CHƯƠNG 2: CÁCH TRÁNH MỘT BI KỊCH GIAO DỊCH FOREX – Ebook Naked Forex

Nếu bạn đang đọc cuốn sách này, thì bạn có thể là một nhà giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật. Bạn có thể đã dành thời gian, tiền bạc, và nỗ lực để học về các chỉ báo. Bạn có Bạn có thể đã học bằng trải nghiệm rằng việc giao dịch với các chỉ báo có thể rất khó khăn.

Theo cách nào đó, việc giao dịch với các chỉ báo là khó đạt được lợi nhuận. Có lẽ một cái nhìn cận cảnh hơn vào lý do tại sao các hệ thống giao dịch dựa vào chỉ báo lại khó đạt được lợi nhuận là cần thiết.

Tất cả các chỉ báo được tạo ra từ dữ liệu giá. Đây là tất cả những gì chỉ báo làm với dữ liệu giá: Cho dữ liệu giá vào một phương trình và đầu ra là một thứ gì đó khác. Đôi khi sản phẩm cuối cùng là một đường ngoằn ngoèo, đôi khi là một đường thẳng, đôi khi là một màu sắc hoặc một con số; nó phụ thuộc vào loại chỉ báo. Kết quả cuối cùng luôn giống nhau: Chỉ báo thay đổi dữ liệu giá thông qua một công thức. Dạng của kết quả cuối cùng này (chỉ báo) có thể khác nhau, nhưng quá trình thì luôn như vậy.

[maxbutton id=”6″ ]

Các chỉ báo rất giống nhau này, dựa vào dữ liệu giá, được hiểu là ẩn chứa các gợi ý về hướng dịch chuyển tương lai của thị trường. Nói một cách khác, một chỉ báo sẽ lấy dữ liệu giá, xử lý nó, sau đó đưa ra một đại diện dạng đồ họa của dữ liệu này. Các chỉ báo cung cấp dữ liệu giá trong một dạng khác. Có thể dạng mới này của dữ liệu giá dễ hiểu hơn, có thể dạng mới này của dữ liệu giá sẽ nhắc nhở về điều mà thị trường có khả năng làm trong tương lai gần. Tất cả các hệ thống giao dịch dựa vào chỉ báo được tìm ra dựa trên ý tưởng rằng dữ liệu giá sẽ ở dạng tốt hơn khi được thể hiện như một chỉ báo. Các quyết định giao dịch dựa vào các chỉ báo giả định rằng dữ liệu trong dạng chỉ báo giá trị hơn dữ liệu giá gốc.


CHỈ BÁO

Một thước đo bắt nguồn từ dữ liệu giá. Các dữ liệu giá quá khứ – như giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, và giá thấp nhất được nhập vào một công thức để tính toán dữ liệu. Dữ liệu này sau đó được thể hiện lại dưới dạng đồ họa để dự đoán và diễn giải các chuyển động của thị trường.


Các nhà giao dịch muốn biết giá sẽ đi về đâu trong tương lai. Các nhà giao dịch trả hàng triệu đô-la cho các hội thảo giáo dục, các đĩa DVD, các khóa học trên mạng và thậm chí cả các cuốn sách như cuốn sách này.

Hi vọng lớn lao của hầu hết các nhà giao dịch là có một chỉ báo Có giá trị (hoặc công thức của các chỉ báo) mà nó sẽ gợi ý về điểm đến của thị trường trong tương lai. Hàng triệu đô-la được tiêu mỗi năm bởi các nhà giao dịch (và các công ty đầu tư, các quỹ phòng hộ, các ngân hàng…) để tìm một lợi thế nhỏ có thể mang đến hàng triệu đô-la lợi nhuận. Trong forex, một lợi thế nhỏ có thể có nghĩa là hàng tỷ đô-la lợi nhuận.

[maxbutton id=”6″ ]


LIỆU CÓ MỘT CHỈ BÁO “TỐT HƠN” KHÔNG?

Chỉ báo nào là tốt nhất? Bộ chỉ báo nào cung cấp một lợi thế rõ ràng khi giao dịch trên thị trường? Có lẽ tốt nhất là tìm ra xem ai đang kiếm được tiền trong forex, và sau đó làm theo những gì họ làm. Đâu là công thức thần kỳ? Không may câu trả lời cho câu hỏi này “phụ thuộc vào bạn hỏi ai”. Đây rất có thể là câu trả lời đúng. Như chúng ta sẽ thấy ở phần sau cuốn sách, việc giao dịch thường mang tính tương đối và hiếm khi, nếu có, là một nỗ lực kiểu “một hình mẫu phù hợp cho tất cả mọi người”.

Một vài chỉ báo được xem là kém hiệu quả, các chỉ báo khác thường được diễn giải sai bởi đám đông, ngoài ra, các chỉ báo khác nữa lại được sử dụng tốt nhất khi dùng ngược với mục đích thiết kế ban đầu. Các chỉ báo có thể không chính xác. Điều gì xảy ra nếu chỉ báo đúng, nhưng chậm một chút trong việc gợi ý về hướng mà thị trường đã chọn? Chỉ báo có thể cung cấp các thông tin giá trị, nhưng cũng có thể chậm trễ, và vì vậy không quá giá trị. Có thể một thay đổi nhỏ với công thức chỉ báo sẽ giúp tăng tốc lên một chút.

