chút vào bụng bia, nhưng cuối cùng thì bụng bia sẽ cung cấp vài sự kháng cự.
Có thể bạn cũng quyết định ấn vào bụng bia của Jason. Bạn có thể có trải nghiệm khác. Có thể, khi bạn bắt đầu ấn vào bụng bia của Jason, bạn cảm thấy một thứ gì đó không chắc chắn và quyết định rút lui sau khi chỉ chạm nhẹ vào đám lông bụng của anh ấy. Điều này hoàn toàn hợp lý, và tôi chắc chắn rằng nhiều người khác sẽ có phản ứng tương tự. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý ở đây là bạn và tôi đang ấn vào cùng một bụng bia, bụng bia của Jason, nhưng chúng ta thấy kháng cự ở các điểm khác nhau trên bụng bia.
Đây là một tính năng quan trọng của các vùng. Các vùng giống như các bụng bia. Các vùng là các điểm trên biểu đồ nơi mà giá đẩy đến, thăm dò, và sau đó đảo chiều. Các nhà giao dịch tinh gọn yêu các bụng bia. Họ yêu các vùng này. Các nhà giao dịch tinh gọn đợi giá chạm các vùng này trước khi thực hiện giao dịch. Vùng là điểm nhạy cảm trên biểu đồ với các nhà giao dịch tinh gọn. Việc nhà giao dịch tinh gọn xác định các vùng trên biểu đồ là cực kỳ quan trọng. Các vùng này là nền tảng của việc giao dịch tinh gọn.
CÁC VÙNG CŨ, CÁC VÙNG MỚI
Tuổi của các vùng và tầm quan trọng của tuổi của một vùng, thường là một chủ đề tranh luận nóng giữa các nhà giao dịch. Một số nhà giao dịch tin rằng chỉ các vùng mới được thiết lập gần đây là quan trọng, và các nhà giao dịch khác tin rằng các vùng đã có từ lâu cũng quan trọng như các vùng mới. Tôi tin rằng giữa các vùng có sự tuần hoàn.
Nếu bạn nhìn vào biểu đồ bất kỳ của một cặp tiền tệ nào đó, bạn sẽ tìm thấy các mức giá quá khứ. Thứ bạn chú ý là giá có xu hướng đảo chiều ở cùng các mức lặp đi lặp lại. Đây là một thói quen rõ ràng của các vùng, và bạn có thể sử dụng đặc trưng này để xác định và khám phá các vùng trên biểu đồ của bạn.
[maxbutton id=”5″ ]
Pizza Nóng và các vùng
Khi tôi còn bé, khoảng 6 tuổi, tôi thường xem mẹ tôi làm bếp. Điều đó rất vui vẻ. Trên thực tế, một số kỷ niệm đầu tiên của tôi là mẹ tôi hát cho tôi nghe trong bếp. Một ngày nọ, khi ở trong bếp, tôi gặp một tai nạn kinh khủng. Vào ngày đó, mẹ tôi đang làm bánh pizza, và nó có mùi thật tuyệt vời. Trên thực tế, bạn có thể thấy khó tin, nhưng tới bây giờ tôi vẫn thích pizza. Mẹ tôi đang bận rộn nhào nguyên liệu làm bánh, làm nước sốt, vì bà làm nhiều cái bánh. Tôi lại gần chiếc bánh pizza đầu tiên. Nó vẫn ở trên chảo nóng vì nó chỉ vừa được lấy ra từ lò nướng.
Lúc bấy giờ, mẹ tôi đã cảnh báo tôi về chảo pizza nóng. Tôi đã quên hoặc bỏ qua lời mẹ dặn, và quyết định cầm lấy chảo pizza vì mùi của nó quá hấp dẫn. Như bạn có thể hình dung, tôi hoàn toàn bị bỏng tay. Tôi vẫn nhớ nó rất đau đớn và vẫn còn sẹo.
Tôi đã học được một bài học vào ngày hôm đó. Tôi vẫn thích pizza, nhưng tôi sợ cái chảo nóng. Đó là một bài học giá trị tôi đã học được, và thứ mà đôi khi tôi nghĩ về mỗi khi tôi nhìn vào một biểu đồ giá chính là cái ngày ăn pizza đó. Mỗi khi tôi nhìn thấy một biểu đồ tiếp cận một vùng, tôi xem xét rằng thị trường có thể nhớ lần cuối nó bị bỏng ở mức giá đó, vùng đó.
HÌNH 4.1 Vùng Hỗ trợ/ Kháng cự trên biểu đồ D1 của cặp EUR/CAD năm 2006.
Thị trường nhận được sự hỗ trợ vào tháng Bảy và tháng Tám năm 2006 ở mức giá 1.4350 và sau đó vào tháng Chín và tháng Mười năm 2006 thị trường gặp phải sự kháng cự ở cùng vùng đó ở 1.4350. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Các Vùng Là Các Vết Sẹo Của Thị Trường?
Hãy nhìn vào Hình 4.1. Đây là biểu đồ D1 của cặp EUR/CAD. Hãy chú ý rằng cặp tiền tệ này tìm thấy mức hỗ trợ quan trọng ở 1.4350 từ tháng Bảy và Tám năm 2006 (mũi tên hướng lên trên). Cặp tiền tệ này lặp đi lặp lại việc nhận được sự hỗ trợ ở mức này qua nhiều tuần. Sau đó, vào tháng Chín và tháng Mười năm 2006, cặp tien quay lại vùng này và gặp phải sự kháng cự trong ba trường hợp khác nhau ở mức 1.4350 (mũi tên hướng xuống dưới).
[maxbutton id=”6″ ]
Bây giờ hãy xem biểu đồ tiếp theo, cùng cặp EUR/CAD trong Hình 4.2. Ở đây cặp này đã tìm thấy sự kháng cự ở mức 1.4350 vào bốn năm sau đó, Thị trường quay lại mức 1.4350 quan trọng này, tìm thấy sự kháng cự ở đó và giảm giá. Biểu đồ có ký ức! Đây là một vùng rất rõ ràng với cặp tiền này. Bạn có nghĩ rằng việc biết nơi giá có thể đảo chiều là một lợi thế với mình khi là một nhà giao dịch tinh gọn không?
HÌNH 42 Vùng Hỗ trợ/ Kháng cự trên biểu đồ D1 của EUR/CAD năm 2010. Sau khi tăng giá thị trường tìm thấy sự kháng cự ở vùng 1.4350 và giá giảm xuống thấp hơn. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Có thể bạn nghĩ rằng các thị trường khác không có ký ức về các vùng. Có thể ví dụ cặp EUR/CAD này chỉ là ngoại lệ chứ không phải là quy tăc. Nếu bạn đang nghĩ vậy, thì làm ơn hãy dành chút thời gian để tự xem một vài biểu đồ. Một ví dụ khác trong Hình 4.3, đây là biểu đồ D1 của cặp USD/CHF từ tháng Bảy năm 2008. Hãy chú ý cách thị trường giảm và chạm vùng 1.0000 (mũi tên) và sau đó bật lên cao hơn.
HÌNH 43 Biểu đồ D1 của cặp USD/CHF cho thấy một vùng rõ ràng ở giá 1.0000 nơi thị trường tìm thấy hỗ trợ năm 2008. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Hơn một năm sau, năm 2009, cặp USD/CHF rơi lại xuống cùng mức 1.0000 và tìm thấy hỗ trợ trong ba trường hợp, như bạn có thể thấy trong Hình 4.4. Thị trường tăng giá mạnh sau lần chạm thứ ba ở vùng 1.0000.
Lại một lần nữa, thị trường đã đảo chiều mạnh mẽ ở mức giá đã có lịch sử đảo chiều. Đây là những vùng tạo các điểm đảo chiều trong quá khứ.
HÌNH 4.4 Năm 2009, cặp USD/CHF lại tìm thấy hỗ trợ tại vùng quan trọng 1.0000.
(Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Một ví dụ khác ở Hình 4.5. Lần này là biểu đồ D1 của EUR/USD. Năm 2003 cặp tiền tệ này tạo đỉnh ở giá 1.1930, có vài lần chạm ở vùng này (xem ba mũi tên).
Vài năm sau, cặp EUR/USD rơi tự do từ đỉnh giá 1,5100 xuống và cuối cùng tìm thấy hỗ trợ ở mức 3000 pip thấp hơn, ở một vùng rất quan trọng (xem Hình 4.6). Mức giá 1.1930 phục vụ như mức hỗ trợ quan trọng sau bảy năm. Biểu đồ có ký ức!
[maxbutton id=”6″ ]
Các vùng này quan trọng với nhà giao dịch tinh gọn, một khi giá chạm một vùng, nhà giao dịch tinh gọn sẽ ở trạng thái cảnh báo về một thiết lập giao dịch có thể xảy ra. Tại sao nhà giao dịch tinh gọn lại muốn biết khi giá chạm một vùng? Vì giá đã đảo chiều lặp đi lặp lại tại các vùng này!
HÌNH 45 Biểu đồ D1 của EUR/USD có một vùng rõ ràng ở mức 1.1930 năm 2003.
Thị trường tìm thấy kháng cự ba lần với sự giảm giá nhanh.
(Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Việc biết được điều mà một thị trường đã từng làm trong quá khứ là quan trọng đối với nhà giao dịch tinh gọn, không phải vì nhà giao dịch tinh gọn giả định rằng thị trường sẽ đảo chiều lần nữa, mà bởi vì nhà giao dịch tinh gọn đang chú ý, và thị trường có thể đảo chiều lần nữa.
[maxbutton id=”5″ ]
Nhà giao dịch tinh gọn không thực hiện giao dịch vì giá chạm một vùng, mà nhà giao dịch tinh gọn sẽ dùng một vài công cụ để quyết định khi nào thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, nhà giao dịch tinh gọn sẽ không mở một giao dịch trừ khi giá chạm một vùng. Đây là bước đầu tiên (việc giá chạm một vùng) của một nhà giao dịch tinh gọn khi thiết lập một giao dịch.
HÌNH 4.6 Biểu đồ D1 của EUR/USD cho thấy đà giảm hơn 3000 pip và cuối cùng tìm thấy hỗ trợ tại vùng 1.1930 năm 2010, bảy năm sau khi tìm thấy kháng cự ở vùng này trước đó. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Tuy nhiên, có thể sẽ khó khăn khi bạn bắt đầu tìm các vùng này trên biểu đồ. Có vài lối tắt mà bạn có thể dùng để giúp rèn luyện việc tìm các vùng.
Một số vùng cực kỳ rõ ràng và dễ tìm. Các vùng khác khó hơn một chút và có thể khó để xác định nếu bạn không có kinh nghiệm quan sát biểu đồ.
Làm ơn hãy nhớ 3 lối tắt này khi bạn vẽ các vùng trên biểu đồ.