Có thể các chỉ báo giống như đồng hồ đeo tay, liên tục cải tiến, ngày càng nhiều chức năng theo yêu cầu, nhưng liệu có khả năng dùng đồng hồ đeo tay và thao túng thời gian bằng cách thực hiện một công thức thông qua các giờ, phút, giây thể hiện trên đồng hồ không? Liệu đồng hồ có cho thời gian tốt hơn khi dùng công thức thao túng thời gian thực tế trong ngày không? Việc dùng một công thức để tạo ra một loại thời gian tốt hơn trên đồng hồ đeo tay nghe có vẻ lạ lẫm và phản khoa học, nhưng đây chính xác là những gì các chỉ báo có thể thực hiện bằng việc thay đổi và nhào nặn dữ liệu giá

HÌNH 2.1 Tín hiệu bán ra thông thường theo RSI trên biểu đồ AUD/USD khung H4. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)

Việc giao dịch dựa trên chỉ báo là lấy đồng hồ đeo tay và thay đổi thời gian với một công thức phức tạp với hi vọng rằng bằng cách nào đó đồng hồ sẽ báo thời gian tốt hơn. Ai muốn một chiếc đồng hồ với tính năng gì đó hơn là việc hiển thị thời gian thực tế? Liệu các chỉ báo (mà tất cả đều tính bằng dữ liệu giá) có cho phép chúng ta hiểu giá tốt hơn không?

[maxbutton id=”5″ ]

Có lẽ tốt hơn hết là đặt các sự khác nhau về triết lý giữa các chỉ báo kỹ thuật sang một bên. Giả định rằng chỉ báo của chúng ta dựa vào một công thức thần kỳ và công thức này cho phép chúng ta liếc nhìn trước vào tương lại. Chỉ báo của chúng ta chuyển hóa một cách kỳ diệu dữ liệu giá thành vài số liệu khác, màu sắc khác, hoặc các đường và gợi ý nơi giá sẽ đến trong tương lai gần. Không may là ngay cả nếu chỉ báo của chúng ta có thể hoàn thành điều đó, thì vẫn còn các khó khăn khác có thể gặp phải với việc giao dịch dựa vào chỉ báo.

Các chỉ báo về bản chất là chậm. Thị trường sẽ chuyển động tăng giá từ lâu trước khi một chỉ báo gợi ý đó là thời điểm nên mua. Tương tự, một chỉ báo sẽ gợi ý thời điểm bán lâu sau khi thị trường đã bắt đầu giảm giá. Đây là một trong những phàn nàn chính về các chỉ báo: chúng chậm trễ phía sau giá. Đó là một băn khoăn hợp lý. Hình 2.1 là biểu đồ khung 4 giờ’ của cặp tiền tệ AUD/USD với chỉ báo Relative Strength Index (RSI). Thông thường thì có 2 tín hiệu đối với RSI. Nếu RSI vượt trên mức 70, thị trường được xem là rơi vào trạng thái quá mua/mua quá mức (overbought), và khi RSI từ trên giảm xuống dưới mức 70, một tín hiệu cho giao dịch bán ra được thực hiện.

Tương tự như vậy, nếu RSI giảm xuống dưới 30, thị trường được xem là rơi vào trạng thái quá bán/bán quá mức (oversold), và thường thì một giao dịch mua vào được kích hoạt khi RSI tăng trở lại lên trên mức 30 (xem các mũi tên trong Hình 2.2).

[maxbutton id=”6″ ]

Trong các ví dụ trên chúng ta thấy rằng chỉ báo RSI gợi ý một giao dịch vào khoảng đúng thời điểm. Thị trường đảo chiều gần theo tín hiệu RSI trong cả hai ví dụ. Tuy nhiên, RSI không báo tín hiệu ở chính xác điểm đảo chiều trên thị trường. Để tìm các điểm đảo chiều đó, cần một chỉ báo dạng khác. Một trong những lý do chính mà giao dịch tinh gọn rất hấp dẫn các nhà giao dịch forex vì giao dịch tinh gọn cho phép mở lệnh giao dịch sớm trong các giao dịch.

Các chỉ báo có thể cảnh báo các nhà giao dịch về thực tế thị trường đảo chiều sau khi thị trường đã đảo chiều, nhưng nhà giao dịch tinh gọn có thể tìm thấy các điểm đảo chiều trên thị trường khi chúng xảy ra. Các chiến lược giao dịch tinh gọn được dựa trên giá hiện tại của thị trường, và vì thế, chúng cho phép có một điểm mở giao dịch sớm hơn. Các tín hiệu giao dịch dựa vào chỉ báo sẽ chậm trễ vì cần thời gian để dữ liệu giá được xử lý thông qua các công thức làm nên chỉ báo.

HÌNH 2.2 Tín hiệu Mua thông thường theo RSI Trên Biểu Đồ AUD/USD khung H4. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)


CHỈ BÁO TRỄ

Các chuyển động quan trọng trên thị trường forex xảy ra trước khi một chỉ báo kỹ thuật cung cấp một tín hiệu.