1. Bắt đầu với khung thời gian dài hơn.
2. Dùng biểu đồ dạng đường (line chart) để tìm các vùng trên biểu đồ.
3. Bỏ qua các vùng nhỏ.
Dùng Khung Thời Gian Dài Hơn
Câu hỏi: Khi mới gặp một ai đó, làm cách nào bạn xác định được họ như thế nào? Bạn nghiên cứu lịch sử của họ, bạn hỏi mọi người về họ, bạn thử và giải mã những điều họ đã làm trong quá khứ với hi vọng hiểu rõ họ hơn.
Tại sao bạn làm vậy? Giả định ngầm là trong tương lai họ sẽ làm cùng những điều mà họ đã từng làm trong quá khứ. Thị trường cũng vậy. Khi thị trường đang trong một xu hướng tăng mạnh, các nhà giao dịch nhìn vào các biểu đồ cũ hơn để xem liệu các vùng quan trọng nằm ở đâu trên biểu đồ. Đây cũng là nơi chúng ta thấy lịch sử lặp lại chính nó, hết lần này đến lần khác.
Cách thức ngắn gọn để tìm kiếm các vùng trên biểu đồ như thế này sẽ hoạt động dù bạn giao dịch ở khung thời gian nào. Đơn giản là hãy tăng lên một khung thời gian. Đây là một phương pháp rất mạnh mẽ để tìm các vùng quan trọng nhất trên biểu đồ. Việc khám phá biểu đồ ở khung thời gian dài hơn sẽ giúp bạn xác định các vùng mà sẽ là các khu vực quan trọng nhất với khung thời gian bạn giao dịch. Một vài điểm chạm ở biểu đồ khung thời gian dài hơn sẽ chuyển thành nhiều điểm chạm trên biểu đồ ở khung thời gian ngắn hơn. Kỹ thuật này sẽ hoạt động trên bất kỳ khung thời gian nào.
Hãy nhìn Hình 4.7, biểu đồ H1 của cặp GBP/USD. Cặp này tạo một đáy ở mức giá 1.6291. Điểm chạm ở 1.6291 gợi ý thị trường đã tạo một đáy quan trọng, và mức giá này có thể trở nên quan trọng về sau. Bạn có thể nhớ lại rằng các lần chạm ở mức cực điểm (đỉnh hoặc đáy) cũng là các vùng quan trọng. Mặc dù hầu hết các vùng sẽ có nhiều lần chạm từ bên trên hoặc bên dưới (các lần chạm hỗ trợ và kháng cự), thì các lần chạm tại các mức giá đỉnh (đáy) cũng rất quan trọng, như đáy ở Hình 4.7. Sau này, thị trường sẽ thường quay lại các mức này.
[maxbutton id=”6″ ]
Một tháng sau, biểu đồ H4 của cặp GBP/USD (Hình 4.8) gợi ý hai kết luận rất thú vị. Đầu tiên, thị trường đã thực sự tìm thấy hỗ trợ và kháng cự mức 1.6291; thị trường có ký ức. Thứ hai, biểu đồ H4 cho thấy một góc nhìn rất rõ ràng với thị trường này.
HÌNH 4.7 Mức 1.6291 trên biểu đồ GBP/USD H1 xuất hiện như một đáy, vì vậy giả định là có một vùng tại mức giá này. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Chuyển sang khung thời gian dài hơn là một cách tuyệt vời để thấy được toàn cảnh. Chỉ những vùng quan trọng nhất sẽ trở nên rõ ràng ở biểu đồ khung thời gian dài hơn. Nếu bạn đang dùng phần mềm giao dịch MetaTrader để xem biểu đồ, bạn sẽ có các khung thời gian sau: M1, M5, M15, M30, H1, H4, D1, W1, và MN (tương ứng 1 Phút, 5 Phút, 15 Phút, 30 Phút, 1 Giờ, 4 Giờ, 1 Ngày, 1 Tuần, 1 Tháng – lời người dịch). Vì vậy, nếu bạn đang giao dịch biểu đồ H1 thì chuyển sang H4 sẽ giúp xác định các vùng quan trọng. Vùng GBP/USD ở 1.6291 rõ ràng là một vùng quan trọng, khi thị trường chạm vùng này hơn sáu lần trong hơn một tháng.
HÌNH 4.8 Thị trường quay lại vùng 1.6291 một tháng sau trên biểu đồ H4 GBP/USD. Chứ ý các lần chạm lặp đi lặp lại từ phía trên và dưới. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Điều này mang lại một vấn đề quan trọng về các vùng. Tầm quan trọng của một vùng liên quan đến số điểm chạm trên vùng đó. Vì vậy, ví dụ, nếu xác định một vùng rất quan trọng trên biểu đồ đó. Đây là một ví dụ khác | biểu đồ D1 cho thấy một vùng với 5 lần chạm trong năm vừa qua, thì nó sẽ | hãy chú ý trên Hình 4.9, biểu đồ D1 của cặp EUR/CAD, vùng 1.4350 là vùng kháng cự ba lần trong hơn hai tháng.
HÌNH 49 Một Vùng Quan Trọng ở mức 1.4350 trên Biểu Đồ D1 của EUR/CAD.
(Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Quay lại một chút, chúng ta thấy trên Hình 4.10 rằng khu vực 1.4350 là một khu vực kháng cự hình thành bảy tháng trước so với các lần chạm Hinh Nếu chúng ta quay về quá khứ xa hơn, chúng ta có thể thấy trong 4.11 rằng có nhiều điểm chạm vào vùng 1.4350 này, và giá đã tìm thấy cả kháng cự lẫn hỗ trợ tại đây. Các điểm chạm xảy ra ở vùng 1.4350 rất quan trọng này từ gần khoảng 5 năm trước.
HÌNH 4.10 Bảy tháng trước, cặp EUR/CAD tìm thấy kháng cự ở vùng 1.4350.
(Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Một số nhà giao dịch sẽ nói rằng các vùng cũ không còn quan trọng. Các nhà giao dịch nói những điều như “mọi thứ đã thay đổi” hoặc “với lạm phát thì các mức cũ này không còn ý nghĩa gì nữa” hoặc “tại sao thị trường nhớ một mức mà đã không xuất hiện trong hơn một thập kỷ rồi?”
[maxbutton id=”5″ ]
Nếu đây là cách bạn đang nghĩ, tôi khuyến khích bạn xem kỹ các vùng trên một biểu đồ cách đây 15 năm. Chỉ cần kéo lui biểu đồ lại và đừng quan tâm đến giá hiện tại. Vẽ các đường trên biểu đồ dựa vào nơi bạn tìm thấy các vùng hỗ trợ và kháng cự 15 năm trước. Nếu biểu đồ của bạn không thể quay lại 15 năm thì thử quay lại ít nhất 5 đến 10 năm. Bạn sẽ có thể nhận ra các khu vực quan trọng trên biểu đồ đã hình thành từ một thời gian dài trước. Bây giờ kéo biểu đồ tiến lên phía trước và bạn sẽ thấy rằng giá trong tương lai bật lại từ các vùng hỗ trợ và kháng cự. Biểu đồ có ký ức. Điều này nghe thật đáng ngạc nhiên, nhưng nó đúng: Giá có ký ức. Điều này đúng với bất kỳ thị trường nào, ở bất kỳ khung thời gian nào.
HÌNH 4.11 Gần 5 năm trước, cặp EUR/CAD tìm thấy kháng cự và hỗ trợ lặp đi lặp lại ở vùng 14350. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Tôi hi vọng bạn tự thấy điều này. Làm ơn hãy làm như vậy – tương lai của bạn trong vai trò một nhà giao dịch tinh gọn có thể phụ thuộc vào nó. Thị trường nhớ các vùng quan trọng, đây là lý do tại sao nó cũng quan trọng với bạn, để nhớ các vùng quan trọng đó.
[maxbutton id=”6″ ]
Biểu Đồ Dạng Đường Là Bạn Của Bạn
Việc đánh dấu các vùng trên biểu đồ đơn giản như việc kẻ các đường | thắng trên biểu đồ. Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng nhìn biểu đồ dưới dạng các vùng hỗ trợ và kháng cự trước đó, thì có thể hơi khó để tìm chính xác các vùng này. Quan trọng khi là một nhà giao dịch tinh gọn là bạn “thấy được” các vùng này. Một phương pháp tuyệt vời để tìm các vùng trên biểu đồ, và phương pháp này hoạt động đặc biệt tốt với các nhà giao dịch mới trong việc tìm các vùng trên biểu đồ, đó là chuyển sang biểu đồ dạng đường (line chart). Hầu hết các gói phần mềm biểu đồ sẽ cho phép bạn quan sát thị trường bằng biểu đồ dạng đường. Một biểu đồ dạng đường là một biểu đồ cung cấp một đường liền, nối giá đóng cửa các phiên giao dịch lại với nhau. Thay vì thể hiện giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa như biểu đồ nến hay biểu đồ thanh (bar chart), biểu đồ dạng đường đơn giản chỉ là nối các giá đóng cửa.
Hãy xem biểu đồ D1 của cặp tiền tệ GBP/CHF (Hình 4.12). Bạn sẽ vẽ các vùng ở đâu?
Bây giờ, hãy nhìn vào biểu đồ dạng đường trong Hình 4.13. Bạn sẽ vẽ các vùng ở đâu trên biểu đồ này?
HÌNH 4.12 Đôi khi các vùng không rõ ràng, như biểu đồ D1 này của GBP/CHF.
(Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
HÌNH 413 Biểu đồ dạng đường giúp dễ nhận diện các vùng hơn.
(Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Rõ ràng trong Hình 4.13 thì một vùng được vẽ ở mức 2.2713, và đây là vẻ đẹp của biểu đồ dạng đường. Biểu đồ dạng đường cho phép bạn tìm thấy các vùng trên biểu đồ nơi giá bị “bẻ cong” – biểu đồ dạng đường giúp các vùng.
chúng ta nhận ra các vùng vì biểu đồ dạng đường cho thấy nơi giá bị bẻ Công lặp đi lặp lại, mỗi lần bẻ cong trên biểu đồ dạng đường là một vùng tiềm năng. Các điểm có vài lần bẻ cong trên biểu đồ dạng đường chính là các vùng.
[maxbutton id=”5″ ]
Biểu đồ dạng đường cũng có thể cực kỳ hữu ích trong việc phát hiện ra các vùng, trong trường hợp dường như giá không tôn trọng một vùng nào đó.
Hãy xem biểu đồ H4 của NZD/USD trong Hình 4.14. Xem cách giá thị trường lên xuống và giá dường như không quan tâm đến bất kỳ vùng In nào? Có thể có một vùng hỗ trợ và kháng cự ẩn trong biểu đồ. Có thể các vùng Có hiện diện ở đó, nhưng không rõ ràng là nó nằm ở đâu.