Các nhà giao dịch tinh gọn có một lợi thế đáng kinh ngạc. Việc mở lệnh giao dịch sớm thường có nghĩa là giá mở lệnh giao dịch gần với giá cắt lỗ hơn. Một mức cắt lỗ ngắn hơn đồng nghĩa với khả năng có nhiều lợi nhuận tiềm năng hơn. Nguyên nhân chính xác cho điều này sẽ được khám phá ở phần sau cuốn sách. Sau khi làm chủ một vài chiến lược giao dịch đơn giản, các nhà giao dịch tinh gọn sẽ thấy rất khó để quay lại sử dụng các chiến lược dựa vào chỉ báo đơn giản vì cá chiến lược giao dịch tinh gọn loại bỏ được độ trễ thời gian vốn đi kèm với giao dịch dựa vào chỉ báo.

HÌNH 2.3 Tín hiệu mua phổ biến của MACD trên biểu đồ EUR/USD khung thời gian D1. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)

Đây là một ví dụ khác, lần này với biểu đồ khung D1 của cặp tiền tệ EUR/ USD (Hình 2.3). Trong ví dụ này chỉ báo ở dưới đáy biểu đồ là Moving Average Convergence Divergence (MACD – Đường trung bình hội tụ / phân kỳ). Cấu trúc và lý thuyết đằng sau MACD không quan trọng, MACD bao gồm vài đường Moving Average (còn gọi là đường MA – đường trung bình động). Tín hiệu quan trọng của MACD là khi hai đường MA cắt nhau (hình tròn sẫm màu trong Hình 2.3). Một tín hiệu mua kiểu truyền thống xảy ra khi MACD đi xuống và sau đó đảo chiều, và đường trung bình động nhanh hơn cắt đường trung bình động chậm hơn từ dưới lên.

[maxbutton id=”6″ ]

Trong Hình 2.3 biểu đồ D1 của EUR/USD đã giảm giá được một thời gian. Giá bắt đầu đảo chiều và hướng lên cao hơn, sau đó các đường trung bình động của MACD bắt đầu đi lên trên. Cuối cùng, chúng ta thấy đường trung bình động nhanh của MACD cắt đường trung bình động chậm, Điều này báo hiệu một giao dịch mua vào cho nhà giao dịch theo MACD. Sau tín hiệu cắt nhau đi lên ở MACD, thị trường thực sự dịch chuyển lên cao hơn (xem Hình 2.4).

Dù giao dịch này thoạt nhìn như một giao dịch tốt, nhà giao dịch tinh gọn sẽ mở lệnh giao dịch này sớm hơn nhà giao dịch dùng chiến lược MACD truyền thống. Cả nhà giao dịch tinh gọn và nhà giao dịch dùng MACD đều có lợi nhuận, nhưng nhà giao dịch tinh gọn có thể mở lệnh giao dịch sớm hơn và dùng cắt lỗ ngắn hơn. Cắt lỗ ngắn hơn nghĩa là nhiều lợi nhuận tiềm năng hơn. Nhà giao dịch tinh gọn và nhà giao dịch

HÌNH 2.4 Cặp tiền tệ EUR/USD dịch chuyển lên cao hơn sau tín hiệu mua thông thường MACD trên biểu đồ D1. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)

HÌNH 2.5 Biểu đồ H1 của cặp EUR/USD – Tín hiệu mua thông thường của Stochastic ở khu vực quá bán. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)

MACD có thể cùng thoát giao dịch ở cùng mức giá, nhưng nhà giao dịch tinh gọn sẽ có được nhiều lợi nhuận hơn vì điểm cắt lỗ được đặt gần giá vào lệnh hơn. Phần quản trị vốn trong cuốn sách này sẽ có thêm thông tin về cách các chiến lược giao dịch tinh gọn cho phép nhà giao dịch kiếm nhiều tiền hơn, đơn giản vì các tín hiệu tinh gọn xuất hiện sớm hơn các tín hiệu giao dịch dựa vào chỉ báo. MACD và RSI không phải là các chỉ báo duy nhất bị trễ. Tất cả các chỉ báo đều trễ. Stochastic là một chỉ báo phổ biến dùng để đoán định thời điểm các giao dịch theo nhịp điệu tự nhiên của thị trường. Một phương pháp giao dịch theo Stochastic truyền thống tương tự với chiến lược giao dịch theo RSI. Một tín hiệu bán được xác định khi Stochastic giảm xuống dưới mức 30 và sau đó cắt nhau và đi lên cao hơn (xem Hình 2,5).

[maxbutton id=”6″ ]


PIP

“Pip” là một tỷ lệ % tính theo điểm. Một pip bằng 1/100 của 1%. Nó thường được coi là mức dịch chuyển nhỏ nhất mà một cặp tiền tệ có thể thực hiện. Các nhà giao dịch forex theo dõi các giao dịch theo pip. Tuy nhiên, nhiều nhà môi giới bây giờ dùng pipettes” – chúng là 1/1000 của 1% đơn vị.


Biểu đồ H1 của cặp EUR/USD cho thấy Stochastic giảm xuống dưới mức 30. Vài giờ sau, Stochastic cắt lên và tăng lên trên 30, một tín hiệu mua rõ ràng. Stochastic đang tăng, vậy giá có thể sẽ dịch chuyển theo. Tuy nhiên, thị trường sau đó giảm thêm 90 pip. Với hầu hết các nhà giao dịch, giao dịch này là một thua lỗ lớn. Các nhà giao dịch tinh gọn thì sao? Trong trường hợp này, nhà giao dịch tinh gọn có một tín hiệu mua rất rõ sau tín hiệu mua của Stochastic (xem Hình 2.6).

Điều gì xảy ra sau tín hiệu giao dịch theo phương pháp tinh gọn? Thị trường bật hơn 40 pip ngay lập tức. Nhà giao dịch tinh gọn tránh nhiều giao dịch thua lỗ bằng cách đợi một tín hiệu hành vi giá và nhanh chóng kiếm được lợi nhuận. Không phải tất cả các giao dịch tinh gọn đều thắng, tất nhiên rồi, nhưng giao dịch này là một ví dụ về cách nhà giao dịch tinh gọn có thể tránh vài lỗi rất phổ biến dựa vào chỉ báo vì nhà giao dịch tinh gọn dùng hành vi giá của thị trường để xác định các tín hiệu thực hiện giao dịch.

[maxbutton id=”6″ ]

Hãy chú ý cách nhà giao dịch tinh gọn tránh được sự sụt giảm vốn (drawdown) với tín hiệu giao dịch này. Thị trường lập tức chuyển động theo hướng kỳ vọng là tăng giá ngay sau tín hiệu. Tương phản với điểm mở giao dịch theo phương pháp tinh gọn này là tín hiệu mở giao dịch theo Stochastic. Đặc tính chỉ báo trễ của Stochastic có nghĩa là nhà giao dịch sử dụng Stochastic không chỉ thực hiện một giao dịch thua lỗ trong trường hợp này, mà là thực hiện ngay sau khi Stochastic báo hiệu sai hướng đi của thị trường và giao dịch rơi vào sự sụt giảm vốn dài hơn dự kiến. Trong thực tế, dường như các nhà giao dịch dùng Stochastic không thể có lợi nhuận trong giao dịch này.

HÌNH 2.6 Biểu đồ H1 của cặp EUR/USD – Tín hiệu mua tinh gọn so với tín hiệu mua của Stochastic. Tín hiệu mua truyền thống của Stochastic xảy ra ngay trước khi thị trường giảm. Nhà giao dịch tinh gọn có một tín hiệu mua ở điểm đảo chiều thị trường. (Nguồn: MetaQuotes Software Corp)

Các chiến lược giao dịch tinh gọn cho phép nhà giao dịch mở một giao dịch dựa vào hành vi giá thị trường hiện tại, và thường tránh các sự sụt giảm vốn nghiêm trọng đi kèm với việc giao dịch dựa vào chỉ báo.

Hầu hết các nhà giao dịch tin rằng các sự sụt giảm vốn nghiêm trọng là một phần của giao dịch. Điều này cơ bản là không đúng. Những sự sụt giảm vốn nghiêm trọng là đặc trưng của các tín hiệu mở lệnh giao dịch không đúng thời điểm, và hầu hết các nhà giao dịch dùng chỉ báo để tìm tín hiệu thực hiện giao dịch, vì vậy hầu hết các nhà giao dịch mở giao dịch không đúng thời điểm.

[maxbutton id=”6″ ]


NHẬN TRÁCH NHIỆM VỚI CÁC GIAO DỊCH THUA LỖ

Tất cả các nhà giao dịch đều trải nghiệm các lần sụt giảm vốn. Tất cả các nhà giao dịch đều trải nghiệm các giao dịch thua lỗ. Tuy nhiên, các > nhà giao dịch tinh gọn nhận trách nhiệm với các giao dịch thua lỗ. Các nhà giao dịch dựa vào chỉ báo thường đổ lỗi cho các chỉ báo với các giao dịch thua (ví dụ, “MACD trông như sẽ cắt nhau ở đây”, “chỉ báo của tôi hiển thị không đúng”, “có thể tôi nên thay đổi các thiết lập chỉ báo của tôi vì gần đây thị trường hỗn loạn”, “đường trung bình động cắt nhau lần này là một cái bẫy – một tín hiệu sai, nhiễu …), nhưng nhà giao dịch tinh gọn không có những lý do đó. Không Có vật tế thân khi bạn đang dùng dữ liệu thị trường (hành vi giá) để thực hiện giao dịch. Việc giao dịch với hành vi giá, đó là giá thực tế trên biểu đồ là nền tảng cho mọi quyết định giao dịch, nghĩa là nhà giao dịch tinh gọn không bào chữa cho các giao dịch thua lỗ. Điều này giải thoát cho rất nhiều nhà giao dịch.

Nhà giao dịch dựa vào chỉ báo cũng có một lợi thế bổ sung là có nơi để đổ lỗi khi mọi thứ tồi tệ; nhà giao dịch tinh gọn không thể đổ lỗi cho ai ngoài thị trường đối với các giao dịch thua lỗ. Đây là một khác khác biệt tinh tế nhưng rất quan trọng đối với các nhà giao dịch tinh gọn. Tất cả các giao dịch đều bao gồm một phần may mắn. Tất cả các nhà giao dịch đều trải nghiệm một chuỗi may mắn của các giao dịch thắng và một chuỗi các giao dịch thua lỗ không may mắn. Không đổ lỗi cho các chỉ báo, các nhà giao dịch tinh gọn thường nhận trách nhiệm về các kết quả giao dịch của mình.