HÌNH 414 Đôi khi các vùng không rõ ràng. Giá dường như rất biến động trong biểu đồ H4 của cặp NZD/USD này. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Khi một biểu đồ trông như vậy, có thể khó chỉ ra vùng. Có thể không có vùng nào trên biểu đồ này chăng? Với các biểu đồ này, biểu đồ dạng đường có thể là giải pháp. Một biểu đồ dạng đường có thể cứu bạn khỏi những hành vi giá bất ổn trên biểu đồ. Một biểu đồ dạng đường có thể làm rõ ràng những thứ trông khó diễn giải. Các biểu đồ dạng đường cực kỳ quan trọng với nhà giao dịch tinh gọn. Chú ý cách giá dịch chuyển trên biểu đồ trong Hình 4.15 trở nên rõ ràng, và bây giờ, vùng hiện ra. Vì biểu đồ dạng đường chỉ tính đến giá đóng cửa, đó là một cách rất đơn giản để xem xét hành vi giá.
HÌNH 415 Biểu đồ dạng đường trên biểu đồ H4 của cặp NZD/USD gợi ý một vùng rõ ràng ở vùng giá 0.6937. Hãy chú ý có vài lần bẻ cong trên biểu đồ dạng đường ở vùng này.
(Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Tại Sao Giá Đóng Cửa Lại Quan Trọng
Bây giờ thì bạn có thể băn khoăn, “Tại sao lại nhìn vào một biểu đồ mà chỉ tính đến giá đóng cửa?” Biểu đồ dạng đường chỉ được tạo nên từ giá đóng cửa. Điều này đúng, mà các giá đóng cửa là giá quan trọng nhất.
Điều quan trọng cần chú ý là giá đóng cửa của thị trường forex thường là giá cuối phiên Mỹ, vào lúc 17h00 giờ New York – Mỹ (04h00 – 05h00 sáng theo giờ Việt Nam, tùy theo mùa).
Mỗi ngày, có một trận chiến giữa phe mua và phe bán. Các nhà giao dịch chạy quanh với đủ loại cảm xúc và thường chuyển từ sợ hãi sang tham lam lặp đi lặp lại trong suốt phiên giao dịch. Tuy nhiên, vào cuối ngày, các nhà giao dịch bắt đầu tập trung vào trả lời câu hỏi quan trọng này: “Tôi nên giữ giao dịch này sang ngày mai hay tôi nên chốt bây giờ?” Đây chính xác là lý do tại sao giá đóng cửa lại quan trọng, và không chỉ ở Mỹ.
Các nhà giao dịch ở châu Âu cũng xem giá đóng cửa, và có thể phản ứng với nó. Đây là một điểm quan trọng vì giờ đóng cửa có thể chỉ là 22h00 hoặc 23h00 tối ở châu Âu, tùy vào từng nước. Các nhà giao dịch châu Mỹ và châu Âu cùng giao dịch với nhau phần lớn thời gian trong ngày. Đây là một khía cạnh quan trọng của forex, vì thị trường châu Âu và Bắc Mỹ chiếm đa phân khối lượng giao dịch trong forex. Vì vậy, mức giá đóng cửa cuối cùng của phiên New York là cực kỳ quan trọng.
Cả các nhà giao dịch ở Mỹ lẫn châu Âu đều ảnh hưởng đến nó. Sau giá đóng cửa này, thị trường chậm lại tương đối và chuyển vào thị trường liên ngân hàng, một chu kỳ giao dịch rất chậm chạp, thỉnh thoảng biến động do các giao dịch giữa các ngân hàng với nhau. Theo một nghĩa rất thực tế, giá đóng cửa thị trường Bắc Mỹ là giá cuối cùng trong ngày trước khi châu Á thức dậy và bắt đầu một ngày giao dịch mới.
[maxbutton id=”6″ ]
Các Vùng Trên Biểu Đồ Tại Khung Thời Gian Ngắn Hơn
Bây giờ, bạn có thể băn khoăn về liệu một vùng như thế nào là đủ quan trọng để vẽ một đường trên biểu đồ. Đôi khi nó có thể không rõ ràng, có thể có một vài điểm chạm trên một vùng, nhưng nó không thể là một khu vực hỗ trợ và kháng cự mạnh. Nếu là trường hợp này thì bạn có thể đang thấy một tiểu vùng (minor zone). Một tiểu vùng là một vùng hỗ trợ và kháng cự ở biểu đồ khung thời gian ngắn hơn. Các vùng này rất rõ ràng ở khung thời gian ngắn hơn, và bằng thực hành bạn sẽ phát hiện ra chúng trên khung thời gian dài hơn, nhưng chúng không phải các khu vực quan trọng. Việc đánh dấu các tiểu vùng trên biểu đồ chỉ làm rối thêm biểu đồ.
CÁC TIỂU VÙNG
Một vùng hỗ trợ và kháng cự hiện ra trên khung thời gian ngắn hơn một cấp so với khung thời gian bạn đang giao dịch.
Phần sau chúng ta sẽ xem xét tầm quan trọng của các tiểu vùng, nhưng bây giờ điều quan trọng cần lưu ý là dù có thể xuất hiện nhưng chúng không quan trọng và không nên được đánh dấu trên biểu đồ. Các vùng duy nhất được đánh dấu trên biểu đồ là các vùng thuộc khung thời gian bạn giao dịch, và khung thời gian dài hơn một cấp. Bất kỳ các vùng khác không quan trọng khi xác định các thiết lập của bạn.
Trong Hình 4.16 bạn có thể thấy một vùng rõ ràng ở mức giá 113.85 trên biểu đồ H4 của cặp tiền tệ EUR/JPY.
HÌNH 4.16 Biểu đồ H4 của EUR/JPY có một vùng rõ ràng ở mức 113.85 (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Tuy nhiên, các tiểu vùng có thể không rõ ràng. Cũng có một tiểu vùng nữa ở biểu đồ H4 của EUR/JPY ở Hình 4.17. Tiểu vùng này có thể được xác định bởi các đáy và đỉnh của cây nến. Có thể cần một chút thực hành để thấy được các tiểu vùng này trên biểu đồ bạn đang giao dịch.
HÌNH 4.17 Một tiểu vùng tại biểu đồ H4 của EUR/JPY được đánh dấu bởi mũi tên 114.90. Các tiểu vùng thường có thể được xác định bằng các đỉnh và đáy nến. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Tuy nhiên, khá dễ để thấy tiểu vùng này trên biểu đồ EUR/JPY bằng cách xem nó ở khung thời gian ngắn hơn. Chuyển từ biểu đồ H4 sang H1 là một cách để xác định rõ ràng tiểu vùng này. Trong Hình 4.18, tiểu vùng trên biểu đồ H1 của EUR/JPY được xác định rõ ràng ở 114.90, thị ờng tìm thấy hỗ trợ tại 114.90 ở vài cây nến 1 giờ trước khi rơi xuống dưới mức đó, và sau đó, thị trường giao dịch quay trở lại mức 114.90 và tìm thấy kháng cự.
[maxbutton id=”5″ ]
Tiểu vùng này, vốn khó thấy trên biểu đồ H4, bây giờ được thấy dễ dàng hơn vì các lần chạm từ trên và từ dưới đã rõ ràng hơn. Các tiểu vùng quan trọng trong việc quản lý các giao dịch. Các tiểu vùng là các rào cản, các điểm mà giá có thể tắc nghẽn trong chốc lát. Khi giao dịch trong khung thời gian dài hơn, các vùng quan trọng duy nhất là các vùng hỗ trợ và kháng cự chính, tức là các vùng tiêu chuẩn.
HÌNH 4.18 Tiểu vùng tại 114.90 được thấy rõ ràng trên biểu đồ H1 của EUR/JPY.
(Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Nếu bạn thấy rằng có quá nhiều vùng được vẽ trên biểu đồ thì bạn có thể đang xác định các tiểu vùng. Quá nhiều vùng có nghĩa là bạn sẽ thấy khó khăn để xác định các thiết lập giao dịch và mục tiêu lợi nhuận. Các vùng có thể hiện ra ở bất kỳ nơi nào trên biểu đồ. Một số nhà giao dịch tinh gọn sẽ chỉ vẽ các vùng trên biểu đồ ở các vùng số tròn’ như 1.3500 của cặp EUR/USD. Điều này không cần thiết. Các vùng có thể xuất hiện ở bất kỳ đầu. Nếu một vùng được xác định ở 1.1097, thì có thể chấp nhận được việc đánh dấu nó là 1.1100, nhưng không cần thiết tất cả các vùng đều là vùng số tròn.
[maxbutton id=”6″ ]
Hầu hết thời điểm các vùng sẽ trải dài khắp biểu đồ. Vì vậy, điều quan trọng cần lưu ý là bạn có thể có hai vùng quan trọng gần kề, nhưng nói chung các vùng của bạn nên được trải dài khắp biểu đồ (xem Hình 4.19).
Ở đây là một vài ví dụ. Trong biểu đồ này, có khoảng cách vài trăm pin giữa các vùng. Trên biểu đồ D1, điều này là phổ biến. Thông thường các vùng cách nhau khoảng 100 pip hoặc hơn trên biểu đồ D1.
HÌNH 419 Biểu đồ D1 của EUR/CAD có các vùng cách nhau khoảng 100 – 200 pip.
(Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Khung thời gian càng dài, các vùng cách nhau càng xa. Đây là biểu đồ W1 của EUR/USD trong Hình 4.20 và các vùng cách nhau vài trăm pin. Trung bình, các vùng cách nhau khoảng 500 pip.
Các vùng là quan trọng đối với nhà giao dịch tinh gọn. Điều quan trọng với bạn là trở nên thoải mái trong việc xác định và làm việc với các vùng Các vùng là nơi hành động của nhà giao dịch tinh gọn. Đầu tiên bạn có thể gặp khó khăn với các vùng; và sau đây là 5 vấn đề phổ biến và giải pháp cho từng vấn đề.
HÌNH 4.20 Biểu đồ W1 của EUR/CAD có các vùng cách nhau khoảng 500 pip.
(Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Đầu tiên, bạn có thể không biết nơi tìm các vùng (xem Hình 4.21). Nếu bạn đang có khó khăn trong việc xác định các vùng trên biểu đồ, thì giải pháp dễ dàng và đơn giản nhất là mở biểu đồ dạng đường. Biểu đồ dạng đường sẽ thể hiện ra tất cả các vùng, vì các vùng sẽ được xác định bởi những lần mà đường giá bị bẻ cong (xem Hình 4.22). Ở mỗi điểm mà bạn thấy các lần uốn cong lặp đi lặp lại, thì bạn có thể đang phát hiện được một vùng.
[maxbutton id=”5″ ]
Thứ hai, bạn có thể có quá nhiều vùng được vẽ trên biểu đồ (xem Hình 4.23). Nếu bạn có quá nhiều vùng trên biểu đồ, thì bạn sẽ có thể trải nghiệm 2 vấn đề sau.