[maxbutton id=”6″ ]

Có lẽ chúng ta nên nhìn nhận rõ ràng hơn về trách nhiệm khi giao dịch. Nếu bạn quyết định giao dịch một hệ thống giao dịch mới, thì bạn có thể đặt hệ thống vào một quá trình sàng lọc. Sau khi dành thời gian kiểm chứng hệ thống, bạn phải tự thuyết phục mình rằng hệ thống này đáng giá và sẽ đạt được lợi nhuận trong dài hạn (ở điểm này, nghiên cứu của bạn có thể đã vượt qua nỗ lực của 90% các nhà giao dịch forex đang nghiên cứu cách thức giao dịch). Nếu sau tất cả các nghiên cứu đó, khi bạn bắt đầu giao dịch thực tế, bạn thấy 7 giao dịch đầu tiến hóa ra toàn giao dịch thua lỗ, thì bạn có thể bị mất tinh thần. Bạn sẽ làm gì? Có thể bạn quyết định duy trì hệ thống, và bạn trải qua thêm 3 giao dịch thua lỗ nữa.

Sau 10 giao dịch thua liên tiếp bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ dừng giao dịch hệ thống đó? Bạn sẽ tạo ra một quy tắc mới để lọc vài giao dịch thua mà bạn đã trải qua? Bạn sẽ quyết định rằng hệ thống giao dịch không có lợi nhuận, và từ bỏ việc giao dịch theo hệ thống này? Có nhiều giải thích hợp lý về lý do tại sao hệ thống thất bại khi bạn đưa nó vào thực tế. Có thể thị trường đã thay đổi. Có thể hệ thống không hoạt động được nữa. Có thể 10 giao dịch thua chỉ là chuỗi giao dịch kém may mắn.

[maxbutton id=”6″ ]

Quyết định của bạn, sau khi đối mặt với 10 giao dịch thua, sẽ đặt bạn vào một trong hai nhóm: nhóm “hệ thống kinh khủng” và nhóm “thị trường tồi tệ” (chỉ các nhà giao dịch tinh gọn có thể tránh các nhóm này). Nếu bạn không chắc về nhóm của mình, hãy chú ý những gì bạn nghĩ về lần tới bạn có một chuỗi giao dịch thua lỗ, bạn sẽ nhanh chóng hiểu được mình thuộc về nhóm nào may mắn.)

Sau một chuỗi 10 giao dịch thua lỗ, các nhà giao dịch trong nhóm “hệ thống kinh khủng” đổ lỗi cho hệ thống giao dịch. Các nhà giao dịch trong nhóm “hệ thống kinh khủng” sẽ nói rằng “hệ thống không hoạt động nữa” hay “hệ thống này phải được điều chỉnh để hoạt động trở lại”. Các nhà giao dịch trong nhóm “hệ thống kinh khủng” quyết định thay đổi hoặc từ bỏ hệ thống sau một chuỗi giao dịch thua lỗ. Thông thường, các nhà giao dịch trong nhóm “hệ thống kinh khủng” sẽ thêm một chỉ báo khác vào hoặc thay đổi một chút hệ thống để giúp lọc ra vài giao dịch thua lỗ đã gặp phải gần đây.

Một chiến lược khác được các nhà giao dịch này sử dụng là từ bỏ hệ thống giao dịch. “Hệ thống này hỏng rồi” họ nói, hoặc “Hệ thống này trước đây hoạt động tốt, nhưng giờ nó đã bị hỏng, tất cả các hệ thống đều có tuổi thọ, và hệ thống này đã hết hạn sử dụng” hoặc “hệ thống có thể có lợi nhuận tốt trong quá khứ nhưng bây giờ đơn giản là nó không hoạt động nữa rồi. Nếu bạn tự thấy mình nói giống vậy thì bạn có thể là một nhà giao dịch thuộc nhóm “hệ thống kinh khủng. Nếu bạn liên tục thay đổi hệ thống giao dịch, đặc biệt là sau một chuỗi giao dịch thua lỗ, thì bạn là một nhà giao dịch kiểu “hệ thống kinh khủng”. Tất cả các nhà giao dịch thuộc nhóm “hệ thống kinh khủng” đều đổ lỗi cho hệ thống khi việc tìm kiếm lợi nhuận trở nên khó khăn.

[maxbutton id=”6″ ]

Các nhà giao dịch thuộc nhóm “thị trường tồi tệ” có cách tiếp cận khác. Các nhà giao dịch “thị trường tồi tệ” phân tích chuỗi giao dịch thua lỗ sau | khi gặp sự sụt giảm vốn và ngay lập tức kết luận rằng thị trường đã thay đổi . Các nhà giao dịch “thị trường tồi tệ” có thể đưa ra nhiều lý do rằng thị trường này thay đổi cấu trúc so với trước, và có thể nghe những tin như “sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã thay đổi thị trường”, hay “mọi thứ đã thay đổi với đồng Euro từ lúc Tây Ban Nha vỡ nợ”.