HÌNH 421 Đây là biểu đồ 1 của USD/CHF. Bạn có thấy vùng nào trên biểu đồ này không? (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
HÌNH 4.22 Đây là biểu đồ D1 dạng đường của USD/CHF. Vùng rõ ràng ở 1.2685 bây giờ xuất hiện. Thị trường tìm thấy cả hỗ trợ và kháng cự tại vùng này. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Vấn đề đầu tiên là bạn sẽ nhận thấy quá nhiều cơ hội giao dịch. Nếu bạn đang giao dịch biểu đồ D1 và thấy rằng bạn gần như ngày nào cũng thực hiện giao dịch thì có thể bạn đang vẽ quá nhiều vùng trên biểu đồ. Các vùng nên trải đều và có thể mất thời gian để thị trường chạm đến các vùng này và kích hoạt một giao dịch. Kiên nhẫn là điều quan trọng với nhà giao dịch tinh gọn. Các vùng là các khu vực trên biểu đồ và giá không luôn chạm các khu vực/vùng này mỗi ngày. Vấn đề thứ hai bạn thường gặp là bạn sẽ gặp phải nhiều giao dịch thua lỗ.
Đây là vì các vùng trên biểu đồ của bạn không phải là các vùng chắc chắn, có thể đó là các tiểu vùng. Điều quan trọng với bạn là chỉ vẽ các vùng quan trọng, các điểm trên biểu đồ mà giá đảo chiều lặp đi lặp lại.
HÌNH 4.23 Quá nhiều vùng được xác định trên biểu đồ D1 này của USD/CAD. Thị trường gần như mỗi ngày chạm một vùng trên biểu đồ vì vài tiểu vùng được đánh dấu trên biểu đồ này. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Bằng cách chỉ xác định các vùng đó trên biểu đồ nơi mà giá đảo chiều lặp đi lặp lại, thì khả năng chiến thắng đã nghiêng về phía bạn. Cẩn thận không bao giờ là thừa cả. Để làm vậy, đơn giản là vẽ ít vùng đi (xem Hình 4.24).
HÌNH 424 Đây lại là biểu đồ D1 của USD/CAD chỉ với các vùng chính. Hãy chú ý cách thị trường không phải ngày nào cũng chạm một vùng. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Nếu bạn chỉ đánh dấu các vùng đó trên biểu đồ nơi giá đảo chiều lặp đi lặp lại, thì bạn sẽ tránh được việc xác định các tiểu vùng. Bạn có thể bỏ lỡ vài giao dịch, nhưng các giao dịch bạn thực hiện sẽ là những cơ hội tuyệt vời.
Vấn đề phổ biến thứ ba bạn có thể gặp phải khi làm việc với các vùng là đây: thường rất khó để xác định chính xác nên vẽ vùng ở đâu. Đây là bản chất của vùng. Vùng thì mềm mại, béo và là một khu vực trên biểu đồ, không phải một điểm cụ thể (xem Hình 4.25). Hãy nhớ rằng bạn có đôi chút tự do trong việc vẽ các vùng. Không quan trọng việc ghép vùng với một điểm giá cụ thể trên biểu đồ, mà thay vào đó bạn xác định khu vực trên biểu đồ, nơi mà bạn sẽ tìm các đảo chiều. Các điểm chạm trên vùng sẽ không hoàn hảo. Vài điểm chạm sẽ gần với vùng, trong khi các điểm chạm khác sẽ đi sâu vào trong vùng.
HÌNH 4.25 Biểu đồ D1 của CHF/JPY có một vùng rõ ràng ở 89.35; thị trường tìm thấy kháng cự Ở gần vùng này trong vài trường hợp. Hãy chú ý cách một số lần chạm nằm sâu trong vùng và các lần chạm khác ở gần vùng.
(Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Hãy chú ý cách vùng 89.35 trong Hình 4.25 cung cấp kháng cự cho cặp tiền tệ CHF/JPY khung thời gian D1 trong vài trường hợp. Thị trường giảm sau mỗi lần chạm vùng này, nhưng hai điểm chạm đầu tiên kéo dài sâu vào trong vùng, và lần chạm thứ ba gần đến vùng. Điều này rất phổ biến với các vùng, đôi khi thị trường sẽ chải nhẹ lên bụng bia nhưng ở vài thời điểm, thị trường sẽ ấn vào bụng bia. Chạm sâu vào trong vùng 90.190 Chạm sâu vào trong vùng -89.620
[maxbutton id=”5″ ]
Vấn đề thứ tự mà nhiều nhà giao dịch gặp phải khi vẽ các vùng là thị trường dường như không tôn trọng các vùng. Khi điều này xảy ra, người bạn đáng tin cậy của chúng ta, biểu đồ dạng đường, thường có thể là giải pháp. Cách tốt nhất để minh họa vấn đề này là xem một ví dụ. Hãy xem biểu đồ trong Hình 4.26, và bạn sẽ chú ý rằng trông có vẻ thị trường không tôn trọng khu vực ở giá 81.83, nơi có thể vẽ được một vùng trên biểu đồ.
Tuy nhiên, cùng biểu đồ đó dưới dạng đường (xem Hình 4.27) cho thấy các điểm chạm quan trọng là các lần bẻ cong trên biểu đồ dạng đường, và rõ ràng là thị trường tôn trọng vùng này.
HÌNH 4.26 Biểu đồ H1 của AUD/JPY có vài lần đảo chiều rõ ràng quanh vùng 81.83; tuy nhiên, có vài lần chạm được đánh dấu bằng các mũi tên. Thị trường trông có vẻ không tôn trọng vùng trong các lần chạm này. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Vấn đề thứ năm mà bạn có thể gặp phải khi giao dịch với các vùng là đây: Thị trường đang được giao dịch vượt khỏi với các vùng không có nghĩa là thị trường đã phá vỡ các vùng. Đây là một điểm quan trọng và quyết định đối với nhà giao dịch tinh gọn. Hãy nhớ rằng các vùng là các bụng bia, chúng mềm mại, chúng béo, và chúng bao gồm một phạm vi rộng trên biểu đồ. Điều này có nghĩa là đôi khi thị trường sẽ ấn vào bụng bia, và điều đó có thể trông như thị trường đã phá vỡ vùng, nhưng có thể không phải như vậy. Hãy xem biểu đồ D1 của NZD/CHF trong Hình 4.28. Thị trường tìm thấy kháng cự ở vùng 0.7590 ít nhất 1 lần từ tháng 11/2009 tới tháng 3/2010.
HÌNH 4.27 Biểu đồ dạng đường làm rõ hành vi giá quanh khu vực 81.83 trên biểu đồ H1 của AUD/JPY. Biểu đồ dạng đường xác định rằng thị trường tìm thấy kháng cự 2 lần và hỗ trợ 1 lần ở vùng 81.83; vì vậy đây là một vùng tốt. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Biểu đồ NZD/CHF từ tháng 11/2009 tới tháng 3/2010 cho một vùng rõ ràng ở 0.7590, thị trường gặp phải kháng cự ở mức này ít nhất 5 lần. Từ trái qua phải, có ít nhất 5 điểm chạm ở vùng 0.7590. Điểm chạm đầu tiên ngay gần bên dưới, giá đến rất gần 0.7590 nhưng cuối cùng chạm phải kháng cự ngay dưới mức giá đó. Các điểm chạm còn lại vượt lên bên trên vùng 1 chút, nhưng mỗi điểm đều chạm đúng vùng. Điểm chạm thứ hai gồm 3 cây nến ngày liên tiếp; mỗi ngày đẩy một chút lên bên trên 0.7590.
[maxbutton id=”6″ ]
Cuối cùng, thị trường đóng cửa dưới vùng, và sau khi cây nến thứ 3 giảm, thị trường bắt đầu hướng xuống dưới. Điểm chạm thứ ba xảy ra 5 ngày sau và bao gồm một nến xuyên phá dạng mô hình Đuôi Chuột Túi (xem Gần trượt vùng Vượt vùng một chút Vượt vùng một chút (xem chương 8 để hiểu thêm về mô hình Đuổi Chuột Túi), rõ ràng thị trường đã giao dịch bên trên vùng 0.7590 một chút, nhưng không thể đóng cửa trên vùng, và giảm xuống sau lần chạm này.
HÌNH 4.28 Biểu đồ D1 của NZD/CHF cho thấy ít nhất 5 lần chạm vào vùng 0.7590, một vài điểm chạm vượt khỏi vùng, trong khi các điểm khác ngay bên dưới vùng.
(Nguồn: MetaQuotes Software Corp)
Lần chạm thứ tư được tạo nên bởi 2 nến, nến đầu tiên ở vùng 0.7590 và nến thứ hai vượt xa hơn một chút lên bên trên vùng, nhưng nó vẫn là một điểm chạm hợp lệ. (Có một lần gần lỡ sau điểm chạm này, không được đánh dấu ở Hình 4.28, nhưng thị trường đến rất gần vùng 0.7590).
Lần chạm thứ năm và cũng là lần cuối cùng đã xuyên qua vùng trước khi giảm mạnh; chú ý cách thị trường lại không thể đóng cửa ở phía bên kia vùng. Tại nhiều thời điểm, thị trường có thể chạm vào vùng và đóng cửa vượt khỏi vòng một chút trước khi quay ngược trở lại, nhưng hầu hết thời gian thị trường chạm vào một vùng và dịch chuyển vượt vùng nhưng không thể đóng cửa thoát ra khỏi vùng.
Hãy nhìn một số biểu đồ. Bạn sẽ chú ý cách giá sẽ thường đẩy vào và vượt khỏi vùng, nhưng cuối cùng lại quay lại. Đây là một hành vi phổ biến. Đó cũng là nguyên nhân tại sao hầu hết các nhà giao dịch tinh gọn thấy dễ dàng giao dịch các thiết lập đảo chiều hơn là phá vỡ. Các thiết lập đảo chiều dựa vào việc thị trường chuyển hướng ngược lại tại một vùng, còn phá vỡ dựa vào việc thị trường giao dịch vượt khỏi một vùng.
Có thể bạn quen thuộc với hầu hết các nhà giao dịch vốn rất khó xác định khi nào thị trường đột phá và giao dịch vượt ra khỏi một vùng. Nếu điều này đang mô tả trải nghiệm của bạn, bạn có thể xem xét tránh các giao dịch đột phá và tập trung vào các giao dịch đảo chiều. Cách dễ dàng nhất và an toàn nhất để giao dịch đột phá được mô tả trong Chương 5: Nụ Hôn Cuối. Nếu bạn quan tâm đến việc giao dịch đột phá, Nụ Hôn Cuối có thể là mô hình tinh gọn dành cho bạn.
Khi bạn bắt đầu chú ý đến các bằng chứng trong thị trường, việc giao dịch của bạn sẽ trở nên ổn định hơn. Khi thị trường chạm tới một vùng mà một nhà giao dịch tinh gọn theo dõi cẩn thận, và nếu một mô hình giao dịch xuất hiện, thì một giao dịch sẽ được kích hoạt. Chìa khóa để giao dịch thành công là chờ đợi các cơ hội giao dịch tốt nhất. Các cơ hội này xảy ra khi thị trường chạm tới một vùng được xác định tốt và sau đó xuất hiện một mô hình giao dịch. Đây là các cơ hội vàng. Phần tiếp theo của cuốn sách toàn bộ là về các mô hình giao dịch, cách nhận diện chúng và các quy tắc cụ thể để giao dịch mỗi thiết lập giao dịch tinh gọn xác suất cao.
[maxbutton id=”6″ ]