Lý do chính xác có thể khác nhau, nhưng bản chất của việc tranh luận luôn như vậy. Đôi khi nhà giao dịch “thị trường tồi tệ” sẽ dùng các tranh luận không rõ ràng như “thị trường quá biến động” hoặc “hôm lượng giao dịch không đủ” hoặc “nhà môi giới của tôi không thực thi giao dịch đủ nhanh”. Lý do cuối cùng gợi ý một vật tế thần phổ biến cho các nhà giao dịch “thị trường tồi tệ” – đó là nhà môi giới, hay khối Các nhà giao dịch “thị trường tồi tệ” thường được nhận diện bởi mong muốn đưa ra các giả thuyết âm mưu về nhà môi giới.

Thực tế là khi những nhà môi giới không trung thực bị phát hiện, các nhà giao dịch forex sẽ từ bỏ họ. Lời đồn lan rất nhanh, đặc biệt giữa các nhà giao dịch thông minh, sành sỏi mạng Internet với các kết nối mạng tốc độ cao. Nhưng với các nhà giao dịch “thị trường tồi tệ” thì nhà môi giới cung cấp lời bào chữa hoàn hảo cho một hệ thống giao dịch thất bại. Các nhà giao dịch “thị trường tồi tệ” đổ lỗi cho nhà môi giới hoặc thị trường, và thế là có một lý do để từ bỏ một hệ thống giao dịch.

[maxbutton id=”5″ ]

Nhiều nhà giao dịch thị trường tồi tệ” sử dụng phân tích cơ bản, nhưng không phải tất cả các nhà giao dịch phân tích cơ bản đều thuộc về nhóm “thị trường tồi tệ”. Sự diễn giải dữ liệu kinh tế và sử dụng phân tích cơ bản thường là cơ hội để các nhà giao dịch “thị trường tồi tệ” kéo dài các cuộc tranh luận của họ. Các nhà giao dịch này sẽ quyết định từ bỏ hệ thống giao dịch sau một chuỗi giao dịch thua lỗ, cũng như các nhà giao dịch hè | thống kinh khủng” quyết định dùng một hệ thống giao dịch, chỉ là lý do từ bỏ hệ thống khác nhau mà thôi. Nhà giao dịch “hệ thống kinh khủng đổ lỗi cho hệ thống giao dịch, con nhà giao dịch “thị trường tồi tệ” thì dựa vào lý do thị trường đã thay đổi về cơ bản. Cả hai nhóm nhà giao dịch này đều sẽ kết thúc bằng việc tìm kiếm một hệ thống giao dịch hoàn toàn mới.

Đáng chú ý là, sự khác biệt giữa một nhà giao dịch “hệ thống kinh khủng” và một nhà giao dịch “thị trường tồi tệ” có thể là sự tận tâm. Nhà giao dịch tận tâm thường là nhà giao dịch “thị trường tồi tệ”. Điều này là bởi vì nhà giao dịch tận tâm sẽ dành thời gian để kiểm chứng và đảm bảo rằng bất cứ hệ thống giao dịch nào được đem vào sử dụng đều đáng tin cậy trước khi đặt rủi ro tiền bạc vào thị trường. Kết quả cuối cùng của việc thử nghiệm hệ thống giao dịch là sự tin tưởng vào hệ thống với các nhà giao dịch “thị trường tồi tệ”. Với những nhà giao dịch này, trải nghiệm một lần sụt giảm vốn là khá sốc và bất ngờ, vì hệ thống giao dịch đã được thử nghiệm và dường như đáng tin cậy, nếu hệ thống không sai, thì thị trường phải “sai”.

Ở chiều ngược lại, nhà giao dịch hệ thống kinh khủng” lại ít khi dành nỗ lực tương tự để thử nghiệm hệ thống giao dịch. Nhà giao dịch “hệ thống kinh khủng” có thể tìm thấy hệ thống giao dịch trong một diễn đàn forex trên mạng, hoặc mua nó từ một người quảng cáo trên Internet, hoặc học nó từ một người bạn, hoặc có thể là nghe các nhà giao dịch forex thảo luận trong một bữa tiệc. Nhà giao dịch hệ thống kinh khủng” có thể đang giao dịch với một hệ thống có lợi nhuận nhưng lại không dành thời gian thử nghiệm hệ thống. Nhà giao dịch “hệ thống kinh khủng” ít dành sự trân trọng cho hệ thống giao dịch.

Vậy làm cách nào để bạn có thể tránh rơi vào các nhóm “hệ thống kinh khủng” hay “thị trường tồi tệ”? Bạn có thể làm gì để thay đổi định mệnh của bạn? Bạn có thể muốn xem xét cẩn thận việc áp dụng trường phái giao dịch tinh gọn. Giao dịch tinh gọn nghĩa là giao dịch không có chỉ báo trên biểu đồ, mà việc loại bỏ chỉ báo ra khỏi biểu đồ sẽ khó chấp nhận đối với các nhà giao dịch “hệ thống kinh khủng”. Ngoài ra, nếu bạn quyết định sử dụng phương pháp giao dịch tinh gọn, bạn sẽ giao dịch bằng hành vi giá hoặc các đợt chuyển động của thị trường. Bạn có thể đổ lỗi cho thị trường vì một chuỗi các giao dịch thua khi là một nhà giao dịch tinh gọn, nhưng thế không khác gì đổ lỗi cho dòng sông khi mình bị ướt cả.

[maxbutton id=”5″ ]

Các nhà giao dịch tinh gọn tìm thấy các giao dịch dựa vào các chuyển động của thị trường, vì vậy, trừ khi thị trường đi không đúng”, còn lại không có gì là thị trường tồi tệ đối với nhà giao dịch tinh gọn cả. Các nhà giao dịch tinh gọn chỉ có thể đổ lỗi các giao dịch thua là do thực thi kém (lỗi của nhà giao dịch) hoặc kém may mắn (đôi khi bạn tung đồng xu 7 lần và đều ra mặt sấp cả). Các nhà giao dịch tinh gọn có thể thấy rằng việc giao dịch không có chỉ báo là sự giải thoát cực lớn.

Các nhà giao dịch trên thế giới đã thấy rằng việc áp dụng các chiến lược giao dịch tinh gọn nghĩa là buông tay khỏi một giao dịch. Không có các chỉ báo để đưa ra các tín hiệu sai, không có các thiết lập để tinh chỉnh; đơn giản là giá thị trường và các quyết định giao dịch. Các nhà giao dịch tinh gọn có một lợi thế thực sự vì tập trung của việc giao dịch vào giá thị trường hiện tại. Không có chỉ báo nào về tâm lý, thái độ, hay năng lượng của thị trường tốt hơn chính giá thị trường hiện tại. Các nhà giao dịch tinh gon dùng giá thị trường hiện tại làm chỉ báo của họ. Trên thực tế, với nhiều nhà giao dịch tinh gọn, giá thị trường hiện tại là một thứ tương tự như một thiết bị phản hồi sinh học. Tôi chắc chắn là tôi nhìn vào giá thị trường như một sự phản hồi sinh học.

Một thiết bị phản hồi sinh học sẽ cho phép bạn chú ý các thay đổi sinh lý trong cơ thể, với hi vọng rằng bạn có thể kiểm soát tốt hơn sinh lý của mình. Ví dụ, nếu tôi là một người hay lo lắng, và tôi luôn phải chịu áp lực, tôi có thể tự kết nối với một thiết bị phản hồi sinh học. Thiết bị sẽ cảnh báo tôi bằng cách phát ra âm thanh cảnh báo nếu tôi trở nên lo lắng (huyết áp tăng, nhịp tim tăng …). Sau đó tôi có thể chú ý vào âm thanh của thiết bị và dùng các kỹ thuật thư giãn để giảm việc căng thẳng. Thiết bị đơn giản là cảnh báo tới khi tôi cần căn chỉnh lại nhịp sinh học của mình. Theo thời gian, tôi sẽ có thể cai dần việc sử dụng thiết bị phản hồi sinh học của mình và tự giảm căng thẳng mà không cần trợ giúp của các cảnh báo phản hồi sinh học nữa.

[maxbutton id=”6″ ]


HỌC HỎI TỪ PHẢN HỒI SINH HỌC THỊ TRƯỜNG

Nghe có vẻ lạ lùng, nhưng cuối cùng bạn sẽ có thể làm những điều tương tự với các giao dịch của mình nếu bạn quyết định dùng các chiến lược giao dịch tinh gọn. Kể từ thời điểm bắt đầu, giá thị trường chính là thiết bị phản hồi sinh học của bạn. Nếu thị trường đi sai hướng, bạn nhận được phản hồi có giá trị về giao dịch của mình.

Hãy học từ đó. Điểm mở giao dịch quá sớm chăng? (Hầu hết các nhà giao dịch tôi biết thường nhảy vào quá sớm hơn là đợi quá muộn). Điểm vào quá muộn chăng? Thị trường sẽ nói cho bạn cách đánh giá các giao dịch của mình.

Tại sao việc chú ý tới Phản Hồi Sinh Học Thị Trường lại quan trọng? Vì bạn sẽ học từ Phản Hồi Sinh Học Thị Trường nhiều hơn việc bạn học từ bất kỳ thầy dạy nào, cuốn sách nào, hay bất kỳ khóa học online nào. Một cách khác để nhấn mạnh điều này như sau: Chú ý kỹ càng cách thị trường hành xử sau khi bạn mở một giao dịch, đó là một trong những công cụ học tập tốt nhất sẵn có với bạn.

[maxbutton id=”5″ ]


PHẢN HỒI SINH HỌC THỊ TRƯỜNG

Một phản ứng về mặt tâm lý, hành vi và giao dịch đối với giá thị trường sau khi mở một giao dịch.


Phản Hồi Sinh Học Thị Trường bao gồm hai phần riêng biệt. Đầu tiên là cách thị trường phản ứng (hành vi giá) sau khi bạn mở giao dịch, và thứ hai là cách bạn phản ứng với hành vi giá trong thị trường sau khi bạn mở giao dịch. Cả hai phần của phương trình Phản Hồi Sinh Học Thị Trường cần bạn có một bức tranh rõ ràng về thứ bạn đang học, và quan trọng hơn, thứ bạn nên học từ kinh nghiệm giao dịch của bạn. Bạn nên học từ hành vi giá mà thị trường cung cấp sau khi bạn mở một giao dịch. Bạn cũng nên học từ phản ứng của bạn với thị trường sau khi bạn có giao dịch đang mở. Ngay cả nếu bạn không dự định học từ Phản Hồi Sinh Học Thị Trường, thì quan trọng là bạn nhận ra rằng Phản Hồi Sinh Học Thị Trường sẽ tạo ra tất cả các quyết định giao dịch quan trọng. Cách bạn tiếp cận việc giao dịch, hệ thống giao dịch bạn dùng, liệu bạn từ bỏ hay tiếp tục một sự nghiệp trường tồn và thành công, tất cả những điều này được xác định bởi Phản Hồi Sinh Học Thị Trường.

Hầu hết các nhà giao dịch cho phép Phản Hồi Sinh Học Thị Trường kiểm soát hoàn toàn kế hoạch tiếp cận việc giao dịch của họ, ngay cả khi không nhận ra rằng điều này đang xảy ra. Ví dụ, một số nhà giao dịch bắt đầu giao dịch các biểu đồ khung thời gian M5 và sau đó từ từ tăng lên các khung thời gian lớn hơn, như khung H4 hay khung D1. Tại sao các nhà giao dịch này làm vậy? Câu trả lời là do Phản Hồi Sinh Học Thị Trường. Các nhà giao dịch khác, sau vài giao dịch thua lỗ, sẽ từ bỏ một hệ thống giao dịch và tìm kiếm một hệ thống mới. Sự thay đổi này trong chiến lược giao dịch, một lần nữa, là do Phản Hồi Sinh Học Thị Trường. Các nhà giao dịch khác có thể giao dịch cùng hệ thống đó và sẽ trải nghiệm 7 giao dịch thua liên tiếp và vẫn tiếp tục, vì biết rằng sự sụt giảm vốn hiện tại đơn giản là một giai đoạn nhiễu. Phản Hồi Sinh Học Thị Trường là sự khác biệt giữa các nhà giao dịch từ bỏ một hệ thống giao dịch và tìm một hệ thống mới với các nhà giao dịch giữ sự tự tin bất chấp chuỗi giao dịch thua lỗ.

[maxbutton id=”6″ ]

Cách bạn phản ứng và phản hồi với một sự sụt giảm vốn hay lợi nhuận, hoặc thứ gì đó khác chính là thông tin đặc biệt giá trị. Cách dễ dàng nhất để xem xét Phản Hồi Sinh Học Thị Trường là ghi lại các suy nghĩ cũng như các giao dịch. Bạn có thể ghi lại giọng của bạn trước, trong và sau khi giao dịch. Bạn có thể chụp ảnh màn hình giao dịch trước, trong và sau khi thực hiện. Bạn cũng có thể ghi lại video của giao dịch trước, trong và sau với phần mềm quay phim màn hình.

Đây là các câu hỏi quan trọng cần trả lời khi bạn ghi lại Phản Hồi Sinh Học Thị Trường:

  • Thị trường đã chuyển động ra sao từ khi tôi mở giao dịch?
  • Nếu tôi nhìn vào thị trường bây giờ thì tôi có mở giao dịch ấy không?
  • Tôi cảm thấy thế nào về giao dịch của mình?
  • Bây giờ tôi thích gì ở giao dịch này?
  • Bây giờ tôi không thích gì ở giao dịch này?
  • Thang điểm từ 1 (quyết định sai) tới 10 (quyết định tuyệt vời), thì tôi sẽ chấm giao dịch này mấy điểm? ngược lại không?

Nếu bây giờ tôi không mở giao dịch này thì liệu tối có mở giao dịch Nếu bạn tự hỏi bản thân các câu hỏi này và ghi lại các câu trả lời trước, trong và sau khi giao dịch, bạn sẽ tạo nên một cơ sở dữ liệu về Phản Hồi Sinh Học Thị Trường cho cá nhân bạn – một công cụ vô giá.

Quan trọng hơn, bạn sẽ có được nhận thức sáng suốt về cách bạn phản ứng với thị trường. Hầu hết các nhà giao dịch sẽ giao dịch cả đời mà không nhận ra rằng Phản Hồi Sinh Học Thị Trường kiểm soát cách họ thích nghi và thay đổi khi là một nhà giao dịch. Bằng việc đơn giản là hiểu về Phản Hồi Sinh Học Thị Trường, bạn có thể hiểu cách bạn phản ứng với thị trường nói chung và cách bạn giao dịch, cụ thể là việc định hình kế hoạch giao dịch.

Phản Hồi Sinh Học Thị Trường là một lĩnh vực mà hầu hết các nhà giao dịch bỏ qua, hầu hết các nhà giao dịch hoàn toàn không chú ý đến quá trình này. Bằng cách chú ý đến Phản Hồi Sinh Học Thị Trường theo thời gian, bạn sẽ có thể chú ý và cuối cùng kiểm soát các hành vi giao dịch. Điều này sẽ cho phép bạn bước một bước lớn tới việc đạt được lợi nhuận ổn định, nhất quán.

[maxbutton id=”5″ ]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Main Menu